Thị trường bảo hiểm đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội
Thời gian qua, thị trường bảo hiểm đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư nước ngoài, điều này cho thấy sức hấp dẫn của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Thị trường bảo hiểm đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội – Ảnh: Internet
Trao đổi về vấn đề này, ông Phùng Ngọc Khánh – Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, sau hơn 20 năm hình thành, phát triển, đặc biệt sau khi thực hiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam và tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm, thị trường bảo hiểm đã không ngừng hoàn thiên và lớn mạnh cả về quy mô, số lượng doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Thị trường bảo hiểm đã có sự đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, như: góp phần thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng tích lũy tiết kiệm cho nền kinh tế; góp phần bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện cho người dân có thể tự thu xếp, bảo vệ về mặt tài chính, và được bảo hiểm chi trả bồi thường khi không may xảy ra tai nạn, ốm đau, mà không cần tới sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước; bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư, giúp cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh mà không cần sử dụng đến các giải pháp tín dụng và dự phòng tài chính khác; thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế; góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ.
Từ năm 2015-2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp, tập đoàn tài chính lớn trên thế giới. Tại các Hội nghị này, các vấn đề về chính sách, môi trường kinh doanh và tiềm năng của thị trường bảo hiểm đã được giới thiệu, thảo luận và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Hội nghị xúc tiến đầu tư đã tạo điểm nhấn để thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ, an toàn ngay sau đó, góp phần thực hiện các mục tiêu, chương trình của Đảng và Chính phủ; đồng thời tạo điều kiện để thực hiện tốt các vai trò của ngành bảo hiểm đối với nền kinh tế xã hội.
Trước năm 2015, doanh thu thị trường chỉ tăng trưởng ở mức dưới 18%. Sau các Hội nghị xúc tiến đầu tư, tăng trưởng liên tục trên 20% (2015: 25%, 2017: 26%), riêng nguồn vốn chủ sở hữu (vốn đầu tư vào Việt Nam) tăng gần gấp đôi (1,74 lần) trong giai đoạn 2015-2018, từ 45.157 tỉ đồng năm 2015 lên 78.584 tỉ đồng năm 2018; vốn đầu tư trở lại nền kinh tế tăng 2 lần, từ 160.258 tỉ đồng năm 2015 lên 324.644 tỉ đồng năm 2018.
Riêng đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, nơi tập trung đa số các nhà đầu tư nước ngoài, chỉ trong 3 năm từ 2016-2018, vốn chủ sở hữu tăng bình quân 30%/năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân 30%/năm, tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế tăng bình quân 28%/năm.
“Những con số trên thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ của các nhà đầu tư đối với thị trường bảo hiểm và tạo nên lực đẩy cho thị trường phát triển nhanh trong giai đoạn 2015-2018″, ông Phùng Ngọc Khánh cho biết.
Bên cạnh những con số tăng trưởng ấn tượng, với vai trò cơ quan quản lý, nhằm duy trì sự bền vững của thị trường, bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải chú trọng bảo đảm việc trích lập dự phòng đầy đủ, nhằm đáp ứng trách nhiệm cam kết đối với tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm (giai đoạn 2015-2018, tổng dự phòng nghiệp vụ cũng đã tăng hơn 2 lần), nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ khách hàng.
Nói rõ hơn về sự đóng góp của ngành bảo hiểm, ông Khánh chỉ rõ từng hạng mục. Thứ nhất là bảo hiểm bảo vệ thiệt hại tài chính nếu có của các chủ đầu tư, người sản xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn vừa qua, các doanh nghiệp bảo hiểm đã không ngừng phát triển các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiệt hại kinh tế, gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm công cộng. Từ năm 2000 đến nay, các doanh nghiêp bảo hiểm đã bồi thường và chi trả quyền lợi bảo hiểm lên đến 242.171 tỉ đồng, trong đó, riêng giai đoạn 2015-2018 là 113.000 tỉ đồng.
Theo thống kê của các doanh nghiệp bảo hiểm, khoảng 80% các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kinh tế lớn của Nhà nước đã được các doanh nghiệp bảo hiểm bảo vệ về mặt tài chính trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm mà không cần phải sử dụng đến nguồn kinh phí hỗ trợ thiệt hại từ ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện chính sách tài khóa.
