Thị trấn kỳ lạ treo thưởng tiền cho ai đến sinh sống tại đây
Không như những nơi khác phải mất tiền, chi phí để định cư, ngôi làng kỳ lạ này lại trả tiền để mời người đến ở. Tất nhiên không thể thiếu “điều kiện” kèm theo.
Dân số là một trong những vấn đề “ nóng” tại nhiều quốc gia. Có những nơi thì dân cư tập trung quá đông, dẫn đến tình trạng quá tải, thừa người thiếu đất.
Có những nơi thì lại “vắng như chùa bà Đanh”, đến mức mà chính quyền sẵn sàng trả tiền để có người ở. Tất nhiên đổi lại thì cũng phải có điều kiện đi kèm rồi.
Thị trấn Molise yên bình một cách buồn bã. (Ảnh minh hoạ: Alama)
Thị trấn hoang vu bị gắn mác “không tồn tại”
Ở Ý có một thị trấn cực kỳ hẻo lánh, nằm giữa các vùng núi Abruzzo và Puglia. Nơi đây được đặt tên là “gáy” của chiếc ủng Ý. Biệt danh này vừa vì vị trí địa lý của thị trấn, vừa ám chỉ rằng đây là địa điểm mà chẳng ai ngó ngàng tới. Thậm chí người dân Ý còn gọi vui thị trấn Molise này là Molise Non Esiste (nghĩa là Molise Không Tồn Tại). Chính vì thế mà chính quyền nơi này vô cùng trăn trở vấn đề dân số.
Mùa lễ hội mà ở Molise cũng không đến được “cảnh giới” đông kín người. (Ảnh: The News Daily)
Dân số của Molise suy giảm nghiêm trọng trong suốt hơn một thập kỷ qua, dẫn đến việc nhiều thị trấn tại đây bị bỏ hoang vì không có ai sinh sống. Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vì người trẻ chọn cách di dời đến trung tâm đất nước hoặc các thành phố lớn để sinh sống, làm ăn. Không chỉ riêng Molise mà nguyên nhân này cũng khiến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam lâm vào cảnh thừa người thiếu đất.
Cảnh thì đẹp mà chẳng có ai ở. (Ảnh minh hoạ: CNN)
Chính quyền trả tiền để người ngoài vào sống kèm theo nhiều điều kiện
Để khắc phục tình trạng đáng báo động này, chính quyền Molise đã “treo thưởng” gần 25000 euro (khoảng 630 triệu đồng) mỗi năm cho bất kỳ ai đến đây sinh sống. Đổi lại, bạn phải chọn định cư tại những khu vực cực kỳ ít người, dân số chưa đến 2000. Bên cạnh đó, người đến ở phải thiết lập và quản lý một loại hình kinh doanh tối thiểu 5 năm. Có tới hơn 100 làng tại Molise có dân số dưới 2000 cho bạn lựa chọn.
Chính quyền Molise rất mong sẽ có người đến ở. (Ảnh minh hoạ: The Spaces)
Bạn hoàn toàn có thể “ngầm” hiểu điều này tức là chính quyền trả tiền, bạn đến đây sinh sống, làm ăn ổn định và giúp Molise “tăng dân số”. Molise cũng hứa sẽ mang đến chất lượng cuộc sống tốt, môi trường trong lành và các phúc lợi khác, chưa kể đến việc sinh hoạt phí thấp hơn nhiều so với mức chi tiêu ở thành phố. Tỷ lệ trẻ em sinh ra ở đây cũng đang thuộc mức thấp nhất, thế nên chính quyền Molise rất mong có nhiều “nam thanh nữ tú” đến đây sinh sống.
Cư dân mạng muốn thử một lần sang ý “đổi đời”
Trước một đề nghị hấp dẫn thế này thì nhiều thanh niên đều ao ước được đặt chân đến đây để sống thử. Tất nhiên là không ít bạn trẻ ở Việt Nam cũng muốn một lần “chơi lớn” xem có đổi đời hay không. Tuy nhiên, bên cạnh việc chứng minh tài chính, mua vé máy bay đến tận đây thì rất nhiều thủ tục nhập cư, rồi rào cản ngôn ngữ đang chờ bạn nếu muốn làm công dân ở Molise. Đúng là “việc nhẹ lương cao” nhưng chẳng đến lượt mình.
Một số ý kiến của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình FB)
Dù sao đi chăng nữa giải pháp của thị trấn Molise cũng khá thông minh và hấp dẫn. Mục tiêu thu hút và có thêm hơn 25 nghìn dân cư sinh sống của chính quyền thị trấn không biết sẽ phải mất bao lâu mới đạt được. Nhưng nếu Molise mà “chịu chơi” mời hẳn dân cư năm châu, bốn bể về ở, hỗ trợ đi lại, giấy tờ thì có khi chỉ mất một tuần là giải quyết được vấn đề cũng nên. Nếu bạn cũng đang muốn tìm một nơi ở mới mà lại có điều kiện đi Ý, hãy suy nghĩ tới Molise nhé.
