Thị trường bất động sản Hà Nội: “Nóng” ở phía Tây!
Khu vực phía Tây tiếp tục dẫn đầu nguồn cung căn hộ là thông tin được ghi nhận tại cuộc họp báo tổng quan thị trường bất động sản quý III/2016 do Công ty TNHH CBRE Việt Nam tổ chức ngày 4/10 tại Hà Nội. Theo báo cáo của hãng nghiên cứu này, phân khúc cao cấp tiếp tục là một điểm sáng với tốc độ tăng trưởng ấn tượng.
Phía Tây tiếp tục “ nóng” – Căn hộ sang tiếp tục “sáng”
Theo báo cáo thị trường quý III/2016 mới đây của CBRE, thị trường bất động sản Hà Nội ghi nhận nguồn cung hơn 6.800 căn hộ mới được mở bán từ 16 dự án, tăng 14% so với quý trước. Trên bình diện cả thị trường, khu vực phía Tây đang là khu vực dẫn đầu về nguồn cung khi chiếm tới 36% số lượng căn hộ mở bán mới.
Thị trường căn hộ tại Hà Nội sôi động trong 3 quý đầu 2016 (Nguồn số liệu: CBRE)
Theo lý giải của các chuyên gia, việc phía Tây Hà Nội tiếp tục dẫn đầu về mức tăng trưởng là điều đã được dự báo từ cách đây nhiều năm. Cụ thể, sự phát triển của phía Tây đã bắt đầu từ khi Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội vào năm 2008. Theo quy hoạch của Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của Thủ đô Hà Nội, khu vực phía Tây tính từ đường vành đai 4 được xác định là đô thị hạt nhân – đầu não của các trung tâm chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục chất lượng cao.
Chính vì vậy, Tây Hà Nội với hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng bài bản đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều “đại gia” trong lĩnh vực địa ốc khiến tốc độ đô thị hóa ở khu vực này diễn ra chóng mặt. Có thể kể tên một số “ông lớn” uy tín “Tây tiến” về khu vực này như Vinhomes với Vinhomes Thăng Long, Vinhomes Gardenia hay D’.Capitale – dự án “đình đám” quy tụ 3 thương hiệu hàng đầu Việt Nam hiện nay là Vinhomes – Tân Hoàng Minh – Techcombank.
Báo cáo của CBRE cũng chỉ ra rằng: phân khúc cao cấp cũng tăng lên đáng kể với tốc độ tăng trưởng trung bình quý là 13%, nâng tổng số căn hộ cao cấp đã bán trong 3 quý qua đạt xấp xỉ 14.200 căn. Không chỉ vậy, mức giá của phân khúc này còn tăng trung bình tới 8% trong khi tốc độ tăng trưởng của phân khúc trung cấp chỉ đạt 6%.
“Chọn mặt gửi vàng” ở đâu?
Video đang HOT
Theo đánh giá của các hãng nghiên cứu CBRE và Jones Lang LaSalle (JLL), trong quý IV/2016, thị trường được dự đoán sẽ tiếp tục diễn biến khả quan tiếp nối đà tăng trưởng từ các quý trước. Nhiều dự án sẽ tiếp tục ra hàng trong quý cuối năm và nằm rải rác tại các khu vực đang phát triển trong thành phố.
Chính vì vậy, đây là thời điểm tốt để các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư của mình, đặc biệt là các quyết định đầu tư vào khu vực phía Tây Thủ đô và phân khúc cao cấp – những khu vực và phân khúc đang rất “nóng” trong thời gian qua. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản cũng lưu ý các nhà đầu tư nên “chọn mặt mà gửi vàng” bởi hiện nay gần như dự án nào cũng tự gắn mác “cao cấp” dù thực sự không đạt chuẩn.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nhà đầu tư nên tìm hiểu thật kỹ thông tin về dự án và lựa chọn các chủ đầu tư uy tín để tránh đặt niềm tin nhầm chỗ.
Với các phân tích ở trên, không quá khó hiểu khi D’.Capitale, dự án dù chỉ mới ra mắt và mở bán cuối Quý III – đầu quý IV/2016 đã trở thành lựa chọn của rất nhiều khách hàng yêu thích cuộc sống đẳng cấp, tiện nghi mà lại không ồn ào, náo nhiệt vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, D’.Capitale sở hữu một vị trí “kim cương” khi nằm ở trung tâm khu vực phía Tây Hà Nội – trung tâm mới của Thủ đô. Nói một cách khác, D’.Capitale nằm ở vị trí “Thủ đô của Thủ đô” như chính tên gọi của dự án (D’.Capitale trong tiếng Pháp nghĩa là thủ đô). Vị thế đắc địa sẽ giúp cho cư dân D’.Capitale tiết kiệm thời gian di chuyển khi chỉ mất 30 phút tới quận Hoàn Kiếm hay sân bay Nội Bài…
Trung tâm thương mại Vincom 6 tầng sẽ là tâm điểm vui chơi giải trí của khu vực
Thứ hai, D’Capitale là dự án hợp tác của 3 “đại gia khủng” là Tân Hoàng Minh, Vinhomes và Techcombank. Thông thường, chỉ một cái tên nào trong bất kỳ 3 thương hiệu hàng đầu trên cũng khiến cả thị trường “dậy sóng” nhưng D’.Capitale lại là sự cộng hưởng khi không chỉ là sự quy tụ của 3 thương hiệu mà còn là sự kết hợp hài hòa bổ trợ lẫn nhau, mỗi doanh nghiệp một điểm mạnh, cùng chung tay xây dựng dự án. Sắp tới, chủ đầu tư sẽ mở bán 2 tòa đầu tiên của dự án là C1 và C6 với rất nhiều lựa chọn căn hộ từ 1 phòng ngủ đến 3 phòng ngủ. Khách hàng được hỗ trợ vay vốn 70% giá trị căn hộ không lãi suất cho tới khi nhận được thông báo bàn giao căn hộ. Khách không có nhu cầu vay vốn, dùng vốn sẵn có thanh toán đúng tiến độ sẽ được ưu đãi 5% giá trị căn hộ. Khách thanh toán sớm còn được ưu đãi từ 8 – 12% giá trị căn hộ.
