Thị trấn “ma” ở Canada
Gagnon, ở Quebec, là thị trấn ma không giống bất kỳ thị trấn ma nào. Nơi đây không có nhà bỏ hoang hay bất kỳ cơ sở hạ tầng nào chứng minh dấu vết con người đã từng sinh sống.
Tuy nhiên, gần bốn thập kỷ trước, Gagnon là thị trấn khai thác mỏ phát triển có sân bay, nhà thờ, trường học, tòa thị chính, đấu trường, bệnh viện và trung tâm thương mại lớn, mặc dù khu vực này cô lập và chỉ có thể tiếp cận bằng máy bay.
Vào những năm 1970, sản xuất thép giảm trên khắp Bắc Mỹ do hậu quả của cuộc suy thoái năm 1973-75, có tác động kéo dài đến thập niên 80. Vào năm 1977, nguồn tài nguyên trong các mỏ cạn kiệt và hoạt động khai thác được chuyển đến mỏ ở hồ Lửa, nằm cách Gagnon khoảng 90 km về phía đông bắc.
Đến giữa những năm 1980, các mỏ không còn mang lại lợi nhuận và người ta quyết định đóng cửa chúng. Chính quyền sơ tán thị trấn Gagnon, cùng với đó người ta san bằng toàn bộ thị trấn vào năm 1985. Tất cả những gì còn lại ngày nay là con đường chính vắng vẻ thuộc thị trấn và đường băng sân bay.Gagnon cách thành phố Quebec khoảng 600 km về phía bắc, nằm ở rìa hồ Manicouagan (miệng núi lửa và là một trong những địa danh quan trọng nhất ở Quebec).
Thị trấn được thành lập vào năm 1960 sau khi phát hiện ra quặng sắt trong khu vực. Người ta chọn bờ hồ Barbel làm nơi xây dựng thị trấn Gagnon tương lai. Thị trấn nhanh chóng mở rộng quy mô. Cơ sở hạ tầng như bệnh viện, sân bay, nhà thờ, trường tiểu học, trung học và các doanh nghiệp khác mọc lên như nấm. Vào thời kỳ đỉnh cao, thành phố có khoảng 4.000 dân cư.
Hai năm sau khi bị xóa sổ, thị trấn Gagnon không còn cô lập nhờ tuyến đường cao tốc vượt qua thị trấn. Tuyến đường nối Baie-Comeau với Labrador.
Dấu hiệu còn lại của thị trấn đã bị xóa sổ
Gagnon trong suốt thời kỳ hoàng kim
Auberge Du Lac, khách sạn duy nhất ở Gagnon
Video đang HOT
Một góc về khách sạn Auberge Du Lac
Khung cảnh mùa đông thường gặp dọc đường phố chính
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Kỳ lạ, Bàn tay mọc lên giữa sa mạc ở Chile và ý nghĩa nhân văn của nó
Nằm giữa sa mạc Atacama của Chile, người ta phát hiện một công trình kiến trúc đáng kinh ngạc, "Man del Desierto", hay "bàn tay của sa mạc".
Thoạt nhìn, nó có vẻ là tác phẩm khoa học viễn tưởng, nhưng thực sự đó là tác phẩm điêu khắc cao 36 ft (11m). "Mano del Desierto" biểu tượng cho sự tương phản của con người nhỏ bé, bất lực và bị mắc kẹt trước thiên nhiên. Nghệ sĩ người Chile, Mario Irarrazabal đã tạo ra tác phẩm điêu khắc bàn tay khổng lồ này. Nhờ sự sáng tạo và giá trị cảm xúc mà tác phẩm điêu khắc thể hiện, nghệ sĩ đã được hoan nghênh và ngưỡng mộ trên toàn thế giới.
Thị trấn Antofagasta gần với địa điểm này nhất, chỉ cách cách khoảng 75km, du khách háo hức kéo nhau đến chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật trong suốt cả năm. Nghệ sĩ Irarrázabal đã mượn hình ảnh con người để thể hiện cảm xúc như bất công, cô đơn, đau khổ và dằn vặt.
Công trình được xây dựng vào ngày 28 tháng 3 năm 1992, cứ như thể nó được làm từ cát, nhưng thực ra nó được làm bằng sắt và xi măng, vì vậy tác phẩm điêu khắc này rất bền. Tổ chức địa phương "Corporaction Pro Antofagasta", hỗ trợ xây dựng nó. Du khách có thể ghé thăm công trình độc đáo "Mano del Desierto" bất kỳ thời điểm nào trong năm. Một tác phẩm nổi tiếng khác của ông cũng khai thác ý tưởng tương tự trên, mang tên "Di tích cho người chết đuối" nằm ở Parada 4, tại bãi biển Brava, ở Punta del Este - thị trấn nghỉ mát nổi tiếng ở Uruguay.
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Hoa huỳnh liên nở vàng rực đường phố Sài Gòn ngày giáp Tết Những ngày gần tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhiều tuyến đường ở Sài Gòn được 'khoác áo mới' với màu vàng rực của hoa huỳnh liên nở rộ. Những ngày qua, hoa huỳnh liên nở rộ vàng rực trên nhiều tuyến đường ở Sài Gòn khiến người dân lưu thông qua không khỏi ngỡ ngàng. Huỳnh liên là giống hoa có nguồn...