Video đang HOT
Thứ hai, bảo hiểm góp phần bổ trợ cho chính sách an sinh xã hội, thông qua việc đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân.
Hiện nay, tổng giá trị được bảo hiểm là 11,7 triệu tỉ đồng, trong đó tổng giá trị kinh tế tài sản được bảo hiểm của khu vực doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế lên tới hơn 10 triệu tỉ đồng, tổng giá trị được bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là 1 triệu tỉ đồng; trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, sức khỏe là 700 nghìn tỉ đồng.
Hiện nay gần 7,5 triệu người tham gia bảo hiểm nhân thọ, tương đương 8% dân số, 4 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, sức khỏe ngắn hạn; 12 triệu học sinh được bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và tai nạn (tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm gần 60%); 18 triệu lượt khách được bảo hiểm hàng không (tỷ lệ thâm nhập 100%); trên 12 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt (tỷ lệ thâm nhập 100%); 1.620 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn hành khách vận chuyển đường bộ (tỷ lệ thâm nhập 61%).
Thứ ba, bảo hiểm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng đầu tư trở lại nền kinh tế.
Từ năm 2000 đến nay, thị trường bảo hiểm nhân thọ duy trì tốc độ tăng trưởng cao (bình quân 21,6%/năm), đã huy động gần 300.000 tỉ đồng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế (lĩnh vực phi nhân thọ là 41.000, nhân thọ 258.450 tỉ đồng), phần lớn thông qua hình thức phí bảo hiểm vào các hợp đồng bảo hiểm tiết kiệm và đầu tư dài hạn (thời hạn trên 10 năm), qua đó góp phần kiềm chế lạm phát, tăng tích lũy tiết kiệm cho nền kinh tế thông qua việc bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn ổn định cho nền kinh tế. Trong đó, 70% đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm vào trái phiếu Chính phủ, góp phần ổn định các kế hoạch phát hành trái phiếu của Chính phủ.
Thứ tư, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế với các thị trường bảo hiểm quốc tế và khu vực, qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và nhà nước ta về hội nhập quốc tế.
Từ năm 2003, cơ quan quản lý bảo hiểm được kiện toàn, trở thành thành viên Hiệp hội quốc tế của các nhà quản lý bảo hiểm (IAIS) vào năm 2007. Thị trường bảo hiểm mở cửa rộng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài theo các Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước như EU, Hoa Kỳ, tạo điều kiện cho hàng hoá (dệt may, da giầy,…) của Việt Nam xâm nhập vào thị trường các nước.
Các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo hiểm được mở rộng. Hội nhập kinh tế (WTO, AEC 2015) đã tạo điều kiện hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế về giám sát bảo hiểm do Hiệp hội các cơ quan quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS) ban hành. Các chính sách về quản trị doanh nghiệp, hệ thống cảnh báo sớm đã được hình thành thông qua cơ chế tham vấn, chia sẻ thông tin qua diễn đàn Hội nghị các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN (AIRM).
Hợp tác song phương với các tổ chức, đối tác quốc tế đã và đang hỗ trợ cơ quan quản lý, giám sát xây dựng chính sách về bảo hiểm thiên tai (WB, ADB), bảo hiểm năng lượng nguyên tử (Pool bảo hiểm năng lượng nguyên tử Nhật Bản), phát triển hệ thống công nghệ thông tin (WB), đào tạo tăng cường năng lực (FSS Hàn Quốc, FSA Nhật Bản)…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm cũng tích cực mở rộng quan hệ với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm quốc tế, các Hiệp hội bảo hiểm trong khu vực nhằm tăng cường cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, nâng cao năng lực tài chính, bảo vệ các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong trường hợp phải bồi thường cho các tổn thất về thiên tai, dịch bệnh mang tính chất thảm hoạ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh hoạt động đào tạo và trao đổi thông tin phục vụ tốt hơn hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Thứ năm, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình của Chính phủ về thí điểm thực hiện bảo hiểm nông nghiệp; Về thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu; Mở rộng và phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới.
Tuyết Nhung
Theo motthegioi.vn
Nhà đầu tư tin tưởng vào thị trường bảo hiểm Việt Nam
Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm trong thời gian qua, những đóng góp của ngành này với sự phát triển kinh tế xã hội là không nhỏ. Ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm- Bộ Tài chính đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.
