Thị trường bất động sản ‘đón sóng’ từ TPP

Theo dõi VGT trên

Đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương ( TPP) đã kết thúc vào tháng 10/2015. Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, TPP sẽ có những tác động tích cực lên thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam do nhu cầu về BĐS khu công nghiệpvăn phòng được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh cùng với sự gia tăng về nhu cầu nhà ở, căn hộ cho các chuyên gia nước ngoài.

Thị trường bất động sản đón sóng từ TPP - Hình 1

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Đón đầu xu thế

TPP được kỳ vọng sẽ mở cửa lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Theo đó, các công ty nước ngoài ở nhiều lĩnh vực khác nhau có thể sẽ đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam. Công ty nghiên cứu thị trường CBRE cho biết, việc các công ty nước ngoài thành lập hoặc đặt chi nhánh tại Việt Nam sẽ làm gia tăng nhu cầu về mặt bằng văn phòng tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, nguồn cung văn phòng chất lượng cao tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chưa nhiều, đây là cơ hội cho các chủ đầu tư văn phòng có thể điều chỉnh kế hoạch phát triển của mình nhằm hướng đến phân khúc khách hàng này.

Bên cạnh đó, các công ty, các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam làm tăng nhu cầu về căn hộ cho thuê và căn hộ để bán. Cùng với việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, lao động sẽ được tự do dịch chuyển trong khu vực thì nhu cầu về nhà ở sẽ còn tăng thêm. Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS quy định nới rộng quyền mua nhà cho người nước ngoài và Việt kiều tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, đặc biệt khi giá nhà tại Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực.

Mặt khác, các chuyên gia nước ngoài được kỳ vọng sẽ lưu trú và làm việc tại Việt Nam nhiều hơn khi TPP và các FTA của Việt Nam với các nước chính thức có hiệu lực.Để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đã tăng cường mở rộng quy mô. Theo đó, Hiệp hội BĐS cho biết, trong 10 tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014: Số doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực BĐS tăng 78,7%; doanh nghiệp giải thể giảm 30%; doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động giảm khoảng 7,2%.

Theo bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng Bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Việt Nam, trong thời gian tới, khi TPP được thực thi sẽ tác động tích cực rất nhiều đến các phân khúc của thị trường BĐS. Điển hình như phân khúc BĐS khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Cơ hội phát triển cho thị trường BĐS

Sự dịch chuyển của làn sóng đầu tư từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam, đã tạo điều kiện cho Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới sau năm 2015 nhờ chi phí nhân công thấp và nằm trong khu vực lưu thông hàng hải huyết mạch giữa châu Âu và châu Mỹ. Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do với EU, Hàn Quốc, Nga và TPP… sẽ giúp gỡ bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan xuất nhập khẩu, là lợi ích vô cùng quan trọng của các nhà sản xuất quốc tế. Với làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam, thị trường đất khu công nghiệp sẽ khởi sắc trong thời gian tới. Việt Nam đang trở thành điểm đến của các nhà đầu tư, nên trong phân khúc BĐS, đối với các khu công nghiệp, đất đai và nhà xưởng cho thuê có nhu cầu khá cao.

Video đang HOT

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc đầu tư Công ty Savills Việt Nam cho rằng, TPP với mục tiêu xóa bỏ thuế suất các mặt hàng giữa những nước thành viên là nhân tố quan trọng giúp thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, thu hút các tập đoàn chuyển hướng từ các nước sở tại sang đặt nhà máy, văn phòng và cơ sở kinh doanh ở Việt Nam. Qua đó, nhu cầu về BĐS khu công nghiệp và văn phòng được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ cùng với sự gia tăng nhu cầu nhà ở, căn hộ cho các chuyên gia nước ngoài.

Theo chuyên gia Công ty CBRE Việt Nam, tác động của TPP lên thị trường BĐS địa phương không lớn như các ngành công nghiệp nhưng nhu cầu của các ngành liên quan đến BĐS như khu công nghiệp, nhà kho, ngành hậu cần sẽ tăng lên.Mặt khác, nhu cầu về văn phòng và nhà ở dự kiến cũng sẽ tăng lên để đáp ứng yêu cầu thuê mặt bằng, chỗ ở của các công ty và người nước ngoài.

Đối với phân khúc văn phòng và nhà ở, CBRE nhận định, việc tăng cường đầu tư nước ngoài và nhu cầu phát triển cho các công ty nước ngoài thành lập tại Việt Nam sẽ làm gia tăng nhu cầu về mặt bằng văn phòng tiêu chuẩn quốc tế, nhất là khi nguồn cung văn phòng chất lượng cao tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang khan hiếm, cũng như tăng nhu cầu đối với căn hộ dịch vụ, căn hộ cho thuê, thậm chí căn hộ để bán.

