Thi tốt nghiệp THPT năm 2021: 18 thí sinh mắc COVID-19
Theo báo cáo từ các địa phương hiện có 18 học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT năm 2021 mắc COVID-19, theo quy chế những thí sinh này sẽ được xem xét đặc cách.
Sáng 27-5, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với 63 tỉnh, thành phố.
Báo cáo tại Hội nghị ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, qua rà soát cũng như báo cáo từ các địa phương cho thấy, tính đến hết ngày 26-5 có 18 thí sinh sắp sửa thi tốt nghiệp THPT năm 2021 mắc COVID-19, 394 thí sinh là F1, tập trung chủ yếu ở bốn tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam và Điện Biên.
Theo quy chế thi, tất ả các F0 sẽ được miễn tham gia thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh thuộc diện F1, F2 sẽ được bố trí dự thi ở các điểm thi riêng. Đối với mỗi đối tượng, sẽ có giải pháp y tế đi kèm.
Cục trưởng Cục quản lý chất lượng đề nghị các địa phương có kịch bản tổ chức thi trong bối cảnh có dịch COIVD-19, nguồn lực về con người, tài chính, địa điểm tổ chức thi. Làm sao để đảm bảo tối đa quyền lợi cho các thí sinh.
“Chúng ta đã có trải nghiệm của năm 2020, đặc biệt là kinh nghiệm tổ chức kỳ thi đợt 2 của các địa phương như Đà Nẵng…, nên chúng ta quyết tâm tổ chức kỳ thi năm nay nhưng với tiêu chí đề cao an toàn, nghiêm túc”, ông Trinh nói.
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2021 sẽ diễn ra từ ngay 6 đến ngày 8-7.
Số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp năm 2021 là 1.021.345, nhiều hơn 120.000 thí sinh so với năm ngoái.
Tại hội nghị, Ông Nguyễn Đức Cường, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết một điểm mới của năm nay là Bộ sẽ có các đoàn kiểm tra/thanh tra bất kỳ tất cả các khâu của kỳ thi.
Về sử dụng lực lượng, ông Nguyễn Đức Cường cho biết sẽ kế thừa và sử dụng dụng tối đa đội ngũ cán bộ công chức, giảng viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục đã tham gia tập huấn, đã test và đã đi thanh tra, kiểm tra năm 2020. Bổ sung và nhấn những điểm mới, điểm cần chú ý của năm 2021.
Video đang HOT
Những người được điều động tham gia công tác thanh tra, kiểm tra năm 2021 phải được test đạt yêu cầu, đảm bảo nắm vững nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
Huy động tối đa lực lượng đã tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra năm 2020, đặc biệt huy động các trường khối ngành sức khỏe các trường công an, quân đội điều động vào vùng/điểm thi có dịch, nguy cơ cao, có thí sinh diện F1 hoặc F2.
'Tâm thư' gửi tân Bộ trưởng GD-ĐT: Xin nhìn thẳng vào sự thật để thay đổi
Bức thư của tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn với những trăn trở về nghề nghiệp và sự nghiệp của các nhà giáo đã gây xúc động mạnh với nhiều cán bộ, nhà giáo trong cả nước.
VietNamNet xin trân trọng giới thiệu bài viết tâm huyết của một nhà giáo có gần 40 năm trong nghề - TS Nguyễn Hoàng Chương (nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát, Bảo Lộc, Lâm Đồng) gửi tới tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.
Đọc thư của Bộ trưởng gửi tới các thầy cô giáo, công chức, viên chức, người lao động trong ngành giáo dục - là một nhà giáo - tôi xúc động trước những lời lẽ chân thành mà tâm huyết của Bộ trưởng.
Thưa Bộ trưởng, thật sâu sắc khi ông nhấn mạnh: "Hãy nhìn về phía học trò thân yêu, lẽ phải cao nhất và sự bù đắp lớn nhất nằm ở đó. Đó là nguồn cảm hứng và nguồn sáng tạo bất tận của nhà giáo chúng ta".
Khi nặng gánh gia đình, lúc phiền muộn đồng nghiệp hay đau đáu với phụ huynh, chỉ nhìn học trò cười đùa vô tư, ánh mắt gửi gắm thầy cô tương lai của các em, nhà giáo quẳng gánh lo đi và vui dạy!
Để lửa nghề mãi cháy, để nhà giáo dốc hết tâm sức vì học sinh thân yêu.
Có niềm tin, có tất cả
Hết tiết dạy ở trường, nhà giáo bắt đầu chuỗi công việc: soạn giảng, chấm bài, tiếp phụ huynh, sinh hoạt tổ chuyên môn - hội đồng - đoàn thể, học bồi dưỡng, cập nhật hồ sơ, tìm kiếm minh chứng, .... Nhiều việc chỉ là hình thức, đối phó, thực trạng đó chưa thay đổi, thưa Bộ trưởng.
Chương trình môn học vừa thừa, vừa thiếu.
Thừa - bởi học sinh phổ thông chỉ cần yêu cầu căn bản hay sinh viên thì muốn được tiếp thu cái hay, cái mới. Ở đây, kiến thức nặng nề, cũ kỹ. Nói giáo viên biên soạn lại chương trình nhà trường, chương trình lớp học, trong nhiều trường hợp là cắt bỏ đi yêu cầu của chương trình.
