Thị trấn Di sản Văn hóa Thế giới của Kenya đang bị đe dọa
Các nhà hoạt động lo ngại rằng đảo Lamu xa xôi, một di sản thế giới của UNESCO, đang bị đe dọa.
Các công trình lớn đang được chính phủ xây dựng trong đất liền, bao gồm một hải cảng, một hệ thống đường ống dẫn dầu và các liên kết giao thông. Họ cũng mong muốn xây dựng nhà máy nhiệt điện than đầu tiên của khu vực. Phát triển cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy nền kinh tế địa phương, nhưng các cư dân Lamu lo ngại sự phát triển và làn sóng ảnh hưởng từ bên ngoài sẽ cuốn đi nền văn hóa và kiến trúc địa phương.
Chính sự xa xôi ngoài biển khơi giúp đảo Lamu của Kenya duy trì nền văn hóa và truyền thống cổ 650 năm của người Swahili.
Ô tô bị cấm ở Lamu Town, một thị trấn Di sản Thế giới của UNESCO, vì vậy lừa là phương tiện vận chuyển chính.
Nhiều người địa phương lo việc xây dựng hải cảng mới, đường ống dẫn dầu và các liên kết giao thông trên đất liền sẽ đưa nhiều người ngoài đến Lamu và làm thay đổi văn hóa độc đáo của hải đảo.
Ông Abu Bakr Badawi từ đền thờ Hồi giáo Riyadha cho biết: “Chúng tôi đang gắng hết sức ngăn chặn sự sâm nhập và những đổi mới để bảo tồn Lamu.”
Giới hữu trách cho biết nhóm dự án trị giá 26 tỷ đôla sẽ cải thiện mối liên kết kinh tế giữa Kenya, Nam Sudan và Ethiopia và tạo ra hàng ngàn việc làm.
Nhưng tòa án Kenya hồi tháng 6 đã không cho phép xây dựng nhà máy nhiệt điện than theo dự trù để phục vục các dự án hạ tầng này. Đó là một thắng lợi của những người chống đối.
Raya Famau Ahmed, nhà hoạt động phản đối dự án nhà máy than, nói: “Chúng tôi, những người Lamu rất sợ bởi vì người từ các khu vực khác đến đảo của chúng tôi họ mang theo nhiều thứ: Ngôn ngữ của họ, văn hóa của họ, cách sống của họ, và họ sẽ làm thay đổi văn hóa và cách sống của chúng tôi.”
Ngư dân lo ngại hải cảng mới sẽ phá hoại ngư trường của họ.
Ngư dân Emet Abdi Abdallah chia sẻ: “Những gì họ làm ở đó thật là khủng khiếp. Đào núi, phá đá ngay tại nơi đánh bắt cá của chúng tôi. Chúng tôi không thể đến đó nữa. Khi mùa cá tới, chúng tôi không biết đi đâu để đánh bắt nữa.”
Các nhà hoạt động lo ngại các dự án cũng cản trở nỗ lực bảo tồn Lamu Town và bản sắc độc đáo của nó.
Bảo tàng quốc gia Kenya cho biết, hơn một phần ba các tòa nhà lịch sử của Lamu đã bị phá hủy.
Athman Hussein từ Bảo tàng quốc gia Kenya nói: “Nhiều chủ sở hữu không muốn thấy bất kỳ sự can thiệp nào. Họ nghĩ ai bỏ tiền vào nhà của họ, người đó đang chiếm dần quyền sở hữu. Người ngoài đang chiếm nhà cửa của họ. Vì vậy, đó là một chuyện phức tạp.”
Chính quyền Lamu hứa sẽ bảo vệ di sản thế giới của hòn đảo trước các dự án.
Fahima Araphat, giới chức chính quyền quận Lamu, nói: “Chúng tôi có các biện pháp để đảm bảo rằng các hoạt động cụm dự án LAPSSET sẽ ở đất liền. Các khu vực Hindi, Mokowe và những nơi như vậy và quần đảo Lamu bắt đầu từ Shela đến Kipungani, vẫn là di sản thế giới. “
Chính quyền Lamu cho biết họ đang xin ngân sách để khôi phục các tòa nhà lịch sử và phát triển ngành du lịch như là một trụ cột chính của đảo.
Bất chấp việc kinh doanh văn hóa của họ, một số tranh luận rằng khách du lịch có thể giúp bảo tồn truyền thống độc đáo của Lamu.
Theo VOA
Có 4 bảo vật Quốc gia trưng bày tại "Hội ngộ di sản văn hóa 3 miền"
Bảo tàng tỉnh An Giang tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hội ngộ di sản văn hóa ba miền" với sự phối hợp của các bảo tàng đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Theo đó, trong đợt trưng bày triển lãm lần này có quy mô trên 500 di vật, hình ảnh và các bộ sưu tập hiện vật độc đáo, tiêu biểu của ba nền văn hóa khảo cổ học ở Việt Nam thời cổ đại gồm: Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Óc Eo. Trong đó, có 4 bảo vật quốc gia gồm 3 dị vật và một bộ sưu tập gồm 11 hiện vật.
Theo thanh niên
Đi dạo, đột nhiên đá phải di vật ngàn năm, trở thành triệu phú Ngày hôm đó, theo thói quen, Adam tản bộ sau khi dùng bữa trưa. Đột nhiên, anh thấy có gì đó sáng lấp lánh. Đến gần, anh nhìn thấy di vật ngàn năm bằng vàng, chiều rộng khoảng 1cm, có khắc hoa văn rất tinh xảo, rất đẹp. Theo thông tin đăng tải, anh Adam Cock, người Ba Lan, hiện đang làm việc...