Theo Tổng Giám đốc Công ty TNHH Jones Lang LaSale Việt Nam, Stephen Wyatt đánh giá, với lợi thế năng suất lao động cao và chi phí nhân công thấp TPP sẽ tạo động lực thúc đẩy Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới trong tương lai.

Đại diện Công ty TNHH Jones Lang LaSalle Việt Nam cho rằng, trong 1 năm qua, hoạt động M&A tại Việt Nam diễn ra khá sôi động và đang tiếp tục xu hướng tăng. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh có thể kể đến tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) đầu tư vào dự án Celadon City (quận Tân Phú), quỹ Creed Group (Nhật Bản) đầu tư vào An Gia để phát triển dự án tại quận 7, quận Tân Bình.

Nâng cao khả năng cạnh tranh

Bên cạnh những tác động tích cực mà TPP đem lại cho thị trường BĐS, nhiều chuyên gia cũng lo ngại TPP sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh quyết liệt, đồng nghĩa với xu hướng tất yếu là mua bán, sáp nhập (M&A). Đồng thời, thị trường BĐS Việt Nam cũng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các nhà đầu tư nước ngoài. Khi TPP và các hiệp định FTA có hiệu lực thì dòng vốn nước ngoài sẽ đầu tư nhiều hơn vào thị trường, kèm theo đó là nhiều quy chuẩn quốc tế về kinh doanh từ Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN… Vì vậy, để khắc phục sự yếu thế về vốn, các doanh nghiệp BĐS trong nước không có sự lựa chọn nào khác là phải nỗ lực hơn nữa để cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài.

Các chuyên gia cho rằng, những tác động mạnh mẽ của TPP đến nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS Việt Nam nói riêng sẽ xuất hiện rõ nét hơn trong vòng 5 năm tới. Vì vậy, những tác động tích cực từ hiệp định này tới thị trường BĐS Việt Nam chưa thể phát huy hiệu quả ngay. Nguồn cầu các phân khúc BĐS từ khách nước ngoài vào thị trường trong thời gian tới cũng chưa nhiều. Bởi vậy, các doanh nghiệp BĐS trong nước cũng nên cân nhắc khi đầu tư để tránh dư thừa nguồn cung.

Theo Tạp Chí Tài Chính

TPP tác động đến ngành ngân hàng: Rủi ro đến từ dòng vốn ngoại

Sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đạt được thỏa thuận bước đầu, nhiều doanh nghiệp Việt đang đứng trước cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh. Nhưng đằng sau cơ hội này cũng tồn tại không ít rủi ro.

"Hiệp định của thế kỷ 21" đã kết thúc giai đoạn đàm phán vào ngày 5/10 vừa qua. Trong đó, các vấn đề liên quan đến tài chính, ngân hàng cũng đã được xem xét cụ thể. Tuy chỉ tác động gián tiếp nhưng với quy mô rất lớn, ngành tài chính ngân hàng sẽ có nhiều ảnh hưởng.

TPP tác động đến ngành ngân hàng: Rủi ro đến từ dòng vốn ngoại - Hình 1

Các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xuất hiện nhiều "sóng" lớn

Hiến chương về dịch vụ tài chính của TPP vẫn chưa được công bố chi tiết nhưng có thể thấy đây là một khía cạnh mà 12 thành viên của TPP rất cẩn thận suy xét để vừa bảo đảm mang đến lợi ích tổng thể cho nền kinh tế nhưng cũng vừa bảo vệ phần nào hệ thống tài chính nước nhà trước sức ép cạnh tranh mới, nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Chính vì thế, ngành tài chính Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục chứng kiến các thay đổi lớn khi TPP bắt đầu có hiệu lực. Thủ tục hành chính được đánh giá sẽ có sự thay đổi khá lớn. Đó chính là cơ chế cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể khởi kiện chính phủ các quốc gia sở tại nơi mình hoạt động nếu họ cảm thấy chính phủ quốc gia này đưa ra các quy định bất hợp lý, trái với TPP và gây thiệt hại cho họ, nhà đầu tư nước ngoài (cơ chế ISDS). Do đó, các quyết định mang nhiều tính hành chính các bộ, ngành thực hiện trong nhiều năm nay sẽ phải được tính toán và xem xét rất cẩn trọng trước khi đưa ra, đặc biệt nếu các quyết định ấy ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

Cùng với đó, các nước có đưa ra cam kết không phá giá đồng nội tệ của mình để mang lại lợi thế cạnh tranh khi tham gia vào TPP. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam hiện nay. Cơ chế thực thi cam kết này như thế nào chưa được công bố, nhưng có thể nói các chính sách về điều hành tỷ giá của NHNN trong các năm tới sẽ theo các chuẩn mực chung của các nước thành viên TPP. Đi kèm với thách thức thì đây cũng là cơ hội lớn cho hệ thống ngân hàng, kể cả trong và ngoài nước. Các ngân hàng sẽ có cơ hội cải thiện mạnh mẽ doanh thu hoạt động nhờ tài trợ cho các hoạt động thương mại gia tăng giữa các thành viên TPP.

