Thị trường bảo hiểm nhân thọ 5 năm liên tiếp tăng trưởng cao
Theo số liệu báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm, 9 tháng năm 2019, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 74.477 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là năm thứ 5 liên tiếp thị trường bảo hiểm nhân thọ duy trì tốc độ tăng trưởng cao (từ 25-30%/năm).
Ảnh minh họa.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2018
Đánh giá về tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong thời gian qua, ông Ngô Việt Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường bảo hiểm nhân thọ đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển chung của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Theo số liệu báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm, 9 tháng năm 2019, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 74.477 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là năm thứ 5 liên tiếp thị trường bảo hiểm nhân thọ duy trì tăng trưởng với tốc độ cao (từ 25 – 30%/năm).
Các sản phẩm bảo hiểm được đa dạng hóa với hơn 450 sản phẩm thuộc tất cả các nghiệp vụ với hơn 9,8 triệu người tham gia đạt tổng số tiền bảo hiểm hơn 2,1 triệu tỷ đồng.
Cùng với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và hiệu quả, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm 9 tháng năm 2019 ước đạt 353.428 tỷ đồng, tăng 22,18% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 80% tổng tài sản của toàn thị trường.
Tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tư trở lại nền kinh tế là 327.916 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 88,6% tổng nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của thị trường bảo hiểm. Tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 247.888 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 89,7% tổng dự phòng nghiệp vụ của toàn thị trường.
Video đang HOT
Số liệu thống kê của Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm cho thấy, 9 tháng năm 2019, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã chi trả tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm hơn 14.400 tỷ đồng, giúp các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính, tiết kiệm, bảo vệ tài chính trước các rủi ro trong cuộc sống, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội.
Các chuyên gia nhận định, những kết quả đạt được trong 9 tháng năm 2019 đã và đang tạo đà vững chắc để thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp theo.
Đây manh cac giai phap phat triên thi trương
Để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, phát triển bền vững thị trường bảo hiểm nhân thọ, trong thời gian tới, cơ quan quản lý sẽ tập trung nghiên cứu và xây dựng Luật Bảo hiểm (sửa đổi) theo hướng quản lý, giám sát trên cơ sở rủi ro nhằm tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động quản trị tài chính, quản trị kinh doanh. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh bảo hiểm, nâng cao chất lượng tăng trưởng của thị trường.
Đồng thời, Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện công bố thông tin đầy đủ, toàn diện và kịp thời nhằm giúp cho bên mua bảo hiểm và các tổ chức có liên quan hiểu rõ về cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Một giải pháp quan trọng khác là các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần tiếp tục phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm, trong đó tăng cường kết nối liên thông giữa các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thương mại với các sản phẩm của bảo hiểm xã hội…; khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm mà xã hội có nhu cầu cao, đảm bảo hiệu quả, mang lại lợi ích tối ưu cho người tham gia bảo hiểm.
Bên cạnh đó, cần phát triển và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo hướng chuyên nghiệp; Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phân phối bảo hiểm, phục vụ tốt nhất bên mua bảo hiểm, tạo điều kiện để đưa các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tiếp cận gần hơn với mọi đối tượng khách hàng, tăng độ bao phủ của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
Ngoài ra, để hệ thống hóa một cách đồng bộ, toàn diện dữ liệu, kiểm soát rủi ro và trục lợi bảo hiểm, giảm thiểu cạnh tranh không lành mạnh, các doanh nghiệp bảo hiểm cần thiết lập hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại cho thị trường bảo hiểm nhân thọ.
Theo Tapchitaichinh.vn
Ngành xây dựng gặp khó, lợi nhuận quý III của Coteccons giảm 65% so với cùng kỳ năm ngoái
Trong quý III/2019, CTD đạt doanh thu đạt 6.224,6 tỷ đồng, giảm 23%, lợi nhuận ròng đạt 165 tỷ đồng, giảm hơn 65% so với cùng kỳ năm 2018.
Ảnh: TL
Công ty cổ phần xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) vừa công bố báo BCTC quý III/2019 với tình hình kinh doanh không mấy khởi sắc khi doanh thu, lợi nhuận tiếp tục giảm sút.
Theo đó, trong kỳ doanh thu của công ty đạt 6.225 tỷ đồng, giảm hơn 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp tương ứng thu về 254 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với mức 574,5 tỷ hồi quý III/2018. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 7% xuống còn 4%.
Doanh thu tài chính cũng giảm 36% xuống còn 51 tỷ đồng trong quý III. Lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết tương ứng giảm.
Kết quả, trong quý III/2019, CTD ghi nhận lợi nhuận ròng chỉ còn 165 tỷ đồng, giảm hơn 65% so với cùng kỳ năm 2018.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, CTD đạt 16.262 tỷ doanh thu, lợi nhuận ròng đạt 478 tỷ đồng, lần lượt giảm 22% và 60% so với 9 tháng đầu năm 2018.
Năm 2019, CTD đặt kế hoạch doanh thu đạt 27.000 tỷ đồng và 1.300 tỷ lợi nhuận trước thuế. Với kết quả này, 9 tháng công ty lần lượt hoàn thành 60% kế hoạch doanh thu và 46% kế hoạch lợi nhuận.
Kết quả kinh doanh CTD giảm sút mạnh trong quý III/2019.
Lý giải về kết quả kinh doanh quý III/2019 giảm, Coteccons cho biết, do những khó khăn chung của ngành xây dựng. Các dự án bất động sản đã ký nhưng ngưng triển khai hoặc triển khai chậm. Trong khi đó, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn đấu thầu do nguồn việc ít đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của công ty.
Cùng với đó, lợi nhuận gộp giảm do một số công trình có thời gian thi công dài hơn dự kiến, làm tăng chi phí cố định. Đồng thời, áp lực giảm giá trong công tác đấu thầu với Chủ đầu tư cũng làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận.
Coteccons cũng cho biết doanh thu tài chính giảm chủ yếu đến từ việc chủ đầu tư xác nhận chậm, dòng tiền thu từ khách hàng chậm, công ty phải sử dụng nguồn tiền tiết kiệm sẵn có để thanh toán cho các nhà thầu phụ, nhà cung cấp, đội thi công theo các điều khoản hợp đồng đã ký kết. Trong kỳ, công ty đã tăng vốn điều lệ rót vào công ty đầu tư Covestcons nên làm giảm nguồn tiền tiết kiệm, ảnh hưởng đến doanh thu tài chính quý III/2019.
Tính đến thời điểm 30/9/2019, tổng tài sản Công ty 14.987 tỷ đồng, giảm 11% so với đầu kỳ, bao gồm 13.393 tỷ tài sản ngắn hạn và 1.594 tỷ tài sản dài hạn. Nợ phải trả vào mức 6.761 tỷ đồng, vốn chủ đạt 8.226 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu CTD cũng liên tục sụt giảm. Kết phiên giao dịch 21/10, cổ phiếu CTD đứng ở mức 85.700 đồng/cp, giảm hơn 46% so với đầu năm.
Kim Ngân
Theo nhipcaudautu.vn
Nắm giữ khoản tiền và tiền gửi "khổng lồ" hơn 28.500 tỷ đồng, PVGas báo lãi quý III giảm 9% Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm nhích nhẹ lên mức 11.317 tỷ đồng, vượt 18,5% mục tiêu cả năm 2019. Ảnh minh họa. Tổng Công ty khí Việt Nam - CTCP (PVGas, mã GAS) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 với chỉ tiêu kinh doanh biến động trái chiều. Theo đó, doanh thu thuần của PVGas...