Thị trấn bên trong ‘mỏ vàng’
Trái với khung cảnh sa mạc khô hạn trên bề mặt, trong lòng đất Coober Pedy là hệ thống những ngôi nhà hiện đại, quán bar, hiệu sách và nhà thờ.
Ảnh: VEK Australia/Shutterstock.
Coober Pedy là thị trấn nhỏ ở Nam Australia, được mệnh danh là thủ đô opal (đá mắt mèo) của thế giới, nằm cách thành phố Adelaide khoảng 850 km về phía bắc. Thoạt nhìn qua, nơi đây trông vô cùng hẻo lánh với những ngôi nhà thưa thớt trên sa mạc khô cằn. Tuy nhiên, thị trấn lại là nơi sinh sống của 2.500 cư dân và một nửa trong số đó đều xây dựng nhà dưới lòng đất.
Ảnh: Fritz16/Shutterstock.
Trước năm 1915, Coober Pedy là vùng đất xa xôi, hẻo lánh và chỉ được quan tâm bởi những nhà khai thác. Một trong số đó là New Colorado Prospecting Syndicate. Mặc dù thất bại trong việc tìm mỏ vàng ở phía nam thị trấn, ông lại may mắn phát hiện ra nơi đây có nhiều đá opal, sau khi con trai 15 tuổi của ông nhặt được chúng trên đường.
Sau khi tuyến đường sắt xuyên lục địa được hoàn thành năm 1917, nơi này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của những nhà khai thác và du khách. Cách duy nhất để tìm thấy đá quý là đào đất, vì vậy trên bề mặt xuất hiện hơn 3 triệu hố sụt. Để đảm bảo du khách không rơi xuống hố, chính quyền địa phương đã đặt nhiều biển cảnh báo nguy hiểm xung quanh.
Ảnh: Marc Dozier/Corbis.
Điều kiện thời tiết ở đây vô cùng khắc nghiệt, với nhiệt độ có thể lên tới gần 50 độ C trong bóng râm. Vì vậy, để tiện cho công việc khai thác, những cư dân thời kỳ đầu quyết định chuyển xuống dưới lòng đất hay trong lòng đồi để sinh sống. Sau hơn 100 năm, Coober Pedy đã trở thành thị trấn vô cùng nhộn nhịp với đầy đủ các tiện nghi hiện đại.
Trên ảnh là nhà thờ Chính thống Serbia, được xây năm 1993. Nằm sâu dưới lòng đất khoảng 15 m, nhà thờ được trang trí với những bức tường chạm khắc tinh xảo.
Video đang HOT
Ảnh: Benjamin Jakabek/Flickr.
Các ngôi nhà ở đây thường có 1, 2 phòng ngủ và luôn duy trì ở mức nhiệt khoảng 23 – 25 độ C, dù không có điều hòa không khí. Một số ngôi nhà rộng tới 450 m2, tựa như biệt thự. Người dân lắp đặt đầy đủ điện, internet để phục vụ sinh hoạt. Họ có đường ống nước từ lưu vực Great Artesian, cách đó khoảng 25 km. Tuy nhiên, đường ống thường xuyên bị rò rỉ, nên họ rất tiết kiệm nước.
Người dân ở đây cho biết, thứ duy nhất họ không có là ánh sáng mặt trời, còn lại mọi thứ đều thuận tiện, thậm chí nơi đây rất yên tĩnh và giúp ngủ ngon hơn.
Kệ sách, bàn làm việc có thể được tận dụng từ những hốc đá trên tường. Ảnh: Booking.com.
Thị trấn có cả quán bar, nhà hàng, khu vui chơi và khách sạn ngầm. Còn siêu thị và gara ô tô được xây dựng trên mặt đất. Ảnh: Explore Shaw.
Hiệu sách duy nhất của thị trấn cũng nằm bên dưới lòng đất. Ảnh: Remi DU/Flickr.
Ảnh: Mark Higgins/Shutterstock.
