Thị trấn Bút Sơn đưa việc học và làm theo Bác đi vào chiều sâu
Có mặt ở thị trấn Bút Sơn (Hoằng Hóa) vào đầu giờ sáng của ngày làm việc, chúng tôi cảm nhận được không khí trao đổi, hướng dẫn thân thiện, cởi mở giữa đội ngũ công chức bộ phận “một cửa” với người dân đến giải quyết thủ tục hành chính.
Công chức bộ phận “một cửa” thị trấn Bút Sơn giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.
Những thủ tục đơn giản được giải quyết nhanh; những thủ tục cần thời gian giải quyết được ghi phiếu hẹn cụ thể; những thủ tục không thuộc thẩm quyền được hướng dẫn tận tình, chu đáo để người dân vui vẻ liên hệ đến cơ quan chức năng khác. Thị trấn Bút Sơn mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập nguyên trạng thị trấn Bút Sơn cũ và 2 xã Hoằng Vinh và Hoằng Phúc. Dân số của địa phương tăng lên nhiều nên thị trấn Bút Sơn xác định việc chuyển đổi các giấy tờ cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm, đảm bảo hoạt động ổn định sau sáp nhập, không làm xáo trộn, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Đặc biệt, để tạo sự gần gũi, hài lòng cho người dân, thị trấn Bút Sơn luôn quan tâm đổi mới tác phong làm việc theo hướng gần gũi, trách nhiệm, nhiệt tình. Vì thế, sau hơn 1 năm sáp nhập, việc xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ Nhân dân ở thị trấn Bút Sơn được Nhân dân hài lòng, đánh giá cao. Đây là một trong những điểm nhấn trong học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở thị trấn Bút Sơn.
Ngoài phục vụ tốt Nhân dân, Đảng ủy thị trấn Bút Sơn đặc biệt chú trọng đến trách nhiệm nêu gương của cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu. Việc nêu gương được thực hiện theo phương châm “gắn sát chức năng, nhiệm vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện”. Đồng chí Hoàng Văn Chung, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy thị trấn Bút Sơn, cho biết: “Người đứng đầu phải tiên phong làm trước, thực hành trước với những việc làm cụ thể như đổi mới cách thức lãnh đạo, cải tiến lề lối, tác phong làm việc; chủ động, linh hoạt trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình trong mọi hoạt động; tập trung khắc phục những tồn tại còn hạn chế; bổ sung, hoàn chỉnh các quy chế, quy định… Cùng với đó, cán bộ thị trấn, trưởng các đoàn thể phải chủ động bám sát cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đảng viên, hội viên, đoàn viên để kịp thời phát hiện, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong tư tưởng, đạo đức lối sống; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn”.
Ở thị trấn Bút Sơn, việc học và làm theo tấm gương của Bác cũng được cụ thể hóa vào thực tiễn khi nhiều mô hình được triển khai hiệu quả. Nổi bật như phong trào thi đua “ Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”, “Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Thanh niên lập nghiệp”, “ Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”… Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên đều đăng ký việc làm cụ thể, cam kết làm theo gắn với chủ đề của từng năm và nhiệm vụ cụ thể của từng tập thể, cá nhân. Tại các buổi họp chi bộ, các đảng viên đã trao đổi, phân tích, nhận định, đánh giá về mọi vấn đề để cũng nhau xây dựng tập thể vững mạnh. Ở các nhà trường, các chi bộ đã đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình hoạt động ngoại khóa, tổ chức hội thi bằng hình thức sân khấu hóa cho cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia. Qua đó giáo dục về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước, giáo dục đạo đức, lối sống, cách ứng xử cho các em học sinh.
Để đưa việc học và làm theo Bác đi vào chiều sâu, công tác kiểm tra, giám sát được thị trấn Bút Sơn thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. 4 năm qua, đảng ủy thị trấn đã tiến hành kiểm tra đối với 16 chi bộ và 4 đoàn thể, qua đó tạo chuyển biến rõ nét trong xây dựng và thực hiện. Đi đôi với kiểm tra, giám sát, Đảng ủy thị trấn Bút Sơn luôn coi trọng việc biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, qua đó tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Với những kết quả đạt được là tiền đề, động lực quan trọng để tiếp tục khơi dậy sức mạnh nội lực, tinh thần đoàn kết của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, xây dựng thị trấn Bút Sơn trở thành đô thị loại IV vào năm 2025, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Hoằng Hóa.
