Thị trường bất động sản có thể sẽ trở lại “đông vui” vào cuối quý III
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường bất động sản trong quý 1/2020 đang rơi vào kỳ “ngủ đông” với mức độ quan tâm thấp nhất trong vòng 3 năm gần đây, nhưng có thể sẽ phục hồi vào cuối năm này.
Thị trường bất động sản đang bị ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Trong 3 tháng đầu năm 2020, mức độ quan tâm đến thị trường bất động sản giảm 23% so với cùng kỳ năm trước và 18% so với quý 4/2019.
Đây là mức quan tâm bất động sản thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, trong đó thị trường bất động sản miền Trung giảm nhiều nhất, lên đến 46% so với cùng kỳ 2019.
Dù ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 nhưng thị trường bất động sản có thể sẽ phục hồi và tăng trưởng giao dịch trở lại từ cuối quý 3, đầu quý 4/2020.
Đó là những con số đáng chú ý trong báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản quý 1/2020, được Batdongsan.com.vn công bố trong ngày hôm nay, 22/4.
Mức độ quan tâm bất động sản ở Hà Nội cao hơn hẳn các đô thành khác
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử VietnamPlus trước lúc công bố báo cáo, ông Nguyễn Quốc Anh-Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết: Cũng như các ngành kinh tế khác, thị trường bất động sản cũng chịu tác động tiêu cực với nhiều chỉ số giảm do dịch COVID-19.
Cụ thể, trong số các loại hình bất động sản có mức độ quan tâm giảm, bất động sản cho thuê như nhà mặt phố giảm mạnh nhất với 35% so với quý 4/2019. Tương tự, mức độ quan tâm các loại hình bất động sản bán như chung cư, đất nền, dự án cũng giảm 30% so với quý 4/2019.
Theo báo cáo nghiên cứu của Batdongsan.com.vn, thị trường bất động sản hiện có khoảng 80% nguồn cung là thứ cấp và 20% nguồn cung sơ cấp.
Mặc dù, tổng lượng tin đăng (chỉ số nguồn cung của thị trường) quý 1/2020 tăng 16% so với cùng kỳ 2019 nhưng giảm 28,4% so với quý 4/2019. Lý do là cuối năm thường là chu kỳ sôi động của thị trường bất động sản Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (gồm cả chủ đầu tư, môi giới) đăng ký mới đều giảm. Số lượng tạm dừng hoạt động hoặc giải thể tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều môi giới không có thu nhập; các chủ đầu tư tạm hoãn hoặc hủy kế hoạch bán hàng,…
Video đang HOT
Số lượng dự án bất động sản mở bán mới cũng tương đối ít trong quý này. Trong quý 1/2020, toàn thị trường có 4 dự án được mở bán tại miền Bắc, 1 dự án được mở bán tại miền Trung và 12 dự án mở bán tại miền Nam.
Tuy nhiên, lượng tin đăng bán bất động sản bán giảm nhiều hơn cho thuê. Cụ thể, tổng lượng tin đăng bán trong quý 1/2020 chỉ đạt 18% so với quý 4/2019 là 82%. Lượng tin đăng sản phẩm cho thuê tương ứng là 20% và 80%.
Trong đó, lương tin đăng bán chung cư giảm 27%; nhà mặt phố giảm 34%. Lượng tin bán chung cư giảm 20%; nhà trọ, phòng trọ giảm 3%.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Kênh thông tin Batdongsan.com.vn.
“Xét về mức độ quan tâm bất động sản theo khu vực địa lý, so với quý 4/2019, trong quý 1 năm nay, Thành phố Hồ Chí Minh giảm 24%; Đà Nẵng và Nha Trang giảm 22%; Hà Nội giảm 7%…,” ông Quốc Anh nói.
Giá bán ổn định, giá cho thuê giảm sâu
Về giá bán sản phẩm bất động sản trong quý 1/2020, đại diện Kênh thông tin Batdongsan.com.vn cho biết giá rao bán bất động sản hiện vẫn ổn định so với năm 2019, tuy nhiên mức giá cho thuê lại đang giảm.
So với quý 4/2029, giá thuê chung cư trong quý 1/2020 tại Hà Nội giảm 2%, tại Thành phố Hồ Chí Minh giảm 1%, Đà Nẵng giảm 5%.
Giá thuê nhà riêng ở Hà Nội giảm 5%, Thành phố Hồ Chí Minh 1% và Đà Nẵng 6%.
