Thị trường bất động sản chờ cơn sóng bùng nổ khi dịch tan
Dịch Covid-19 khiến thị trường bất động sản ngủ đông tạm thời. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các chuyên gia, thị trường sẽ có một “cơn sóng” bùng nổ, khi mà nhu cầu bị nén lại quá lâu như một cái lò xo.
Nhu cầu nhà luôn hiện hữu
Thị trường bất động sản đang bị ảnh hưởng bởi “cơn bão” dịch Covid-19. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở vẫn được nhìn nhận chỉ bị chững lại trong ngắn hạn bởi tiềm năng và nhu cầu của dòng sản phẩm này trên thị trường hiện là khá lớn.
Thực tế, tuy giao dịch có chững hơn so với thời điểm trước dịch nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn mua ra, bán vào với biên độ lợi nhuận khá ổn ở giai đoạn thị trường khó khăn như hiện nay. Điều này là do nhà ở là nhu cầu muôn thuở của người dân. Còn dịch Covid-19 là giai đoạn thử thách nhất thời của thị trường.
Theo ông Troy Griffiths, P.TGĐ Savills Việt Nam, không quá bi quan khi nhìn lại sự bùng nổ của SARS vào năm 2003. SARS là loại virus gần giống với virus Vũ Hán, xuất hiện vào tháng 2/2003, sau đó biến mất vào khoảng tháng 6, tháng 7 cùng năm, khi thời tiết trở nên ấm áp.
Quan sát thị trường có thể thấy, qua nhiều đợt biến động, các chủ đầu tư đã vững vàng hơn, thị trường đã tái cơ cấu tốt hơn nên không có chuyện đóng băng như cuộc khủng hoảng cách đây 10 năm. Thay vào đó, chính các chủ đầu tư đã chủ động ứng phó để giãn hoạt động kinh doanh trước dịch bệnh để trở lại khi thuận lợi.
Chiều ngược lại, dịch bệnh sẽ chỉ như cơn lốc tức thời, không hề ảnh hưởng đến nguồn tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư. Một nguồn vốn lớn tạm thời co về cách ly để chờ cơ hội bung ra. Tình hình chống dịch đang rất khả quan và thời điểm đặc biệt giảm giá sẽ hết nhanh.
Bật tăng trở lại sau dịch
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam khẳng định, nhà đầu tư sẽ không rời bỏ thị trường chỉ vì khó khăn tức thời này. Dòng tiền của nhà đầu tư có thể phân bổ nhiều nơi, nhiều kênh khác nhau.
Nhưng, với những nhà đầu tư có kinh nghiệm ở lĩnh vực BĐS lâu năm thì chắc chắn họ sẽ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn bởi bỏ tiền vào BĐS cũng chính là cách họ gia tăng giá trị tài sản một cách nhanh nhất.
Giám đốc Kinh doanh của MIKGroup – ông Dương Đức Hiển cho rằng, giai đoạn này cũng tạo cơ hội cho những người có nhu cầu thực. Bởi, mua nhà trong thời điểm hiện nay sẽ có nhiều lựa chọn ưng ý, ít cạnh tranh và có khả năng nhận được những ưu đãi tốt từ các chủ đầu tư dự án.
Video đang HOT
Thực tế, gần 1 tháng qua, khi có sự giảm giá, nhiều nhà đầu tư sẵn tiền âm thầm tìm kiếm bất động sản ở các khu vực ăn theo các công trình hạ tầng giao thông lớn, mật độ thấp, các dự án có pháp lý rõ ràng, thiết kế theo tiêu chuẩn cao cấp. Những người có nhu cầu ở thực còn có cơ hội để mua được BĐS với giá cả hợp lý và không sợ bị ảnh hưởng bởi giới đầu cơ hay đầu tư lướt sóng.
Những người có nhu cầu ở thực còn có cơ hội để mua được bất động sản với giá cả hợp lý và không sợ bị ảnh hưởng bởi giới đầu cơ hay đầu tư lướt sóng. Hơn thế nữa, dịch bệnh bùng phát lần này cũng thể hiện rõ hơn tầm quan trọng của môi trường sống, điều kiện sống và không gian sống. Những dự án có chất lượng quản lý tốt đều có kế hoạch, phương án phòng chống dịch bài bản, chuyên nghiệp”, một chuyên gia bình luận.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Đây là động thái rất tích cực từ nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp bất động sản, thị trường bất động sản sẽ được hưởng lợi.
