Thị trường bất động sản đang phát triển bất ổn
Tại Diễn đàn “ Bất động sản 2020: Cơ hội mới từ chính sách và thị trường” được tổ chức ngày 9/7, nhiều ý kiến cho biết, thị trường bất động sản đang phát triển bất ổn, cần có sự tháo gỡ từ chính sách cho đến thủ tục hành chính.
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thị trường bất động sản đang phát triển bất ổn do tác động của Covid-19, các dự án dừng, hoãn, những chồng chéo về pháp luật trong thủ tục đang là trở ngại cho sự gia tăng nguồn cung của thị trường bất động sản trong khi nhu cầu vẫn cao. Trong khi đó, phân khúc văn phòng lại có tỉ lệ tiêu thụ thấp.
Do đó, cần bàn các giải pháp để phát triển thị trường bất động sản do đây là một trong những thị trường quan trọng góp phần kích hoạt cho quá trình phục hồi nền kinh tế.
Trước hết, cần thúc đẩy thực hiện các gói hỗ trợ hiện có, có thể mở rộng quy mô, nguồn lực các gói hỗ trợ, đồng thời, mở các gói hỗ trợ mới, đặc biệt là các gói tín dụng trung và dài hạn cho các dự án quan trọng, cốt lõi.
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ cần linh hoạt nhưng phải ổn định kinh tế vĩ mô. Chính sách tài khoá phải tạo thuận lợi hơn nữa để giải quyết vấn đề thanh khoản, đầu tư của các doanh nghiệp và đề nghị Quốc hội, Chính phủ rà xét để xoá bỏ 20 điểm chồng chéo trong chính sách đất đai, xây dựng.
Ông Dương Đức Hiển, Giám đốc kinh doanh MIK Group cho biết sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng nhu cầu nhà ở vẫn rất lớn. Đây cũng là bước thử với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có quỹ đất hạn chế hoặc doanh nghiệp không có thể mạnh về tài chính. Thời điểm đòi hỏi chủ đầu tư phải tập trung vào phát triển sản phẩm, dịch vụ, nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, nhu cầu khách hàng.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết: Thị trường bất động sản liên quan hơn 10 luật khác nhau từ Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, các luật liên quan tới thuế, phí…, kinh doanh bất động sản đặc biệt nhạy cảm với thay đổi chính sách.
Do vậy các doanh nghiệp mong chờ chính sách mới, mong chờ được tháo gỡ vướng mắc, tuy nhiên, các văn bản mới được ban hành để tháo gỡ nhiều khi lại vấp phải những quy định mới, gây thêm khó khăn.
Đơn cử, khi chuẩn bị dự án, các chủ đầu tư tính toán các chi phí để huy động. Nhưng theo văn bản mới ban hành thì chi phí tăng lên khiến nhà đầu tư vỡ trận, nhiều dự án đổ bể. Chính vì vậy, có dự án 10 năm không thực hiện được bởi vướng mắc ở những cơ chế chính sách.
Chưa kể, trên thực tế có tình trạng văn bản 6 tháng mới có hiệu lực nhưng cũng có văn bản có hiệu lực ngay khiến cho doanh nghiệp không xoay xở kịp. “Nên chăng văn bản có lợi cho người dân, cho doanh nghiệp có thể có hiệu lực ngay. Còn văn bản nào có tác động lớn tới doanh nghiệp thì có hạn 1-2 năm mới có hiệu lực”, ông Hà kiến nghị.
Ông Nguyễn Mạnh Hà cũng kiến nghị tiếp tục giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong giai đoạn Covid-19 hiện nay như giảm lãi suất, chậm nộp kéo dài khoảng 12 tháng hay tạm hoãn việc ký quỹ để cho phép dự án đầu tư. Đặc biệt là hướng dẫn cụ thể cho DN trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, dự án sử dụng đất phải đấu thầu, đấu giá…
Doanh nghiệp bất động sản bị động về thủ tục hành chính
Trong quy trình thực hiện thủ tục đầu tư của một dự án bất động sản (BĐS) thì có đến hơn 70% khối lượng công việc liên quan đến thủ tục hành chính doanh nghiệp phải "đi xin", chỉ có gần 30% khối lượng do doanh nghiệp được chủ động.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, chính điều này khiến việc thực thi các thủ tục hành chính luôn tiềm ẩn những bất cập và rủi ro cho doanh nghiệp BĐS.
Cụ thể, thời gian hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình giải quyết của các cơ quan, chính quyền. Thứ hai, kết quả giải quyết hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực và trách nhiệm của người trực tiếp thụ lý hồ sơ, người quyết định. Thứ ba, mọi hậu quả xảy ra của quá trình giải quyết thủ tục hành chính đều do doanh nghiệp phải gánh chịu toàn bộ.
Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư và kinh doanh BĐS hiện nay, theo ông Thành là một chặng đường dài, có rất nhiều thủ tục và mỗi thủ tục bao gồm rất nhiều bước phải thực thi.
Thông thường thủ tục đầu tư của một dự án bao gồm 25 bước mà doanh nghiệp phải thực hiện.
Khai thác quỹ đất
Xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Xin Chủ trương đầu tư
Xin phép khảo sát hiện trạng
Lập phương án quy hoạch
Xin phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch
Xin thẩm định quy hoạch
Xin phê duyệt quy hoạch
Lập dự án đầu tư
Xin Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Xin Thẩm định dự án đầu tư
Xin Chấp thuận đầu tư
Xin cấp Trích đo địa chính tổng mặt bằng
Xin Phê duyệt phương án đền bù
Xin Quyết định giao đất
Xin Bàn giao mặt bằng dự án
Thiết kế công trình
Thẩm tra thiết kế
Xin Phê duyệt thiết kế
Xin Phê duyệt phương án PCCC
Đầu thầu xây dựng
Thi công xây dựng
Xin Phê duyệt quyết toán đầu tư
Xin bàn giao công trình
Xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo ông Thành, trong thực tế với 25 nội dung công việc phải thực hiện nêu trên có tới 18 nội dung thủ tục phải đi xin, chiếm trên 70% khối lượng công việc doanh nghiệp phải thực hiện, chỉ có gần 30% khối lượng công việc là do doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động.
Trong hoạt động đầu tư - kinh doanh BĐS nói riêng đều chịu sự chi phối của 3 yếu tố cơ bản là: pháp luật, thủ tục hành chính và thị trường. Yếu tố thị trường chỉ chiếm tỷ lệ 30% trong số những yếu tố chi phối trạng thái hoạt động của doanh nghiệp, còn lại 70% là các yếu tố liên quan đến các quy định pháp luật và việc thực thi các thủ tục hành chính.
"Trong thực tế, những yếu tố này đang là sự "ám ảnh" đối với các doanh nghiệp BĐS, bởi vì họ không thể đưa ra dự báo để có thể tiếp cận sự biến động của những yếu tố này. Trong đó, việc thực thi các thủ tục hành chính đang được cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và mang tâm lý lo ngại nhiều hơn là sự tin tưởng và an tâm. Thực tế, doanh nghiệp BĐS phải tập trung quá nhiều thời gian, công sức và tài chính cho việc giải quyết các thủ tục hành chính", ông Thành nhấn mạnh.
Và mối lo ngại khi giải quyết các thủ tục của một dự án luôn thường trực và ám ảnh các nhà đầu tư , từ đó xuất hiện những tiêu cực trong mối quan hệ xin-cho để đạt được kết quả trong quá trình xử lý và giải quyết các thủ tục hành chính này.
Thực tế, theo ông Thành, khảo sát thì trên 90% doanh nghiệp chấp nhận "mua kết quả" để tránh rủi ro khi bị kéo dài quá trình giải quyết các thủ tục. Điều này không chỉ gây tổn thất về tài chính cho các doanh nghiệp mà còn làm biến dạng chi phí giá thành và làm hủy hoại đến đạo đức con người, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội.
Theo ông Thành, những năm qua mặc dù công tác cải cách thủ tục hành chính đã có nhiều chuyển biến tích cực, song trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh BĐS vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập cần sớm được giải quyết.
Trước hết, đó là sự thiếu đồng bộ trong các quy định pháp luật, bao gồm Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch và Luật Kinh doanh bất động sản... dẫn đến những ách tắc trong giải quyết thủ tục hành chính và làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bản thân các doanh nghiệp hiện nay luôn mong muốn những bất cập trong việc thực thi các thủ tục hành chính sẽ sớm được khắc phục, hệ thống pháp luật sớm được hoàn thiện đồng bộ, quy trình giải quyết các thủ tục sẽ được rút gọn hơn nữa, thông thoáng hơn nữa, mọi thủ tục đều được giải quyết nhanh chóng và có trách nhiệm để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Bất động sản chờ lực bật mới Chịu nhiều khó khăn do tác động từ đại dịch COVID-19, thị trường bất động sản trong 2 quý đầu năm 2020 rơi vào trạng thái "lò xo nén", nhiều phân khúc gần như "đóng băng". Tuy nhiên, các chuyên gia đều kỳ vọng về sức bật trở lại của thị trường ở giai đoạn tới làm thay đổi gam màu trong bức...