Thị trường bất động sản năm 2020 suy giảm cả giao dịch và nguồn cung
Do ảnh hưởng của tốc độ phát triển kinh tế vĩ mô, ách tắc việc cấp phép mới, tín dụng bất động sản bị siết chặt và sự suy giảm của các ngành dịch vụ.
Bất động sản giảm cả giao dịch và nguồn cung
Báo cáo của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản năm 2019 và những tháng đầu năm 2020 có xu hướng giảm thể hiện qua một số chỉ tiêu như: lượng giao dịch giảm hơn 40% so với năm 2018, nguồn cung dự án bất động sản giảm 10% so với năm 2018. Đặc biệt, trong những tháng cuối năm 2019 (giai đoạn quý 3, quý 4 năm 2019) các chỉ tiêu của thị trường đều giảm mạnh so với cùng kỳ các năm trước (lượng giao dịch bất động sản giảm hơn 70%, nguồn cung dự án mới giảm hơn 40% so với cùng kỳ 2018).
Nguyên nhân cơ bản là do ảnh hưởng của tốc độ phát triển kinh tế vĩ mô, ách tắc trong việc cấp phép mới dự án, tín dụng bất động sản bị siết chặt và sự suy giảm của các ngành dịch vụ – du lịch do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong những tháng đầu năm 2020. Dự báo, thị trường bất động sản năm 2020 sẽ gặp nhiều khó khăn và tiếp tục suy giảm so với những năm trước đây (sụt giảm cả về lượng giao dịch lẫn nguồn cung sản phẩm).
Tình trạng nguồn cung nhà ở trung cao cấp dư thừa trong khi rất thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp.
Tình trạng nguồn cung nhà ở trung cao cấp dư thừa trong khi rất thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp. Nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung, cao cấp (giá từ 25 triệu đ/m2 trở lên) chỉ chiếm khoảng từ 20% – 30% thị trường tùy từng địa phương, đô thị cụ thể và tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn; nhu cầu phân khúc nhà ở bình dân, giá thấp (dưới 25 triệu đ/m2) chiếm đến 70% – 80% thị trường nhưng nguồn cung hiện nay lại đang thiếu.
Tính đến hết quý 1 năm 2020, giá bất động sản tại một số địa phương có thị trường bất động sản phát triển có biến động, tuy nhiên mức độ biến động không lớn. Cụ thể: Tại TP. Hà Nội giá căn hộ chung cư tăng khoảng 1,02% so với cùng kỳ năm 2019, đối với nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 3,82% so với cùng kỳ năm 2019. Tại TPHCM giá căn hộ chung cư tăng khoảng 3,50% so với cùng kỳ năm 2019, đối với nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 8,36% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong năm 2019 có xuất hiện tình trạng giá đất nền tăng cao trong thời gian ngắn tại một số địa phương, tình trạng xuất hiện một số dự án không đủ cơ sở pháp lý được thực hiện giao dịch, mua bán. Tình trạng này tuy chưa ảnh hưởng lớn nhưng là nguy cơ gây bất ổn đối với thị trường bất động sản và ảnh hưởng đến an ninh kinh tế và trật tự an toàn xã hội.
Video đang HOT
Trước tình hình giao dịch đất nền nêu trên, với trách nhiệm quản lý nhà nước về thị trường bất động sản, quản lý đất đai trên địa bàn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có sự xuất hiện của các dự án tự phát, chưa đủ điều kiện kinh doanh đã có những biện pháp tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh các hành vi vi phạm quy định pháp luật; công khai thông tin quy hoạch, các khu vực, các dự án chưa đủ điều kiện để người dân biết tránh bị lừa đảo, ổn định thị trường đất đai, ổn định thị trường bất động sản tại các khu vực nêu trên; đồng thời cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra, điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Các dự án nhà ở xã hội vẫn “khát vốn”
Cơ cấu hàng hóa bất động sản, nhất là nhà ở tại Hà Nội và TPHCM đã được điều chỉnh theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Thị trường dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị.