Trong các loại hình bất động sản, chung cư giá bình dân là loại hình ít chịu ảnh hưởng nhất của COVID-19. So với nhà riêng, nhà mặt phố, bất động sản nghỉ dưỡng, mức độ quan tâm đối với loại hình chung cư giá bình dân chỉ giảm 6%, trong khi phân khúc trung cấp giảm 15% và cao cấp giảm 20%.
Số liệu này càng được thể hiện rõ nét hơn khi phân tách theo hai thị trường lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, tại Hà Nội, trong khi mức độ quan tâm đối với phân khúc trung cấp và cao cấp giảm 6-10%, thì phân khúc bình dân vẫn tăng 6%.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, xu hướng giảm chung được ghi nhận ở cả ba phân khúc. Tuy nhiên, nếu mức độ quan tâm đối với phân khúc trung cấp và cao cấp giảm 21-25%, thì phân khúc chung cư bình dân chỉ giảm 13%.
Đất nền cũng là loại hình chịu ít tác động khi mức độ quan tâm của toàn thị trường đối với loại hình này giảm 14% so với quý trước.
Trong đó, miền Bắc là khu vực ít bị ảnh hưởng nhất với mức độ quan tâm giảm 13%. Trong khi, tại miền Trung giảm 22% và miền Nam giảm 21%.
Mức độ quan tâm thị trường bất động sản trong quý 1/2020. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Với xu hướng trên, đại diện Batdongsan.com.vn nhận định chung cư và đất nền vẫn được coi là “điểm tránh bão” của thị trường bất động sản trong giai đoạn dịch bệnh.
Minh chứng là trong các đợt khủng hoảng trước và hiện nay, sản phẩm đất nền, chung cư hướng tới nhu cầu thực để ở và đầu tư trong dài hạn với chất lượng tốt, vị trí đẹp, giá hợp lý vẫn luôn duy trì được nhu cầu và có giao dịch.
Thị trường sẽ phục hồi vào cuối năm 2020
Với nguồn dữ liệu lưu trữ trong gần 7 năm trở lại đây, đại diện Batdongsan.com.vn khẳng định mặc dù thị trường bất động sản đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhưng nhu cầu đầu tư và nhu cầu sở hữu nhà ở tại thị trường Việt Nam vẫn luôn rất lớn.
Vì thế, mức độ tăng trưởng về giá có thể suy giảm vì dịch bệnh nhưng khó tác động đến thị trường bất động sản dài hạn. Dự báo, thị trường này có thể sẽ phục hồi và tăng trưởng giao dịch trở lại từ cuối quý 3, đầu quý 4/2020.
Một số chuyên gia bất động sản cũng nhận định nếu dịch bệnh được kiểm soát trong quý 2/2020, thị trường bất động sản có thể phục hồi vào quý 4/2020.
Bài học từ thị trường bất động sản Hong Kong qua các cuộc khủng hoảng kinh tế và đại dịch SARS 2003 cho thấy giá bất động sản vẫn không suy giảm. Trong khi lượng giao dịch giảm mạnh trong năm đầu và tăng trưởng trở lại vào năm sau đó.
Kết quả khảo sát vừa được Batdongsan.com.vn thực hiện cuối tháng Ba với sự tham gia của 1.100 môi giới cũng cho thấy có tới 64% số người được khảo sát tin tưởng thị trường bất động sản sẽ phục hồi vào cuối năm nay.
Theo một số khảo sát, bất động sản vẫn là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư. Bất động sản không chỉ là tài sản có thể tăng giá theo thời gian mà còn là kênh để tích trữ và đảm bảo giá trị tài sản đối với nhiều người dân Việt Nam.
Vì thế, “các dự án bất động sản, các chủ đầu tư nếu đầu tư hơn cho chất lượng, các tiện ích, đặc biệt là không gian sống xanh, thân thiện môi trường và với giá bán hợp lý thì bất động sản vẫn luôn là kênh đầu tư vàng,” đại diện Batdongsan.com.vn nhấn mạnh./.
Hùng Võ
Môi giới bất động sản "ngồi chơi xơi nước" vì dịch Corona
Do ảnh hưởng bởi dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra, môi giới bất động sản được dịp nghỉ Tết kéo dài ngoài thời gian dự kiến.