Ông Phùng Ngọc Khánh.
Có thể nói, thị trường bảo hiểm đã có sự phát triển tích cực, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội. Xin ông cho biết cụ thể những bước tiến của ngành bảo hiểm trong thời gian qua?
Sau hơn 20 năm hình thành, phát triển, đặc biệt sau khi thực hiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam và tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm, thị trường bảo hiểm đã không ngừng hoàn thiện và lớn mạnh cả về quy mô, số lượng doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Đến hết năm 2018, thị trường bảo hiểm có 64 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), trong đó có 30 DNBH phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 14 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Ngoài ra, chúng ta còn có 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài.
Thị trường bảo hiểm đã ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí trong nền kinh tế - xã hội, thể hiện qua một số chỉ tiêu cụ thể trong năm 2018 và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2018. Cụ thể: Năm 2018, tổng tài sản ước đạt 390.717 tỷ đồng, tăng bình quân 18%/năm (giai đoạn 2011-2015 là 16%, 2016-2018 là 23%). Tổng số tiền đầu tư ước đạt 324.644 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 19%/năm (giai đoạn 2011-2015 là 16%, 2016-2018 là 24%). Tổng dự phòng nghiệp vụ ước đạt 247.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 21%/năm (giai đoạn 2011-2015 là 15%, 2016-2018 là 27%). Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 82.584 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 13%/năm (giai đoạn 2011-2015 là 9%, 2016-2018 là 20%). Tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt 151.001 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 23%/năm, (giai đoạn 2011-2015 là 23%, 2016-2018 là 21%). Hàng tháng, các DNBH chi bồi thường trung bình khoảng 2.500 tỷ đồng.
Với sự phát triển như vậy, không có gì làm lạ khi thị trường bảo hiểm nước ta nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài. Xin ông chia sẻ điều gì làm nên sức hấp dẫn này thưa ông?
Từ năm 2015-2018, Bộ Trưởng Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc với sự tham gia đông đảo của doanh nghiệp, tập đoàn tài chính lớn trên thế giới. Tại các Hội nghị này, các vấn đề về chính sách, môi trường kinh doanh và tiềm năng của thị trường bảo hiểm đã được giới thiệu, thảo luận và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Hội nghị xúc tiến đầu tư đã tạo điểm nhấn để thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ, an toàn ngay sau đó, góp phần thực hiện các mục tiêu, chương trình của Đảng và Chính phủ; đồng thời tạo điều kiện để thực hiện tốt các vai trò của ngành bảo hiểm đối với nền kinh tế xã hội.
Trước năm 2015, doanh thu thị trường chỉ tăng trưởng ở mức dưới 18%. Sau các Hội nghị xúc tiến đầu tư, tăng trưởng liên tục trên 20% (2015: 25%, 2017: 26%), riêng nguồn vốn chủ sở hữu (vốn đầu tư vào Việt Nam) tăng gần gấp đôi (1,74 lần) trong giai đoạn 2015-2018, từ 45.157 tỷ đồng năm 2015 lên 78.584 tỷ đồng năm 2018; vốn đầu tư trở lại nền kinh tế tăng 2 lần, từ 160.258 tỷ đồng năm 2015 lên 324.644 tỷ đồng năm 2018. Riêng đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, nơi tập trung đa số các nhà đầu tư nước ngoài, chỉ trong 3 năm từ 2016-2018, vốn chủ sở hữu tăng bình quân 30%/năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân 30%/năm, tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế tăng bình quân 28%/năm.
Những con số trên thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ của các nhà đầu tư đối với thị trường bảo hiểm và tạo nên lực đẩy cho thị trường phát triển nhanh trong giai đoạn 2015-2018.
Bên cạnh những con số tăng trưởng ấn tượng, với vai trò cơ quan quản lý, nhằm duy trì sự bền vững của thị trường, bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải chú trọng bảo đảm việc trích lập dự phòng đầy đủ nhằm đáp ứng trách nhiệm cam kết đối với tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm (giai đoạn 2015-2018, tổng dự phòng nghiệp vụ cũng đã tăng hơn 2 lần), nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ khách hàng.