Ngoài thủ tục hành chính, cam kết không phá giá đồng nội tệ thì một trong những thay đổi lớn nhất về ngành tài chính ngân hàng nước ta có lẽ phải kể đến việc TPP sẽ cho phép các tập đoàn tài chính nước ngoài bán dịch vụ của mình sang thị trường các quốc gia thành viên khác mà không cần phải thành lập chi nhánh tại đó.

Điều này đồng nghĩa với việc, sau khi cho phép các ngân hàng nước ngoài thành lập ngân hàng con (có vốn 100% nước ngoài) theo thỏa thuận khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giờ đây Việt Nam nhiều khả năng sẽ chứng kiến nhiều sản phẩm đa dạng hơn của các ngân hàng ngoại tại Việt Nam mà không cần nhìn thấy cơ sở hoạt động của họ tại Việt Nam.

Dĩ nhiên, về khía cạnh kinh doanh, điều này sẽ cho phép các ngân hàng ngoại tiết giảm chi phí để từ đó sẽ đưa những sản phẩm tiết kiệm và vay vốn hấp dẫn tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra, TPP cũng quy định dỡ bỏ một số quy định hạn chế đối với các ngân hàng ngoại tại Việt Nam như quy định các ngân hàng ngoại chỉ được phép mở một văn phòng tại mỗi tỉnh...

Điều này sẽ tạo ra sức ép rất lớn cho các ngân hàng nội, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, tuy nhiên, việc này cũng mang đến một dòng chảy vốn lớn từ các ngân hàng ngoại vào Việt Nam, nơi mà quy mô hoạt động của các đơn vị này vẫn còn rất khiêm tốn.

Không phụ thuộc quá nhiều vào vốn ngoại

Như đã phân tích ở trên, sau khi gia nhập TPP, thị trường tài chính sẽ nhộn nhịp, năng động. Điều này có được do lưu thông tiền tệ trong các nước TPP thuận lợi, tỷ giá ổn định sẽ giúp dòng tiền đầu tư trực tiếp và gián tiếp đổ vào Việt Nam... dẫn tới nền sản xuất trong nước tăng trưởng mạnh, xuất khẩu cũng sẽ tăng mạnh.

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu, khi vào TPP, chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn mới, trong đó nhu cầu vốn càng ngày càng tăng. Muốn cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu và phát triển thì vấn đề vốn luôn là trọng tâm. Để chuẩn bị cho việc nắm bắt cơ hội từ những hiệp định như TPP, vấn đề quan trọng của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp là phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh...

Cũng theo TS. Hiếu thì hiện tại, điều mà nhiều ngân hàng Việt Nam còn đang thiếu là nguồn vốn trung và dài hạn. Trong khi đó, vì các ngân hàng nước ngoài rất trường vốn, có những dòng vốn trung, dài từ các quỹ đầu tư, từ thị trường vốn dồi dào và chi phí thấp, nên nhiều khả năng các ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt với một sự cạnh tranh rất lớn.

Ngoài ra, thị trường TPP là tự do, không chỉ về thương mại xuất nhập khẩu mà cả về tài chính. Như vậy, các ngân hàng nước ngoài họ có thể cho các doanh nghiệp ở Việt Nam vay, nếu chứng minh được khả năng. Do đó, hiện tượng tự do hóa trong TPP sẽ trở thành hiện tượng tự do hóa trong ngành tài chính Việt Nam và những quy định về tỷ giá, chính sách về tỷ giá có lẽ sẽ có nhiều thay đổi trong giai đoạn 5-10 năm tới.

