Thị trường bất động sản: Chờ cứu chi bằng… tự cứu
“Nhiều chủ đầu tư triển khai dự án thì tốt, nhưng không bán được hàng. Đây là nguyên nhân khiến nhiều dự án ngừng trệ. Trong khi đó, sàn giao dịch có cách để bán được hàng. Nếu hai bên bắt tay sẽ giúp dự án chạy tốt” – một giám đốc sàn giao dịch BĐS tại TPHCM phân tích.
Các dự án bất động sản đang tự tìm cách cứu mình.
Bỏ tiền hoàn thiện dự án
Video đang HOT
Tại DA căn hộ 27 Trường Chinh (Q.12, TPHCM) do Cty Kim Tâm Hải làm chủ đầu tư, mặc dù đã cất nóc, bán được 50% số lượng căn hộ. Tuy nhiên, do đầu tư quá nhiều dự án, không xoay kịp dòng tiền, nên DA đã phải dừng thi công khoảng 1 năm nay. Đánh giá đây là dự án có nhiều lợi thế, nhà phân phối dự án là Cty Hưng Thịnh Land (thuộc Hưng Thịnh Group) đã đưa nhà thầu vào thi công hoàn thiện dự án. Theo tính toán, số tiền Cty này bơm vào DA khoảng 40 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Duy Minh – Phó TGĐ thường trực Cty Hưng Thịnh Land cho biết, nhà thầu là Cty con của Hưng Thịnh Group đứng ra thi công và Hưng Thịnh Land làm phân phối độc quyền dự án. Toàn bộ số tiền khách hàng mua sản phẩm sẽ đưa vào một tài khoản riêng để giải ngân cho dự án, nhằm đảm bảo DA thi công đúng tiến độ. Trong trường hợp khách hàng đóng tiền không kịp, Hưng Thịnh Land sẽ bỏ vốn vào để làm dự án. “Làm được điều này chủ đầu tư đảm bảo uy tín với khách hàng khi giao nhà đúng tiến độ. Khách hàng cũng tin tưởng, vững tâm khi mua nhà. Trong khi đó, Cty cũng có được một DA tốt để kinh doanh, đảm bảo được doanh thu” – ông Minh tính toán.
Mặc dù đã thi công gần xong phần thô, nhưng DA Lucky Apartment (Q.Tân Phú, TPHCM) đã phải “án binh bất động”. Mới đây một Cty môi giới BĐS đã nhảy vào giải ngân một khoản tiền theo hình thức mua sỉ, giúp chủ đầu tư có tiền thi công trở lại.
Theo ông Đoàn Chí Thanh – TGĐ Cty địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn, khi mua DA phải bỏ ra vài trăm tỉ. Tuy nhiên, khi các sàn nhảy vào hợp tác đầu tư thì chỉ cần bỏ ra vài chục tỉ đồng làm “mồi” để khởi động lại dự án, phần còn lại sẽ thu từ bán căn hộ để tiếp tục thi công DA. “Nhiều chủ đầu tư triển khai DA thì tốt, nhưng không bán được hàng. Đây là nguyên nhân khiến nhiều DA ngừng trệ. Trong khi đó, sàn giao dịch có cách để bán được hàng. Nếu hai bên bắt tay sẽ giúp DA chạy tốt” – ông này phân tích.
Đổi công lấy sản phẩm
Trong bối cảnh khó khăn về dòng tiền, nhiều nhà thầu có tiềm năng vẫn chấp nhận đổi hợp đồng lấy sản phẩm để có công việc làm và thậm chí có thể tạo thu nhập. Theo thông tin từ Cty xây dựng Hòa Bình, hiện rất nhiều DA Cty này nhận thi công, thay vì được trả bằng tiền mặt thì chủ đầu tư quy ra toàn bộ hoặc một phần căn hộ để trả. Điển hình như tại DA Era Town (Q.7), Cty Hòa Bình là nhà thầu chính, tổng giá trị gói thầu gần 415 tỉ đồng. Đổi lại, Cty này được chủ đầu tư thanh toán bằng căn hộ tại dự án. Hiện toàn bộ số căn hộ này đã được sàn Hòa Bình bán hết. Nhiều DA khác Cty này đang thi công cũng được chủ đầu tư quy đổi bằng sản phẩm. Lãnh đạo Cty này cho hay, do Cty có hệ thống sàn giao dịch BĐS nên mới dám nhận thi công theo hình thức này. Điều này vừa giúp Cty có được hợp đồng thi công vừa giúp sàn giao dịch BĐS có được sản phẩm để bán.
Lãnh đạo một Cty xây dựng cho rằng, lợi thế của nhà thầu là biết giá thành cụ thể 1m2 căn hộ là bao nhiêu, nên khi được đổi sản phẩm sẽ “ép” được giá hời từ chủ đầu tư. Ngoài ra, khi đem hàng về bán còn lời thêm một khúc nữa. Điều này có thể thu về lợi nhuận gần 20%. Chính vì vậy, hiện nay nhà thầu nào mạnh vốn và có sàn giao dịch sẽ có nhiều lợi thế.