Phải khẳng định sự phát triển của ngành bảo hiểm thời gian qua khá ấn tượng. Vậy, ông có thể khái quát sự đóng góp của ngành bảo hiểm cho sự phát triển chung của nền kinh tế như thế nào?
Có thể nói, trong thời gian qua, thị trường bảo hiểm đã đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ kinh tế phát triển, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân.
Thứ nhất, bảo hiểm bảo vệ thiệt tại tài chính nếu có của các chủ đầu tư, người sản xuất kinh doanh. Theo thống kê của các DNBH, khoảng 80% các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kinh tế lớn của Nhà nước đã được các DNBH bảo vệ về mặt tài chính trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm mà không cần phải sử dụng đến nguồn kinh phí hỗ trợ thiệt hại từ ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện chính sách tài khóa.
Thứ hai, bảo hiểm góp phần bổ trợ cho chính sách an sinh xã hội, thông qua việc đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân. Hiện nay, gần 7,5 triệu người tham gia bảo hiểm nhân thọ, tương đương 8% dân số, 4 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, sức khỏe ngắn hạn; 12 triệu học sinh được bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và tai nạn (tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm gần 60%); 18 triệu lượt khách được bảo hiểm hàng không (tỷ lệ thâm nhập 100%); trên 12 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt (tỷ lệ thâm nhập 100%); 1.620 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn hành khách vận chuyển đường bộ (tỷ lệ thâm nhập 61%).
Thứ ba, bảo hiểm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng đầu tư trở lại nền kinh tế.
Từ năm 2000 đến nay, thị trường bảo hiểm nhân thọ duy trì tốc độ tăng trưởng cao (bình quân 21,6%/năm), đã huy động gần 300.000 tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế (lĩnh vực phi nhân thọ là 41.000, nhân thọ 258.450 tỷ đồng), phần lớn thông qua hình thức phí bảo hiểm vào các hợp đồng bảo hiểm tiết kiệm và đầu tư dài hạn (thời hạn trên 10 năm), qua đó góp phần kiềm chế lạm phát, tăng tích lũy tiết kiệm cho nền kinh tế thông qua việc bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn ổn định cho nền kinh tế. Trong đó, 70% đầu tư của các DNBH vào trái phiếu Chính phủ, góp phần ổn định các kế hoạch phát hành trái phiếu của Chính phủ.
Thứ tư, sự phát triển của ngành bảo hiểm đã thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế với các thị trường bảo hiểm quốc tế và khu vực, qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và nhà nước về hội nhập quốc tế.
Từ năm 2003, cơ quan quản lý bảo hiểm được kiện toàn, trở thành thành viên Hiệp hội quốc tế của các nhà quản lý bảo hiểm (IAIS) vào năm 2007. Thị trường bảo hiểm mở cửa rộng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài theo các Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước như EU, Hoa Kỳ, tạo điều kiện cho hàng hoá (dệt may, da giầy,...) của Việt Nam xâm nhập vào thị trường các nước.
Các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo hiểm được mở rộng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm cũng tích cực mở rộng quan hệ với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm quốc tế, các Hiệp hội bảo hiểm trong khu vực nhằm tăng cường cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, nâng cao năng lực tài chính, bảo vệ các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong trường hợp phải bồi thường cho các tổn thất về thiên tai, dịch bệnh mang tính chất thảm hoạ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh hoạt động đào tạo và trao đổi thông tin phục vụ tốt hơn hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Đặc biệt, ngành bảo hiểm đã góp phần không nhỏ giúp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình của Chính phủ về nhưng nội dung như: thí điểm thực hiện bảo hiểm nông nghiệp; thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu; mở rộng và phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới.
Xin cảm ơn ông!
Thuỳ Linh (thực hiện)
Theo baohaiquan.vn
Chứng khoán sáng 14/11: Không trở nên tiêu cực hơn, thị trường xuất hiện nhiều cổ phiếu hồi phục Giá dầu giảm mạnh đêm qua dường như không tạo thêm tâm lý bi quan trên thị trường. Các mã GAS, PVS hiện chỉ giảm nhẹ trong khi đó các mã vốn hóa trung bình và nhỏ tiếp tục có biểu hiện tích cực, thoát bóng nhóm cổ phiếu lớn. Ảnh minh họa. Trên cả 2 sàn HOSE và HNX, GAS và PVS...