V. Hiền
Theo Dantri
Thị trường bất động sản: Đổ dồn phân khúc cao cấp
'Rất có nguy cơ thị trường sẽ quay lại kịch bản khủng hoảng những năm 2010 nếu thị trường vẫn phát triển tự phát và không được định hướng như hiện nay', nguyên Thứ Trưởng Nguyễn Trần Nam nhận định.
Báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) cho biết, 6 tháng đầu năm 2016 thị trường BĐS đã xuất hiện nhiều tiềm ẩn gây bất ổn. Các giao dịch chững lại, có dấu hiệu lệch pha sang phân khúc BĐS cao cấp trong khi thiếu sản phẩm căn hộ bình dân quy mô vừa và nhỏ, có giá bán vừa túi tiền, các chuyên gia về BĐS cũng đánh giá là thị trường đang chững lại so với năm 2015 khi lượng căn hộ mở bán mới và lượng giao dịch sụt giảm.
Thị trường BĐS đã xuất hiện nhiều tiềm ẩn gây bất ổn.
Các chuyên gia BĐS cho rằng: Khi nguồn cung căn hộ cao cấp quá cao khiến lượng giao dịch không thể theo kịp với nguồn cung mới mỗi quý. Trong khi đó, người mua chủ yếu đa phần là nhà đầu tư, nhu cầu mua thực để định cư có vẻ đã chững lại. Do đó, các chuyên gia lo ngại về tính bất ổn cho thị trường cũng gia tăng dần.
Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: "Ở Việt Nam số người có thu nhập tốt, ở nhà cao cửa rộng chỉ chiếm 20%, 80% là những người có thu nhập vừa và thấp. Tuy nhiên, hiện nay thị trường đang mất cân đối cung cầu, thiếu căn hộ giá rẻ và trung bình, thừa căn hộ cao cấp".
Có thể, nguyên nhân khiến nhiều chủ đầu tư lựa chọn phát triển dòng sản phẩm này là lợi nhuận đầu tư vào phân khúc cao cấp cao hơn, hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Dù nguồn cung trên thị trường đã rất cao nhưng tâm lý của các chủ đầu tư trên thị trường đều tự tin sản phẩm của mình sẽ bán được. Chính điều này khiến nguồn cung căn hộ cao cấp vẫn tiếp tục tăng mạnh trong khi sức mua của thị trường thì có hạn.
Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Ông Nam nhấn mạnh: "Rất có nguy cơ thị trường sẽ quay lại kịch bản khủng hoảng những năm 2010 nếu thị trường vẫn phát triển tự phát và không được định hướng như hiện nay".
"Bài học 2010-2011 khủng hoảng BĐS chúng ta đã thấy rất rõ. Thời điểm đó cả nước có gần 4.000 dự án BĐS, trong đó có rất ít dự án nhà ở xã hội và thu nhập thấp. Chính vì thế gây ra tình trạng tồn đọng hàng hóa, tiền không quay được về ngân hàng, sản phẩm vật tư không đưa vào được sử dụng, các khu đô thị bỏ hoang, lãng phí nguồn lực xã hội", ông Nam cho biết.
Theo báo cáo của tập đoàn quản lý đầu tư và dịch vụ chuyên nghiệp Jones Lang LaSalle (JLL), trong 6 tháng đầu năm 2016, thị trường BĐS toàn cầu có nhiều dấu hiệu không mấy khả quan. Bên cạnh thanh khoản sụt giảm, hoạt động đầu tư bất động sản nhiều khu vực cũng suy yếu trong hai quý đầu năm nay và được dự đoán sẽ tiếp tục giảm trong vòng 6 tháng tiếp theo. JLL ước tính khối lượng giao dịch toàn cầu năm 2016 sẽ đạt khoảng 600 tỷ USD, thấp hơn 15% so với mức 704 tỷ USD của năm 2015.
Lượng giao dịch bất động sản tại châu Mỹ giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương đã hứng chịu những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý. Giao dịch giảm xuống mức 22 tỷ USD, thấp hơn 28% so với cùng kỳ do sự sa sút ở thị trường Trung Quốc và Nhật với tỷ lệ lao dốc lần lượt là 39% và 20%.
Lượng giao dịch bất động sản tại châu Âu trong quý II lại đi ngược với xu hướng suy giảm toàn cầu. Song, khối lượng giao dịch trong 2 quý đầu năm vẫn rớt 9%, chủ yếu xuất phát từ Anh vì lượng giao dịch bất động sản tại thị trường này giảm 32% so với quý II/2015.
Trước tình hình bất ổn của thị trường BĐS, trong thời gian tới, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ có kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ, đồng thời phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước để có những hành động cụ thể để cảnh báo các khuynh hướng lệch lạc, đồng thời định hướng các doanh nghiệp tập trung vào phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô nhỏ, giá thấp để làm cho thị trường cân bằng hơn và đáp ứng đúng nhu cầu và khả năng thanh toán của người dân.
Theo_Người Đưa Tin
Coi chừng bong bóng bất động sản quay lại Ngày 13/10, UBND TPHCM đã làm việc với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan về Đề án phát triển thị trường bất động sản TPHCM giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo chuyên gia, đề án chỉ mới nhằm mục tiêu phục vụ cho quản lý nhà nước, trong khi cái cần...