Do thiếu trầm trọng nguồn hàng mới, nhiều công ty bất động sản cho nhân viên, đặc biệt là môi giới nghỉ Tết sớm bắt đầu từ tháng 12/2019. Ngậm ngùi về quê ăn Tết với một năm thất thu về thưởng Tết, nhiều nhân viên kinh doanh nhà đất hy vọng đầu năm 2020 sẽ đón nhiều tín hiệu lạc quan.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn cung tắc nghẽn toàn bộ, hàng trăm dự án bị đình trệ, thị trường bất động sản rơi vào giai đoạn khó khăn nhất trong vòng 5 năm trở lại đây thì nhiều môi giới cũng hoang mang về tương lai của mình. Ngay từ những ngày đầu năm mới 2020, môi giới bất động sản lại phải tiếp tục "miễn cưỡng" chấp nhận kỳ nghỉ Tết kéo dài 3 tháng liền vì dịch viêm phổi cấp do chủng virus Corona hoành hành.
Trong khi nguồn cung khan hiếm, nhà đầu tư cũng có tâm lý e ngại khi rót tiền thì khi xuất hiện nguy cơ nhiễm dịch viêm phổi cấp, hầu hết dân đầu tư bất động sản đều không có ý định tìm kiếm môi giới bất động sản để mua bán đầu năm.
Theo ghi nhận, hầu hết người lao động đã quay trở lại Tp.HCM để bắt đầu công việc bắt đầu từ mùng 6 Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, riêng về môi giới bất động sản thì có khoảng 50% lực lượng vẫn đang ở quê tận hưởng kỳ nghỉ Tết dài bất đắc dĩ. Một số quay trở lại thành phố nhưng không có việc làm nên tìm nghề khác làm tạm như buôn bán, livestream hoặc đi phát tờ rơi...
Ảnh: Minh họa
Trần Văn T., một nhân viên môi giới làm việc trong một công ty bất động sản ở Tp.HCM cho biết thời điểm sau Tết toàn bộ hoạt động của công ty nơi anh làm việc đều tê liệt. Mỗi ngày nhân viên vẫn đến công ty đều đặn nhưng không có việc để làm. Đa phần môi giới chỉ đến công ty cho vui, một số ngồi máy tính xem phim cả ngày vì không có sự kiện, không có sản phẩm, cũng không có khách hàng hỏi mua đất/nhà trong thời điểm dịch bùng phát.
Anh cho biết, vì sốt ruột muốn kiếm tiền nên anh và nhiều đồng nghiệp khác liên tục gọi điện, nhắn tin cho các mối quen để giới thiệu các sản phẩm căn hộ trên thị trường thứ cấp nhưng hầu hết khách hàng đều từ chối gặp mặt do lo sợ lây nhiễm dịch nCoV. ( Bạn đừng quá lo sợ, bấm vào đây để xem cẩm nang phòng chống dịch nCoV).
"Tôi chưa bao giờ thấy nghề môi giới lại khó khăn như hiện nay. Đúng là khó khăn này chưa qua mà khó khăn khác đã tới. Cả mấy tháng nay không có đồng thu nào rồi. Cứ tưởng năm 2020 mọi chuyện sẽ khá lên thì cũng không có chút khả quan nào. Kiểu này khi qua mùa dịch có khi phải kiếm nghề khác mà làm thôi", T. nói.
Tương tự, anh Nguyễn Văn H., một nhân viên môi giới tự do cũng cho biết cả anh và nhiều đồng nghiệp đều không có thu nhập kể từ sau Tết Nguyên đán. Trong thời điểm dịch bùng phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, bất động sản vốn đã khó khăn nay càng lâm vào cảnh tê liệt, nhân viên cũng khổ sở theo vì không có giao dịch. Theo lời H., nhiều đồng nghiệp của anh đã quyết định bỏ nghề chuyển qua kinh doanh mặt hàng khác hoặc xin vào các siêu thị làm thu ngân, tài xế...
"Tôi làm môi giới 4, 5 năm rồi, quen khách hàng mà cũng quen nghề nên không muốn thay đổi chứ đồng nghiệp của tôi thì chuyển nghề nhiều lắm rồi. Thôi thì chờ mấy tháng nữa khi qua hy vọng thị trường sẽ có những biến chuyển tốt hơn chứ cứ thế này có lẽ cũng phải suy nghĩ lại", H. than thở.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Chuyên gia Đinh Thế Hiển: "Nguồn cung nhà ở mới không phải là vấn đề đáng lo ngại" "Đi đâu cũng nói thiếu nhà nhưng thiếu là vì mỗi người dân cần có nhà chứ không phải thiếu nhà để ở. Nguồn cung hiện đang đủ cho năm nay và thậm chí cả năm sau", Tiến sĩ Đinh Thế Hiển nói. Trong bối cảnh nguồn cung tắc nghẽn, nhiều dự án mới không thể triển khai do công tác phê duyệt...