Sau dịch bệnh kết thúc, bất động sản sẽ là ngành có tốc độ phục hồi mạnh mẽ nhất khi làn sóng khách hàng, nhà đầu tư mới sẽ đổ bộ vào thị trường. “Có thể thấy Việt Nam, những nỗ lực chống dịch Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ Việt Nam là một quốc gia đáng sống, một môi trường an toàn, điểm đến hấp dẫn người nước ngoài vào đầu tư. Sau dịch Covid-19 rất có thể làn sóng đầu tư vào Việt Nam sẽ gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản”, ông Lê Hoàng Châu chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM khẳng định.
Nam An
Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM Lê Hoàng Châu: Bất động sản đang lâm vào thế "khó chồng khó", thách thức cực kỳ to lớn từ đại dịch Covid-19
Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, bất động sản cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Tất cả các doanh nghiệp bất động sản đều bị tác động rõ rệt.
Các sự kiện đông người như quảng bá tiếp thị, bán hàng đều bị hủy bỏ. Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng (condotel) và thị trường bất động sản cho thuê bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là tình trạng các mặt bằng cho thuê tại khối đế các tòa nhà cao tầng và nhiều mặt bằng nhà phố cho thuê bị nhiều khách thuê trả lại...
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) về vấn đề này:
Thời gian qua dịch bệnh đã làm chao đảo nền kinh tế khiến không ít ngành nghề gặp khó khăn. Vậy còn các doanh nghiệp bất động sản thì sao, thưa ông?
Ông Lê Hoàng Châu: Có thể nói, dịch Covid-19 đã làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội và tác động rất nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Trước hết là các thị trường chứng khoán, hàng không, du lịch bị chao đảo, sụt giảm mạnh, tổng cầu giảm, giá dầu giảm, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn làm cho nền kinh tế thế giới trước nguy cơ khủng hoảng, tác động tiêu cực đến nền kinh tế của nước ta, trong đó có thị trường bất động sản.
Hiện giờ thị trường BĐS đang phải đương đầu với nhiều khó khăn trong 02 năm qua, nay lại rơi vào tình thế "khó chồng khó", thể hiện ở một số điểm sau:
Một là, dịch bệnh đã làm đảo lộn các mặt hoạt động của doanh nghiệp bất động sản, nhất là công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm và bán hàng là khâu rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hai là, các doanh nghiệp địa ốc đều giảm nghiêm trọng doanh thu và lợi nhuận, thậm chí có thể có doanh nghiệp mất thanh khoản.
Ba là, làm tăng chi phí đầu tư, chi phí vốn, chi phí lãi vay và nguy cơ bị chuyển nhóm nợ thành nợ xấu; Làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có nhiều lao động.
Bốn là, thời gian khó khăn này rất có thể làm cho doanh nghiệp gia tăng nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và nợ lương người lao động.
Những điều này dễ dẫn đến làm cho các doanh nghiệp địa ốc gia tăng nguy cơ bị rơi vào thua lỗ, phá sản.
Vậy ông có đề xuất gì với Chính phủ, các ban bộ ngành để tháo gỡ những khó khăn, thách thức này cho các doanh nghiệp?
Ông Lê Hoàng Châu: Mới đây, chúng tôi đã có văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng đề xuất một số giải pháp, trong đó có 4 nhóm giải pháp chính tôi cho rằng là "phao cứu sinh" cho các doanh nghiệp địa ốc hiện nay, trước mắt để sống sót vượt qua các khó khăn này:
Thứ nhất, tôi kiến nghị bổ sung doanh nghiệp BĐS là đối tượng xem xét gia hạn 5 tháng đối với tiền thuế GTGT của tháng 03-06/2020 vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Thứ hai, tôi cũng đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho phép gia hạn 5 tháng đối với tiền nợ bảo hiểm xã hội của tháng 03-06/2020 đối với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.
Tôi cho rằng trong bối cảnh khó khăn này, được gia hạn với những khoản thuế có ý nghĩa rất quan trọng với các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn lớn có số lượng nhân sự hàng nghìn nhân sự, nhằm giúp họ bớt áp lực về dòng tiền ít nhất trong vài tháng dịch bệnh diễn ra.
Điều quan trọng đối với doanh nghiệp BĐS lúc này là phải cần nỗ lực gấp đôi gấp ba để cầm cự để sống sót trước đã. Rồi sau đó cần phải thay đổi tư duy, chiến lược để thích ứng với cục diện mới sau đại dịch.