Trong thời gian qua, có nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng, dự án đa năng kết hợp lưu trú và nghỉ dưỡng được cấp phép, nguồn cung loại hình bất động sản này tương đối lớn và đa dạng. Trong khi đó, hệ thống pháp luật liên quan đến các loại hình bất động sản mới (condotel, officetel…) chưa đầy đủ tiềm ẩn rủi ro cho cả nhà đầu tư và người mua.
Thị trường bất động sản 2020 sụt giảm cả về lượng giao dịch lẫn nguồn cung sản phẩm. (Ảnh minh họa: KT)
Giá bất động sản, nhất là giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân (theo cách đánh giá chung hiện nay: giá nhà ở là hợp lý nếu lợi nhuận cho thuê đạt xấp xỉ lãi suất tiền gửi ngân hàng). Giới đầu cơ bất động sản vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị… để đẩy giá lên cao thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường.
Hệ thống thông tin về thị trường bất động sản hiện nay chưa hoàn toàn đầy đủ và đồng bộ để đáp ứng nhu cầu công tác quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương về lĩnh vực bất động sản.
Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, quản lý sử dụng đất đai, giao dịch bất động sản vẫn chưa được thường xuyên, liên tục. Việc kiểm soát thị trường bất động sản của các cơ quan nhà nước chưa hiệu quả, nhất là tại các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.
Các quy định của pháp luật về đối tượng cần hỗ trợ về nhà ở xã hội ngày càng mở rộng, trong khi nguồn lực về vốn còn rất hạn chế không đáp ứng được nhu cầu. Thu nhập của các hộ thu nhập thấp tuy đã được cải thiện, nâng cao từng bước nhưng còn thấp, rất khó khăn trong việc chi trả chi phí nhà ở, kể cả trường hợp đã được Nhà nước hỗ trợ một phần.
Việc phối hợp giữa các bộ, ngành đôi khi còn chưa chặt chẽ, có chính sách chưa được hướng dẫn triển khai kịp thời. Không ít các địa phương chưa quan tâm đúng mức đến phát triển nhà ở xã hội; chưa tích cực xây dựng cơ chế ưu đãi thêm để phát triển nhà ở xã hội thuộc thẩm quyền để thu hút các doanh nghiệp tham gia; chưa tích cực hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào các dự án nhà ở xã hội từ nguồn ngân sách địa phương.
Sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng theo quy định tại Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ đã giải ngân hết, từ cuối tháng 12/2016 đến nay, việc triển khai chương trình nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã bị ách tắc. Vì không có nguồn vốn để tiếp tục cho vay nên hầu hết các dự án nhà ở xã hội đang triển khai bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công (221 dự án), trong đó có một số chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội có nhu cầu xin chuyển đổi sang dự án nhà ở thương mại. Số lượng nhà ở xã hội hoàn thành, đưa vào sử dụng trong thời gian gần đây rất hạn chế.
Việc cân đối nguồn vốn ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn do Chương trình hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội không thuộc danh mục các chương trình ưu tiên sử dụng vốn ngân sách Trung ương tại Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020./.
Bất động sản nhiều cơ hội sớm phục hồi hậu Covid-19
TP Hồ Chí Minh đã chuẩn bị và sẵn sàng tâm lý cho những ngày hoạt động trở lại sau dịch bệnh Covid-19. Theo đó, bất động sản (BĐS) cũng có những động thái nhanh nhạy và rõ rệt. Dù phải đối diện nhiều thách thức, song thị trường vẫn có những điểm tựa và cơ hội tích cực để sớm phục hồi.
Các chủ đầu tư, đơn vị môi giới và nhà đầu tư cá nhân đều đã có những bước chuẩn bị để nắm bắt cơ hội của thị trường BĐS thời hậu Covid-19.
Đối diện nhiều thách thức
Theo dự báo của bộ phận R&D DKRA Vietnam, đến Quý II/2020 thị trường BĐS Nhà ở TP Hồ Chí Minh sẽ đón nhận thêm khoảng 2.000 - 2.500 căn hộ và khoảng 400 - 500 căn nhà phố/biệt thự. Lũy kế đến cuối năm 2020, nguồn cung căn hộ có thể lên đến 15.000 - 20.000 căn, bằng khoảng 60 - 70% nguồn cung của năm 2019. Với số lượng nguồn cung mới thấp hơn nhiều so với năm ngoái, thị trường khó có thể đáp ứng nhu cầu nhà ở và đầu tư BĐS vốn luôn rất cao.