Trong trường hợp nếu các ngân hàng Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp hay lãi suất cao hơn các ngân hàng nước ngoài thì các doanh nghiệp sẽ không sử dụng ngân hàng truyền thống nữa mà thay vào đó họ sẽ sử dụng vay vốn ngoại để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Chia sẻ với báo chí, TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, cho biết nếu phụ thuộc quá nhiều vào vốn ngoại dẫn đến sự bất ổn cho nền kinh tế. Cộng với đó, với tỷ lệ nợ nước ngoài (cả nợ công và nợ tư nhân) ngày một tăng lên của Việt Nam, cộng với tầm quan trọng của tỷ trọng FDI trên cán cân thanh toán và sự mở cửa hơn nữa của thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng ta đang ngày càng phụ thuộc vào vốn ngoại. Trong bối cảnh đó, khi thị trường tài chính toàn cầu gặp những cú sốc lớn khiến dòng vốn quốc tế biến động mạnh, nền kinh tế Việt Nam sẽ càng dễ tổn thương.

Một cú sốc khiến vốn ngoại ngưng vào hoặc chảy ra sẽ tác động khó lường tới sức ép phá giá ngoại tệ và sự ổn định của hệ thống tài chính. Ngược lại, sự đổ vào nhanh chóng của vốn ngoại sẽ làm tăng bong bóng bất động sản, tài sản tài chính và đẩy giá tiền đồng lên như những gì đã diễn ra trong giai đoạn 2006-2008.

Cũng theo ông Tuấn thì khối doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa ở Việt Nam phải có nội lực đủ lớn, thì khi vốn ngoại có rút đi, vốn nội cũng có thể thay thế, mua lại tài sản vốn ngoại bán ra để giảm sốc cho nền kinh tế.

Theo Người tiêu dùng

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bố chồng chia thừa kế nhưng lại ép tôi ký giấy khước từ tài sản, tôi đưa ra 2 thứ khiến nhà họ tái mặt, run rẩyBố chồng chia thừa kế nhưng lại ép tôi ký giấy khước từ tài sản, tôi đưa ra 2 thứ khiến nhà họ tái mặt, run rẩy
05:27:25 13/04/2025
Chị Đẹp Concert "hài nhạt" từ đầu đến cuối: Giao lưu tới đâu khán giả "cảm lạnh" tới đó, cuối cùng "phải cười" vì.... lỗi từ BTCChị Đẹp Concert "hài nhạt" từ đầu đến cuối: Giao lưu tới đâu khán giả "cảm lạnh" tới đó, cuối cùng "phải cười" vì.... lỗi từ BTC
06:20:04 13/04/2025
Tài khoản bỗng dưng nhận được 3,5 tỉ đồng, người phụ nữ vội báo công anTài khoản bỗng dưng nhận được 3,5 tỉ đồng, người phụ nữ vội báo công an
06:50:55 13/04/2025
Gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quảGia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả
07:05:13 13/04/2025
Đang đứng tránh tàu hỏa, nam thanh niên bất ngờ bị đánh nhập viện cấp cứuĐang đứng tránh tàu hỏa, nam thanh niên bất ngờ bị đánh nhập viện cấp cứu
06:54:07 13/04/2025
CĂNG: Ảnh cận vết rách da của Sơn Tùng khi bị khán giả "tấn công" giữa sân khấuCĂNG: Ảnh cận vết rách da của Sơn Tùng khi bị khán giả "tấn công" giữa sân khấu
06:09:02 13/04/2025
Bắt kẻ hiếp dâm, cướp tài sản trong vườn điềuBắt kẻ hiếp dâm, cướp tài sản trong vườn điều
06:47:47 13/04/2025
Báo Hàn gay gắt: "Lời xin lỗi của Kim Soo Hyun nên nhờ ngôi sao này viết hộ"Báo Hàn gay gắt: "Lời xin lỗi của Kim Soo Hyun nên nhờ ngôi sao này viết hộ"
06:05:31 13/04/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Phim Việt chưa chiếu đã được hóng cực độ: 2 Anh Trai lột xác quá gắt, nữ chính xinh lung linh

Phim Việt chưa chiếu đã được hóng cực độ: 2 Anh Trai lột xác quá gắt, nữ chính xinh lung linh

Phim việt

08:51:22 13/04/2025
Dưới Đáy Hồ hứa hẹn sẽ đưa khán giả bước vào một hành trình điện ảnh vừa u ám vừa đầy mê hoặc, nơi quá khứ và hiện tại, sự thật và hoang đường đan xen đến rợn người.
Phim ngôn tình mới chiếu đã bị chê "ngớ ngẩn nhất trần đời", netizen đòi góp tiền cho nam chính học lại diễn xuất

Phim ngôn tình mới chiếu đã bị chê "ngớ ngẩn nhất trần đời", netizen đòi góp tiền cho nam chính học lại diễn xuất