Thiếu - bởi kỹ năng cho trò hôm nay và công dân toàn cầu của ngày mai thì trong chương trình khá trống vắng và thời gian dành cho hoạt động trải nghiệm quá ít ỏi. Đã thế, phương pháp giảng dạy lại không ổn định. Giáo viên bơi giữa biển phương pháp, mô hình trường học mới (VNEN) chẳng hạn, nơi bảo làm tốt, lại có nơi quyết không tiếp tục triển khai.
Ngay cả ở địa phương được xem là điển hình của VNEN, thầy cô đứng lớp - sáng VNEN, chiều quay trở về "truyền thống". Giáo viên bị xói mòn cảm xúc. Hãy trả lại cho họ sự an yên trong mỗi ngày đến trường, nhà giáo chúng tôi đặt hy vọng vào tân Bộ trưởng Bộ GD - ĐT.
Chúng ta luôn nhấn mạnh, không để một học sinh nào bị bỏ rơi, mở rộng ra, không để một trường học nào bị bỏ rơi! Thế nhưng, thầy cô công tác ở các trường vùng sâu, vùng xa, trường chất lượng thấp - họ chưa được quan tâm đúng mức cả về vật chất và tinh thần. Có chăng là rộ lên dịp khai giảng, kỷ niệm này Nhà giáo Việt Nam rồi lại thôi. Hiếm hoi lắm mới có thầy cô ở đây mới được khen thưởng!
Vinh quang nghề dạy học được tạo dựng từ truyền thống của dân tộc, cần tiếp tục nâng lên tầm cao mới với quyết sách mạnh mẽ, có như thế giá trị ấy luôn là niềm tự hào của thầy cô trong mỗi ngày đến trường.
Thí điểm chương trình phổ thông phân ban, Đề án ngoại ngữ 2008 - 2020, thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông, thi chọn giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, mục đích thật cao đẹp, nhưng thực hiện còn nhiều bất cập.
Bộ GD - ĐT hãy nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá trung thực để thay đổi, để tạo dựng lại niềm tin. Có niềm tin, có tất cả! Nhà giáo chúng tôi đặt niềm tin vào tân Bộ trưởng Bộ GD - ĐT.
Để hiện thực hóa khát vọng hùng cường
Với học sinh phổ thông, nội dung học tập nhẹ nhàng, tập trung rèn đạo đức, tăng cường hoạt động trải nghiệm; với sinh viên tăng cường kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và khởi nghiệp. Nguồn nhân lực đó đóng góp cho công cuộc xây dựng nước nhà khi và chỉ khi các em là học sinh, sinh viên tử tế, năng động và tích cực.
Giáo dục phải trung thực, học đường phải kỷ cương, được vậy, mới triệt tiêu bạo lực học đường, tình thương và trách nhiệm nảy nở làm nền tảng cho đổi mới căn bản và toàn diện.
Đại học, sau đại học, việc cần kíp là hiện đại giáo trình và thực hiện chuyển đổi số. Trao quyền tự chủ nhưng siết chặt giám sát, kiểm tra, thanh tra.
Đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, không ít cơ sở chăm vào lợi nhuận, mục tiêu đào tạo bị biến tướng. Nếu không ngăn chặn kịp thời, hệ quả khôn lường!
Cán bộ quản lý ở cơ sở và cấp trên cơ sở, họ phải được đào tạo và bồi dưỡng nghiêm ngặt, tuyển chọn khắt khe, tiến tới tuyển chọn thông qua cạnh tranh.
Huy động mọi nguồn lực để giáo viên sống được bằng lương, phát triển mô hình trường công lập tự chủ về tài chính và trường tư thục ở những nơi đủ điều kiện, tạo điều kiện để giáo viên được làm thêm một cách chính đáng, không để dạy thêm, học thêm tràn lan làm méo mó hình ảnh người thầy.
Học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, thưa Bộ trưởng hiện nay - ở trường dạy một đường, các trung tâm ngoại ngữ dạy một kiểu, thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ lại theo yêu cầu đọc, viết (trắc nghiệm khách quan).
Thi như thế nào, dạy học thế ấy đang đẩy việc dạy và học môn ngoại ngữ xa mục tiêu giao tiếp. Việc bồi dưỡng cho giáo viên ngoại ngữ cùng với trang bị phương tiện dạy học ngoại ngữ không đem lại hiệu quả! Mong lắm Bộ trưởng Bộ GD - ĐT có chương trình hành động để cải tiến tình hình dạy học ngoại ngữ hiện nay.
Môn Công nghệ, Nghề phổ thông, Thể dục nặng về kiến thức và điểm số, thầy trò dạy - học vì điều kiện lên lớp, để dự thi tốt nghiệp. Ngay bây giờ cần thay đổi, thưa Bộ trưởng!
Cùng với cả nước, ngành GD - ĐT ra sức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo tiền đề quan trọng để hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường. Kính chúc Bộ trưởng gặt hái nhiều thành công trên cương vị mới.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Ngành công tác thanh thiếu niên: "Kén" thí sinh? Hiện, nhu cầu nhân nhân lực cán bộ làm công tác thanh thiếu niên khá lớn và có nhiều môi trường để làm việc. Tuy nhiên, do tính chất, yếu tố đặc thù công việc, ngành công tác thanh thiếu niên khá "kén" thí sinh. Làm công tác thanh niên cần có kỹ năng tập hợp và năng lực tổ chức các phong...