Video đang HOT
Quảng Trị: Hội Nông dân vinh dự, tự hào đóng góp xây dựng và phát triển vùng đất cách mạng
Ngày 7/10, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 -14/10/2020).
Đến dự buổi lễ có lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cùng các Sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố và 90 cán bộ, hội tiêu biểu đại diện cho hơn 94.000 hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị nhận cờ thi đua năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị.
Phát biểu buổi lễ, ông Trần Văn Bến - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị cho biết, trải qua các thời kỳ lịch sử, nông dân Việt Nam luôn là lực lượng đông đảo gắn liền với truyền thống 4.000 năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Trên chặng đường 90 năm hình thành và phát triển, để đáp ứng yêu cầu cách mạng trong từng thời kỳ, Hội Nông dân Việt Nam đã trải qua nhiều lần đổi tên, từ Nông Hội đỏ (năm 1930) đến Hội Nông dân Việt Nam (năm 1988).
Với bất cứ tên gọi nào, Hội luôn thể hiện rõ vị trí vai trò của mình trong việc tập hợp, động viên, giáo dục quần chúng nông dân một lòng một dạ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị trao bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển của Hội Nông dân.
Tại Quảng Trị, Hội Nông dân đã thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của hội viên.
Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" ngày càng đi vào chiều sâu.
Hội Nông dân từ tỉnh đến cơ sở bằng nhiều hình thức linh hoạt, giải pháp thiết thực hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề; hỗ trợ vốn vay qua các ngân hàng, quỹ hỗ trợ nông dân, cung ứng vật tư nông nghiệp, xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình sản xuất hữu cơ, liên kết, xây dựng thương hiệu sản phẩm...
Cùng với đó, Hội tích cực vận động nông dân thực hiện dồn điền đổi thửa, cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, giúp nhau giống vốn, ngày công, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cùng xoá đói giảm nghèo, vươn lên khá giả.
Đến nay toàn tỉnh có 28.679 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Hội đã vận động nông dân hiến đất, góp công xây dựng cơ sở hạ tầng, kiên cố hoá kênh mương nội đồng.
10 năm qua, hội viên, nông dân trong tỉnh đã tự nguyện hiến 23.000 m 2 đất, đóng góp 57,789 ty đông, 832.443 ngay công để xây dựng nông thôn mới.
Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị trao kỷ niệm chương cho các cá nhân có đóng góp xuất sắc vào sự phát triển phong trào Hội.
Thời gian tới, các cấp Hội và cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh sẽ tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết vượt qua khó khăn, tập trung củng cố, phát triển tổ chức Hội ngày càng vững mạnh; không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế gắn với nâng cao chất lượng phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững"; phát huy vai trò chủ thể của nông dân và vai trò nòng cốt của Hội trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Ông Nguyễn Đăng Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị đánh giá cao đóng góp của Hội Nông dân tỉnh; đồng thời mong muốn thời gian tới Hội sẽ có nhiều cách làm hay, sáng tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân cần tiếp tục nâng cao chất lượng hợp tác xã, tổ hợp tác; phát huy phong trào thi đua sản xuất giỏi, nâng cao thu nhập, đời sống nông dân.
Tại buổi lễ, ban tổ chức đã tiến hành trao tặng cờ thi đua năm 2019 cho Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị; bằng khen của UBND tỉnh cho 30 hội viên sản xuất-kinh doanh giỏi và cán bộ hội nông dân xuất sắc giai đoạn 2015-2020; trao tặng bằng khen của Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị cho 11 tập thể, cá nhân điển hình trong công tác hội và phong trào nông dân; trao tặng Kỷ niệm chương "Vì giai cấp nông dân Việt Nam" cho 7 cá nhân có nhiều thành tích đóng góp trong hoạt động hội và phong trào nông dân.
Ninh Bình: Biểu dương 141 nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiều nông dân là tỷ phú nuôi con đặc sản Ngày 14-7, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị biểu dương 141 nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi và Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2020). Báo cáo của Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, trong 3 năm qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đoàn...