Thứ ba, Hiệp hội đã kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét, chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho giãn tiến độ trả nợ vay tín dụng và không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản nợ đến hạn của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.
Giãn nợ, khoanh nợ cho các doanh nghiệp nói chung và BĐS nói riêng có ý nghĩa sống còn với nhiều đơn vị. Điều này vừa giúp các doanh nghiệp không chịu nhiều áp lực nợ đến hạn trong lúc thị trường BĐS "đóng băng", khó khăn trong giao dịch như hiện nay mà còn tránh được nguy cơ làm gia tăng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
Thứ tư, các doanh nghiệp địa ốc hiện nay cũng đang lâm vào tình trạng rất khó khăn về quy trình hành chính thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp (gồm đất ở, đất nông nghiệp)...Vì thế, tôi đã kiến nghị Chính phủ xem xét tháo gỡ các vướng mắc, xử lý phần đất do Nhà nước quản lý xen cài trong dự án nhà ở thương mại... để tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phục hồi.
Đối với bản thân các doanh nghiệp thì ông có lời khuyên nào cho họ trong tình cảnh khó khăn này?
Ông Lê Hoàng Châu: Đúng là chưa khi nào thị trường BĐS lại rơi vào tình cảnh khó khăn và thách thức như hiện nay. Năm ngoái thị trường đã phải đương đầu với tình trạng thủ tục pháp lý dự án, cú sốc về condotel,...thì nay bất ngờ phải đối diện với dịch bệnh. Nên các Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản cần nỗ lực gấp đôi gấp ba để cầm cự và vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này.
Triệt để tuân thủ các quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ dẫn của ngành y tế về các biện pháp phòng, chống dịch CoViD-19 trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Tận dụng công nghệ vào vận hành doanh nghiệp, chăm lo cho nhân viên, khuyến khích làm việc online,...để phòng chống dịch hiệu quả.
Các doanh nghiệp cần chung tay hỗ trợ đối tác thuê nhà, thuê mặt bằng, như giảm giá cho thuê, giãn tiến độ trả tiền thuê, miễn tiền thuê trong một thời gian; Xem xét giảm giá bán nhà, tăng chiết khấu...Điển hình như Vincom hỗ trợ 300 tỷ đồng hay Hưng Thịnh giảm giá thuê mặt bằng 25% cho khách hàng,...đều là những hành động đẹp.
Thị trường BĐS những năm qua đã phát triển mạnh góp phần tăng trưởng kinh tế, nhưng đâu đó vẫn còn yếu tố "ảo". Theo tôi vừa rồi thị trường đã có những dấu hiệu lệch pha cung - cầu, thừa căn hộ cao cấp mà thiếu loại căn hộ bình dân.
Vì thế, khoảng lặng này cũng là cơ hội để các tập đoàn, doanh nghiệp BĐS có quỹ thời gian để rà soát và thực hiện chiến lược "tái cấu trúc doanh nghiệp" theo hướng tinh gọn, hiệu quả; Tái cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại sản phẩm chủ lực, coi trọng phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo bộ phận người dân. Có như thế thị trường BĐS mới có thể phát triển theo hướng bền vững.
Dù đang cực kỳ khó khăn, nhưng tôi tin tưởng người dân và doanh nghiệp có niềm tin là đại dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát, khống chế hiệu quả (tương tự như dịch SARS năm 2002 - 2003) và nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại ngay sau khi chấm dứt đại dịch.
Bất động sản vẫn được coi là một trong những kênh cất giữ tài sản tương đối an toàn trong trường hợp khủng hoảng kinh tế, nhất là phân khúc thị trường nhà ở có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thực, vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo và phát triển bền vững, như thực tiễn đã chứng minh qua các cuộc khủng hoảng đóng băng của thị trường bất động sản các năm 2008, 2011, để củng cố niềm tin và tìm kiếm các giải pháp ứng phó hiệu quả trước những tác động rất nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.
Xin cám ơn ông!
Nhật Minh
Doanh nghiệp bất động sản tự 'giải cứu' trước đại dịch Covid-19 thế nào? Cắt giảm chi phí, cơ cấu lại sản phẩm, thị trường...là những bước đi mà nhiều doanh nghiệp bất động sản đang thực hiện để ứng phó dịch Covid-19. Covid-19 đang diễn biến phức tạp khiến hoạt động mua bán, giao dịch trên thị trường bất động sản gặp không ít khó khăn. Nhiều sàn giao dịch phải đóng cửa, thị trường đang...