Bên cạnh đó, mức giá BĐS cũng khó đoán định trong khi thị trường nghi ngờ có hiện tượng giảm giá, cắt lỗ,... Thực tế, chưa có nhiều giao dịch để ghi nhận việc bán tháo BĐS đang diễn ra. Ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc bộ phận R&D DKRA Vietnam chia sẻ: Mức giá sơ cấp từ chủ đầu tư trong Quý I/2020 không có nhiều thay đổi so với quý trước. Tuy nhiên, sự hạn chế của nguồn cung trong giai đoạn thị trường bình ổn trở lại sẽ là áp lực gây biến động giá BĐS.
Thách thức tiếp theo của thị trường là sức mua sụt giảm trong bối cảnh mức tăng trưởng kinh tế cũng đang giảm. Các giao dịch sơ cấp và thứ cấp thực tế không nhiều, chủ yếu là giao dịch của những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính lớn, không phụ thuộc vào dòng tiền trong ngắn hạn. Đồng thời, các yếu tố về kinh tế vĩ mô như giá vàng, tỷ giá hối đoái, lãi suất, tín dụng, lạm phát, tăng trưởng GDP,... cũng tác động vừa trực tiếp, vừa gián tiếp đến thị trường BĐS.
Điểm tựa thị trường
Cùng với những thách thức, thị trường luôn tồn tại các yếu tố tích cực làm điểm tựa để phục hồi và sôi động trở lại. Trước hết là các dự báo về sức tăng trưởng mạnh của nền kinh tế trong năm 2021 theo nhận định của IMF và World Bank. Qua đó, nửa cuối năm 2020 sẽ là giai đoạn chuẩn bị và đón đầu.
Mặt khác, làn sóng dịch chuyển đầu tư vào nhà máy, công xưởng khi Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư thay thế hàng đầu. Từ đây, dòng FDI sẽ tiếp tục đổ vào thị trường Việt Nam, kéo theo sự hưởng lợi của BĐS công nghiệp, BĐS nhà ở, logistic, du lịch... Các chương trình đầu tư hạ tầng, chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và kịp thời thúc đẩy phát triển các lĩnh vực BĐS, tài chính, tiêu dùng,...
Bên cạnh đó, những báo cáo gần đây cũng ghi nhận mức tăng trưởng của tầng lớp thu nhập trung bình (middle income) và người giàu mới ở Việt Nam đang thuộc top đầu Châu Á và thế giới. Thực tế, trong giai đoạn năm 2015 - 2019, khi thị trường phát triển, một bộ phận người có thu nhập tăng cao đã tích lũy sẵn lượng tiền nhàn rỗi. Do đó, thời điểm này họ không bị phụ thuộc vào biến động của thị trường mà có thể chủ động tiếp cận nhiều cơ hội lựa chọn BĐS. Dù nguồn cung chưa thật sự dồi dào, nhưng các chủ đầu tư, đơn vị môi giới và nhà đầu tư cá nhân đều đã có những bước chuẩn bị kế hoạch phát triển để nhanh chóng thích ứng với biến động. Đặc biệt, những chủ đầu tư sẽ tích cực đưa ra nhiều chương trình bán hàng hấp dẫn khách mua.
Cùng với các dấu hiệu tích cực của thị trường chứng khoán, BĐS cũng cho thấy nhiều tín hiệu khả quan bởi sự tác động lẫn nhau giữa 2 thị trường này. Ngoài ra, kinh tế 4.0 cũng được thể hiện rõ rệt trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua với sự đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong các hoạt động kinh tế và đời sống.
Thừa nhà cao cấp, thiếu nhà ở xã hội: Nghịch lý do đâu? Bộ Xây dựng nhận định thị trường bất động sản năm 2020 sẽ gặp nhiều khó khăn và tiếp tục sụt giảm cả về lượng giao dịch lẫn nguồn cung sản phẩm, nhất là nhà ở xã hội, nhà thương mại giá thấp... Ảnh minh họa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam ) Theo báo cáo hoạt động chất vấn chuyên đề gửi tới Quốc hội...