Coober Pedy cung cấp hơn 70% sản lượng đá opal trên thế giới. Vì vậy, khai thác vẫn là công việc chính của người dân với thiết bị máy móc hiện đại, thay vì dụng cụ đào đất thô sơ như trước kia.
Ảnh: Coober Pedy Website.
Thị trấn độc đáo mỗi năm đón hơn 150.000 du khách tới tham quan. Du khách tới đây có thể tham gia tour thăm các hầm mỏ, phòng trưng bày và bán lẻ đá quý, bảo tàng, nhà ở…
Ảnh: Coober Pedy Website.
Ở đây, du khách sẽ được nghỉ ngơi tại khách sạn Desert Cave, khách sạn ngầm được xếp hạng quốc tế duy nhất trên thế giới. Các phòng ở đây được xây dựng bằng đá sa thạch nên luôn mát mẻ và khô ráo. Khách sạn còn có quán cà phê, trung tâm thông dịch viên, quán bar, phòng chơi game dưới lòng đất. Giá mỗi đêm từ 107 USD.
Ảnh: Coober Pedy Website.
Du khách còn có thể tham quan khu Noodling để tìm kiếm đá opal vụn. Những người may mắn có thể kiếm được mảnh vụn để làm kỷ niệm. Những loại đá opal có màu sắc sống động, với giá trị cao không có nhiều, chỉ chiếm khoảng 10% sản lượng khai thác và không có ở khu Noodling.
Choáng ngợp trước ánh sáng màu nhiệm của ngôi đền chứa mộ cổ bên trong
Ngôi đền này bề ngoài trông rất bình thường nhưng khi bước vào bạn sẽ choáng ngợp như lạc đến một hành tinh nào đó.
Đền Shah Cheragh trông rất bình thường nhìn từ bên ngoài.
Shah Cheragh là một tượng đài và nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng ở Shiraz, Iran. Mặc dù bên ngoài ngôi đền trông rất bình thường, chẳng có gì nổi bật, nhưng khi bước vào bên trong, du khách sẽ choáng ngợp trước những chiếc đèn chùm khổng lồ, xung quanh lấp lánh hàng triệu mảnh gương nhỏ gắn trên tường. Ánh sáng màu xanh của vô số món trang sức cùng thủy tinh, pha lê khắp nơi tạo nên cảnh tượng vô cùng tuyệt diệu.
Ngôi đền này cũng có một quá khứ khá bí ẩn. Theo truyền thuyết, khoảng năm 900 sau Công nguyên, có một người phát hiện ra có một thứ gì đó phát sáng từ phía xa xa. Khi tiến tới gần, người này tìm thấy một ngôi mộ, bên trong có một thi thể được ướp cẩn thận. Xác ướp này được cho là của một nhân vật Hồi giáo quan trọng. Kể từ đó, ngôi đền trở thành điểm đến quan trọng của người Hồi giáo Shia.
Ngày nay, ngôi đền mở cửa cho phép những người không theo đạo Hồi ghé đến. Điều này có nghĩa là tất cả du khách đến Shiraz đều có thể vào bên trong nhìn ngôi mộ phát sáng. Tuy nhiên, cấu trúc xây dựng chứa ngôi mộ này trải qua nhiều năm khiến cho ngày càng phức tạp hơn.
Mặc dù Shah Cheragh đã bị hủy hoại khá nhiều bởi con người, thiên nhiên và thời gian, nhưng sau nhiều lần sửa chữa thì nó vẫn còn giữ được vẻ lung linh, huyền ảo. Ngày nay, nó vẫn rực rỡ như viên kim cương lấp lánh, thu hút khách hành hương và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Thú vị thị trấn Đức nằm hoàn toàn trong lòng Thụy Sĩ Bsingen am Hochrhein là một thị trấn Đức hết sức đặc biệt, thu hút du khách bởi vị trí địa lý thú vị. Thị trấn này nằm ở thượng nguồn sông Rhine với khoảng 1.500 người dân Đức sinh sống nhưng nằm hoàn toàn trong lòng Thụy Sĩ. Thị trấn Đức có tên Bsingen am Hochrhein trở thành địa điểm du lịch hút...