Phim châu á

08:49:03 13/04/2025
Ra mắt với kỳ vọng lớn, Crushology 101 - bộ phim ngôn tình học đường mới nhất của đài MBC nhanh chóng trở thành tâm điểm của sự chỉ trích.
Mỹ nhân cổ trang Trung Quốc đẹp ngây ngất "đốn tim" CĐM: Nhan sắc mê hoặc, trót nhìn là không dứt nổi

Mỹ nhân cổ trang Trung Quốc đẹp ngây ngất "đốn tim" CĐM: Nhan sắc mê hoặc, trót nhìn là không dứt nổi

Hậu trường phim

08:43:52 13/04/2025
Tham gia chương trình Đại Trinh Thám, mỹ nhân sinh năm 1995 diện trang phục cổ trang, khiến cộng đồng mạng (CĐM) bị đốn tim vì quá xinh đẹp.
Tôi 60 tuổi, phượt 3 nước Đông Dương và trekking 39 ngọn núi

Tôi 60 tuổi, phượt 3 nước Đông Dương và trekking 39 ngọn núi

Du lịch

08:43:08 13/04/2025
Bước sang ngưỡng 50, khi con cái trưởng thành, tôi bắt đầu đi phượt và chinh phục các ngọn núi. Hiện tại, ở tuổi 60, tôi đã khám phá hết 3 nước Đông Dương và chạm đỉnh 39 ngọn núi.
Soft power giản dị, 'mềm mại hóa' thời trang sự kiện, công sở

Soft power giản dị, 'mềm mại hóa' thời trang sự kiện, công sở

Thời trang

08:34:28 13/04/2025
Xu hướng soft power trong thời trang công sở, sự kiện không đơn thuần chỉ là sự chuyển dịch về kiểu dáng hay chất liệu mà còn là một cách thể hiện quyền lực tinh tế, tự tin nhưng không phô trương.
Chăm sóc da mùa nắng nóng

Chăm sóc da mùa nắng nóng

Làm đẹp

08:16:11 13/04/2025
Những ngày này, số lượng bệnh nhân đến Bệnh viện Da liễu Đồng Nai để khám các bệnh về da tăng cao. Trong đó, các bệnh liên quan đến vấn đề nhiễm trùng, viêm da (viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da do cơ địa, viêm da dầu) thường gặp hơn cả.
Sao Việt 13/4: Cát Tường chiều bạn đời hết mực, Kỳ Duyên nói không cạo trọc đầu

Sao Việt 13/4: Cát Tường chiều bạn đời hết mực, Kỳ Duyên nói không cạo trọc đầu

Sao việt

08:15:54 13/04/2025
Vũ Cát Tường quan tâm, chăm sóc bạn đời trong những ngày đầu hôn nhân; Hoa hậu Kỳ Duyên lên tiếng trước những ý kiến so sánh mái tóc mới của cô như cạo trọc đầu .
Martinelli suýt gãy chân vì pha vào bóng triệt hạ của đội trưởng Brentford

Martinelli suýt gãy chân vì pha vào bóng triệt hạ của đội trưởng Brentford

Sao thể thao

08:12:30 13/04/2025
Cầu thủ chạy cánh Gabriel Martinelli bên phía Arsenal chỉ trích pha vào bóng thô bạo của đội trưởng Christian Norgaard bên phía Brentford, trong trận hòa 1-1 tối 12/4.
Vì sao vôi hóa sụn sườn dễ bị nhầm với bệnh tim?

Vì sao vôi hóa sụn sườn dễ bị nhầm với bệnh tim?

Sức khỏe

08:07:08 13/04/2025
Vôi hóa sụn sườn là tình trạng lành tính nhưng dễ gây nhầm lẫn với bệnh tim, phổi. Nhận biết sớm và điều trị đúng giúp cải thiện chất lượng sống hiệu quả.
Xuất hiện dự án game Việt khai thác văn hóa Đông Sơn

Xuất hiện dự án game Việt khai thác văn hóa Đông Sơn

Mọt game

07:53:28 13/04/2025
Văn hóa Đông Sơn không còn là chuyện chỉ xuất hiện trong sách sử, mà sắp trở thành thế giới mở cho game thủ Việt khám phá.
Bất ngờ với thời hiệu của 'gói miễn thuế đối ứng' mới của chính quyền Tổng thống Trump

Bất ngờ với thời hiệu của 'gói miễn thuế đối ứng' mới của chính quyền Tổng thống Trump

Thế giới

07:47:33 13/04/2025
Tuy nhiên đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, việc miễn trừ chỉ áp dụng cho các mức thuế đáp trả mà ông Trump áp đặt mức thuế này đã tăng lên 125% trong tuần qua, theo một quan chức Nhà Trắng.