Thị trường bảo hiểm: Nhiều “điểm nghẽn” chưa được khai thông
Thiếu cơ sở dữ liệu bảo hiểm, thiếu tính kết nối, liên thông giữa các doanh nghiệp, sự phối hợp của ngành bảo hiểm với các cơ quan chức năng và địa phương còn yếu… là những “điểm nghẽn” của thị trường bảo hiểm Việt Nam suốt nhiều năm qua, đến nay vẫn chưa có giải pháp khai thông hiệu quả.
Theo ông Trần Nguyên Đán, Viện trưởng Học viện Bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính (IFRM), điều này không chỉ ảnh hưởng tới công tác quản lý, giám sát của cơ quan quản lý, mà còn tác động tới khả năng mở rộng dư địa khách hàng của công ty bảo hiểm, cũng như làm hạn chế nắm bắt thông tin của khách hàng về lĩnh vực bảo hiểm…
“Với đại lý bảo hiểm, việc thiếu thông tin và dữ liệu bảo hiểm sẽ dẫn tới thiếu cơ sở chứng minh, từ đó ảnh hưởng tới tính thuyết phục khách hàng, tức là khả năng tư vấn bị hạn chế. Về phía khách hàng, do thiếu cơ sở dữ liệu nên khó kiểm tra các hoạt động của ngành, của doanh nghiệp, nên cứ âu lo về hợp đồng của mình.
Thêm vào đó, vì thiếu thông tin mà khách hàng không thể kiểm tra chéo hoạt động tư vấn của đại lý, dẫn tới tâm lý ngại ngần tham gia báo hiểm, nhất là những hợp đồng mệnh giá lớn”, ông Đán nêu ví dụ.
Mặt khác, việc thiếu thông tin, dữ liệu về bảo hiểm còn ảnh hưởng tới “kỹ năng mềm” – yếu tố rất quan trọng trong hoạt động tư vấn.
Một chuyên gia đào tạo đến từ Viện Phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm (HDI) cho biết, công tác đào tạo đại lý bảo hiểm tại hầu hết công ty bảo hiểm ở Việt Nam hiện chủ yếu tập trung vào khâu nâng cao khả năng bán hàng, mà thiếu đi việc nâng cao kiến thức về kinh tế – xã hội nói chung, lĩnh vực tài chính – bảo hiểm nói riêng, trong khi đây là nền tảng giúp tư vấn viên tìm được sự đồng thuận của khách hàng.
“Phần lớn các đại lý bảo hiểm khi tư vấn cho khách hàng thường tập trung vào việc ‘khoe’ lợi ích của bảo hiểm, thay vì thuyết phục, giải đáp thắc mắc của khách hàng bằng các luận cứ vững chắc, dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng còn mơ hồ về bảo hiểm, ảnh hưởng tới việc tiếp tục duy trì việc tham gia bảo hiểm từ năm hai trở đi”, ông Đán nói.
Video đang HOT
Theo ghi nhận của Báo Đầu tư Chứng khoán từ các cơ sở đào tạo, việc thiếu dữ liệu bảo hiểm cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với công tác nghiên cứu chuyên sâu về bảo hiểm.
“Chẳng hạn, khi muốn nghiên cứu tác động của công tác quản lý đại lý tới đến kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm nhân thọ thì gần như là không thể bởi không có các báo cáo chuyên biệt về tuyển dụng, chấm dứt hợp đồng đại lý và xử lý kỷ luật đại lý.
Thêm vào đó, các dữ liệu về thị trường bảo hiểm thường công bố muộn và format báo cáo cũng không đồng nhất, dẫn tới khó khăn cho cho việc tổng hợp, tính toán…”, chuyên gia của IFRM chia sẻ.
Nhằm giúp các thành viên thị trường nâng cao khả năng tìm kiếm và khai thác dữ liệu bảo hiểm, mới đây, IFRM đã tổ chức 2 buổi đào tạo miễn phí tại 2 đầu cầu Hà Nội và TP.HCM, thu hút tổng cộng hơn hơn 130 học viên đến từ nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như FWD, Prudential, Bảo Việt Nhân Thọ, Manulife, AIA, Best Life, TCA ..
Tại đây, học viên được cung cấp các kiến thức liên quan tới bảo hiểm, cách tìm kiếm dữ liệu, cũng như vận dụng các này vào hoạt động tư vấn bảo hiểm. Bên cạnh đó, học viên còn được tặng bộ dữ liệu bảo hiểm bao gồm Niên giám bảo hiểm Việt Nam và bộ dữ liệu bảo hiểm thế giới qua các năm.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Doanh thu phí mới từ kênh đại lý đang tăng trở lại
Người dân tăng mua bảo hiểm, chính sách thi tuyển đại lý thay đổi... là những yếu tố giúp doanh thu phí mới từ kênh đại lý tăng dần.
Từ đầu tháng 2, tăng trưởng phí khai thác mới diễn biến khả quan, chứ không ảm đạm như dự báo trước đó.
Theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm khai mới toàn thị trường tháng 1/2020 giảm khoảng 5% chủ yếu do đây là thời điểm Tết nên doanh thu thường không cao, mà không hoàn toàn do ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19.
Từ đầu tháng 2, tăng trưởng phí khai thác mới diễn biến khả quan, chứ không ảm đạm như dự báo trước đó.
"Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới những ngày đầu tháng 2 của Công ty có hơi chậm, nhưng đã khả quan hơn sau đó. Sự tăng trưởng chủ yếu ghi nhận ở kênh đại lý", đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm cho hay.
Tại Dai-ichi Life Việt Nam, sau thời gian điều chỉnh tốc độ tăng trưởng ở kênh đại lý với mức tăng doanh thu phí mới âm 10% trong năm 2019, hãng bảo hiểm này đặt mục tiêu tăng trưởng trở lại ở kênh này trong năm 2020 là 25%.
Ông Trần Đình Quân, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cho biết, tính sơ bộ trong tháng đầu năm 2020 thì doanh thu phí bảo hiểm đến từ kênh bancassurance không tăng nhiều hơn so với cùng kỳ năm trước, trong khi kênh đại lý bắt đầu tăng trưởng trở lại.
Theo đánh giá của một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh thu phí mới đang tăng trưởng khả quan, chứ không ảm đạm như dự báo, một phần xuất phát từ việc người dân người dân đã ý thức hơn trong việc mua bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro dịch bệnh, trong khi các hãng bảo hiểm cũng tìm cách đẩy mạnh việc bán bảo hiểm như tăng cường thi đua cho khối đại lý, tăng gặp trực tiếp khách hàng thay vì tổ chức các hội thảo...
Còn theo lãnh đạo cấp cao của một công ty bảo hiểm, nguyên ngân chủ yếu là do chính sách thi tuyển đại lý thay đổi.
"Việc người dân quan tâm hơn đến bảo hiểm khi dịch bệnh xảy ra chỉ là một phần, còn tôi cho rằng, lý do chính khiến doanh thu phí mới từ kênh đại lý tăng trưởng trở lại đến từ việc cơ quan chức năng tạm thời cho phép đại lý thi tuyển trên giấy ngay tại các cơ sở của doanh nghiệp bảo hiểm, thay vì thi online theo quy định mới để tránh các cuộc tụ họp đông người khi đang có dịch bệnh", vị lãnh đạo trên cho biết.
Thực tế, năm 2019, doanh thu phí mới của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ giảm sút ngoài do một số doanh nghiệp có thị phần lớn điều chỉnh tốc độ tăng trưởng, thì còn do quy định tuyển dụng đại lý mới chặt chẽ, khó khăn hơn, dẫn đến không tăng trưởng ở kênh này.
Trong khi đó, đối với ngành bảo hiểm nhân thọ, khoảng 40% doanh thu phí bảo hiểm đến từ đại lý mới gia nhập trong 3 tháng đầu tiên, nên khi việc tuyển dụng giảm, doanh thu phí mới sẽ tăng trưởng chậm lại.
Nếu tình hình dịch bệnh còn kéo dài, thì nhiều khả năng trong tháng 3 tới, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiếp tục thực hiện thi tuyển đại lý mới tại cơ sở của doanh nghiệp và khi việc tuyển dụng mới tăng, ắt sẽ kéo tăng trưởng doanh thu phí mới tăng theo.
Theo giới chuyên gia, một thị trường bảo hiểm đang phát triển như Việt Nam thường phụ thuộc vào tuyển dụng đại lý mới. Khi hoạt động tuyển dụng gặp khó khăn, công ty bảo hiểm có xu hướng "đi đường vòng" qua các mô hình khác để tăng số lượng đại lý.
Tuy nhiên, về lâu dài, để đảm bảo thị trường cũng như doanh nghiệp phát triển bền vững, việc nâng cao chất lượng bán hàng ngay từ khâu tuyển dụng đại lý luôn là mục tiêu doanh nghiệp hướng tới. Điều này giải thích vì sao các doanh nghiệp bảo hiểm dành nhiều nguồn lực để phát triển mô hình đại lý toàn thời gian
"Kênh đại lý chuyên nghiệp hay đại lý toàn thời gian có năng suất lao động rất cao, nhưng chưa thể là lực lượng nòng cốt để đảm bảo doanh thu phí mới tăng trưởng cao do còn khiêm tốn về mặt số lượng. Hiện nay, mức tăng doanh thu phí mới vẫn chủ yếu đến từ lực lượng đại lý bán thời gian", CEO một công ty bảo hiểm chia sẻ.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Thaiholdings của "bầu" Thụy chuẩn bị gì trước khi lên sàn? Để chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán, Công ty CP Thaiholdings - một thành viên trong "hệ sinh thái" của đại gia Nguyễn Đức Thụy ("bầu" Thụy) - đã có những chuyển biến đáng kể về quy mô vốn, cơ cấu cổ đông. Nhiều tài sản đáng giá cũng được chuyển giao sang Thaiholdings từ Công ty CP Tập đoàn Thaigroup...