Theo ông Trần Quang Tuấn, Phó TGĐ Cty Coteccons, nếu nhà thầu nhận sản phẩm sẽ tốt cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, giải pháp nhận sản phẩm là bất đắc dĩ khi mà dòng tiền không nhiều, thị trường BĐS khó khăn, ngay cả chủ đầu tư còn bán hàng không được huống hồ gì nhà thầu. “So với lãi suất NH bây giờ thì chưa chắc đã mua rẻ, bán đắt được. Vì khi ôm hàng cũng phải đi vay tiền để thi công, rất mạo hiểm” – ông Tuấn tính toán.
Trong gian khó, có lẽ đây là lần đầu tiên những người kinh doanh trong lĩnh vực BĐS đã hiểu và phải thốt lên rằng điều quan trọng bây giờ là niềm tin của khách hàng vào thị trường này cần được hồi phục. Và để làm được điều đó các Cty BĐS nên hãy tự cứu lấy mình chứ không ai cứu được họ.
Theo laodong
"Hành động của Trung Quốc nhằm đến cả nhiều nước khác"
Tiến sĩ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ - cho rằng hành động của Trung Quốc là việc làm có tính toán, nguy hiểm, thách thức luật pháp và cản trở con đường hàng hải huyết mạch của thế giới.
Trao đổi với Lao Động, ông Trục khẳng định rằng, từ các thông tin của Bộ Ngoại giao và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, có tọa độ cụ thể mà tàu cá Trung Quốc đi vào và cố tình cản trở, làm đứt cáp tàu Bình Minh 02, thì tọa độ đó hoàn toàn trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
"Thấy tàu TQ vào đó, lực lượng nghiên cứu VN đã thông báo họ đi vào vùng biển VN, nhưng họ không rút lui mà tiếp tục xâm phạm, có hành động làm đứt cáp. Đây là hành động được tính toán, sắp đặt. Nó nghiêm trọng vì diễn ra đồng thời trên mặt trận pháp lý (đưa đường lưỡi bò lên hộ chiếu), và việc TQ ra quy định khám xét, kiểm tra, thậm chí đuổi tàu trong vùng biển mà họ gọi là liên quan đến chủ quyền của họ trên BĐ. Nó còn diễn ra sau khi TQ có lãnh đạo mới, khi thế giới mong muốn TQ sẽ hành động giúp giải quyết ổn định tranh chấp trong khu vực này. Lần này, gây đứt cáp tàu Bình Minh không phải lực lượng hải giám như trước, mà là tàu đánh cá. Nhưng không thể vì đó là tàu cá mà hành động bất chấp sự cảnh báo. Hành động không có gì giảm bớt, ngày càng gia tăng, thậm chí nguy hiểm hơn, thách thức trắng trợn luật pháp quốc tế".
Liệu một hành động mang tính chất thách thức như vậy của TQ có làm mất ổn định hơn trong khu vực, thưa ông?
- Đây là hành động rất trực tiếp, nguy hiểm, từng xảy ra và càng ngày càng trầm trọng, với những tính toán hết sức thâm hiểm, triển khai đồng loạt. Điều đáng nói nữa, đây là mở đầu cho việc họ nói là kiểm tra giám sát, đuổi tàu đi qua vùng biển họ có chủ quyền. Như vậy là họ không chỉ nhằm vào tàu cá nhỏ nhoi của VN, không chỉ nhằm vào VN, mà nhằm vào rất nhiều điều khác, kể cả nhằm vào con đường hàng hải huyết mạch của nhiều nước, nơi 40% hàng hóa thế giới đi qua.
Vậy theo ông, Việt Nam phải hợp tác với các nước như thế nào trước hành động này?
- Chúng ta phải chia sẻ sự thật với tất cả các nước, phải có sức mạnh đồng lòng, đoàn kết trong và ngoài nước trước những hành động xem thường pháp luật. Ta nói ra không chỉ bảo vệ lợi ích của chúng ta, của các nước, mà để người TQ hiểu, để giữ gìn tình hữu nghị đoàn kết giữa hai nước, uy tín của Trung Hoa mà cả thế giới rất hâm mộ, chứ không phải là nhằm gây tổn hại quan hệ hai nước.
Còn để đối phó với những vụ việc cụ thể như vậy, ta phải có lực lượng để triển khai, ngăn chặn, lập biên bản, thực thi luật lệ của chúng ta. Khi đã lập biên bản thì không có gì chối cãi được. Lập biên bản là làm đúng các thủ tục của luật pháp quốc tế, của một xã hội văn minh, công khai đàng hoàng giữa các quốc gia với nhau. Thậm chí nếu việc lập biên bản không đúng sự việc thì ta sẵn sàng bồi thường. Nếu có bằng chứng thì họ không thể chối cãi hành động sai trái của họ trước các cơ quan tài phán quốc tế.
- Xin cảm ơn ông.
Theo laodong
Hơn 14 tỉ đồng "nợ xấu" trong HS-SV Quảng Nam Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Nam cho biết căn cứ doanh số cho vay từ chương trình tín dụng đối với học sinh - sinh viên (HS-SV) trong tỉnh trong vòng 5 năm qua, đối tượng vay là HS-SV tại các huyện miền núi chỉ chiếm 14% trong tổng số gần 57.000 HS-SV vay hơn 972 tỉ đồng. Thống kê tại...