Kỳ lạ ngôi làng có hàng trăm người giống hệt nhau dù không cùng huyết thống
Không sống chung nhà, không cùng huyết thống nhưng hàng trăm người dân tại ngôi làng này lại có ngoại hình rất giống nhau, khiến giới khoa học cũng phải đau đầu.
Trên thế giới có rất nhiều ngôi làng kỳ lạ với những đặc điểm có một không hai và ngôi làng Harragona là một ví dụ. Làng Harragona nằm ở phía nam thành phố Bengaluru, bang Karnataka, miền bắc Ấn Độ. Ngôi làng này đã nhận được rất nhiều sự chú ý khi có tới hàng trăm người dân có ngoại hình rất giống nhau, trông như anh em sinh đôi nhưng thực tế hoàn toàn không có quan hệ huyết thống.
Bất cứ ai khi đặt chân đến ngôi làng nhỏ Harragona đều cảm thấy vô cùng ngạc nhiên và khó hiểu khi có quá nhiều người giống nhau. Không giống những ngôi làng sinh đôi trên thế giới như làng Kodinhi (bang Kerala, Ấn Độ) hay làng Velyka Kopanya (Ukraine), có rất nhiều cặp sinh đôi, làng Harragona có khoảng hơn 200 người có ngoại hình giống nhau như cùng được sinh ra từ một cặp vợ chồng.
Bên ngoài, làng Harragona chẳng khác gì những ngôi làng ở nông thôn khác. Nhưng một khi đã bước chân vào trong, bạn chắc chắn sẽ rất sốc khi thấy nhiều người quá giống nhau, rất khó để phân biệt, chẳng khác nào ảo ảnh. Cho dù nhìn thoáng qua hay nhìn kỹ, những người dân trong làng vẫn có rất nhiều điểm giống nhau trên gương mặt, như đúc ra từ một khuôn.
Hiện tượng kỳ lạ và bí ẩn này đã thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia và nhà khoa học từ các lĩnh vực khác nhau đến đây để nghiên cứu, tìm hiểu và lý giải.
Ông Biharz, một chuyên gia di truyền học người Đức, từng đến thăm ngôi làng Harragona để tìm hiểu. Giống như nhiều người lạ khác khi bước chân vào đây, ông Biharz cũng bị choáng ngợp bởi ngoại hình đặc biệt của người dân trong làng.
Ông Biharz đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng 237 người dân nơi đây có ngoại hình rất giống nhau, mũi nhọn, môi dày, có nếp nhăn dưới môi và xương lông mày nhô lên rõ ràng. Ngoài một số khác biệt về tuổi tác, chiều cao hay cân nặng thì trông họ thật sự rất giống nhau dù hầu như không phải anh em ruột thịt.
Bên cạnh đó, người dân làng Harragona có thể dễ dàng phân biệt bởi giọng nói, tính cách hay sở thích... của họ hoàn toàn khác nhau. Chỉ trừ ngoại hình, họ có những cảm xúc và cách đối xử khác nhau. Khi còn nhỏ, nhiều người dân nhận thấy một số người trông giống hệt nhau nhưng lâu ngày khi trưởng thành, họ phát hiện nhiều điểm không hoàn toàn giống nhau, nhờ đó mà dễ dàng phân biệt hơn.
Lý giải về hiện tượng này, một chuyên gia hóa sinh học đã phân tích mẫu đất và nguồn nước ở làng Harragona và phát hiện, đất và nước tại khu vực này có chứa yếu tố platin (bạch kim) và bitmut khá rõ ràng. Rất có thể, những hợp chất hóa học này đã ảnh hưởng tới những phụ nữ mang thai, làm thay đổi tế bào của họ và tác động tới thai nhi. Đây có thể là một trong những nguyên nhân liên quan tới hiện tượng nhiều người xinh ra giống nhau dù không cùng huyết thống.
Bên cạnh đó, các nhà nhân chủng học cũng cho rằng hôn nhân cận huyết là một trong những nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng này. Ngôi làng khá nhỏ và trí thức kém, người dân thường không đi xa, do đó hôn nhân cận huyết thường xuyên diễn ra. Trải qua những cuộc hôn nhân này, việc những đứa trẻ sinh ra có ngoại hình hao hao giống nhau là hoàn toàn có thể xảy ra.
Cho đến bây giờ, vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng nào cho việc một ngôi làng có hàng trăm người giống hệt nhau. Hiện tượng này vẫn là một trong những bí ẩn lớn khiến các nhà khoa học thế giới đau đầu.
'Hang tình yêu' 40.000 tuổi: Nơi ra đời con lai giữa 2 loài người Một di chỉ có giá trị đặc biệt quan trọng với lịch sử định cư và tiến hóa của loài người hiện đại đã được khai quật tại Bồ Đào Nha. Những dấu tích mới tại hang Lapa do Picareiro cho thấy những Homo sapiens đầu tiên khai phá châu Âu sớm hơn suy nghĩ trước đây tới 5.000 năm. Thế giới 40.000...