Thị thơm cô Tấm xuống phố
Cuối tháng 8, chớm thu, trên các góc vỉa hè đường phố Biên Hòa lác đác có vài người ngồi bán quả thị. Người bán than phiền năm nay trái thị mất mùa nên giá cao chót vót từ 50.000- 80.000 đồng/1kg.
Người thành phố thường gọi quả thị có mùi thơm đặc trưng rất riêng là “trái cổ tích” vì gắn liền với câu chuyện Tấm Cám.
Người thành phố gọi loại trái cây này là “trái cổ tích” vì gắn liền với truyện Tấm Cám kinh điển mà người Việt Nam nào cũng biết. Trái thị bày bán lề đường thoang thoảng mùi thơm đặc trưng níu kéo người đi đường phải dừng xe tấp vô mua vài trái đem về nhà cho trẻ con thành phố biết “quả thị cô Tấm” tròn méo ra sao. Thường thì mị người mua trái thị không bao giờ ăn, mà chỉ để…ngửi bởi “lời nguyền” ngàn năm từ câu chuyện cổ tích xa xưa: “Thị ơi, thị rơi bị bà…Bà để bà ngửi chứ bà không ăn…”.
Cây thị được trồng chủ yếu và phù hợp với thổ nhưỡng ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung nhưng chắc sẽ có nhiều người bất ngờ khi biết rằng ngay ở mảnh đất phương Nam của thành phố Biên Hòa cũng có một cây thị hàng chục năm tuổi được trồng từ những năm 1954 khi người miền Bắc di cư vào Nam. Gốc cây sần sùi, cành lá xum xuê che mát cả một khoảng sân rộng. Chủ nhân cây thị là một bà cụ 80 tuổi.
Video đang HOT
Quả thị bắt đầu được bày bán ngay tại góc ngã tư vòng xoay Tân Phong (đường Đồng Khởi, P. Tân Hiệp, TP.Biên Hòa, Đồng Nai).
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi sáng đầu thu gió heo may chớm thổi, mùa thị sai trái, bà cụ hái một rổ thị chín vàng, tròn mọng nước. Bà đội rổ thị trên đầu có chít khăn mỏ quạ đem ra ngồi đầu góc chợ Tân Hiệp (đường Phạm Văn Khoai, P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) bán cho người đi đường. Nhìn bà lão 80 tuổi, tóc bạc trắng như mây ngồi bên rổ thị cô Tấm thơm lừng làm lòng người ta bỗng dịu đi một cách nhẹ nhàng giữa cảnh thành phố bon chen, xô bồ. Hình ảnh cổ tích ngày xưa của bà, của mẹ chợt hiện về nguyên vẹn của ký ức ngày thơ xa xôi qua câu thơ quen thuộc của nhà thơ Vũ Quần Phương: “Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện /Sẽ được nhìn thấy các bà tiên/Thấy chú bé đi hài bảy dặm/Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền…”.
Do mất mùa nên năm nay trái thị bán giá khá cao từ 50.000-80.000đồng/1kg. Theo thói quen người ta mua trái thị không bao giờ ăn mà chỉ để…ngửi.
Năm nay, mùa thị về nhưng góc đầu chợ Tân Hiệp không còn thấy bóng dáng thân quen lưng còng tóc rối của bà lão ngồi bán rổ thị năm nào. Tôi tấp xe ghé hỏi thăm ông xe ôm thì ông xởi lởi cho biết: “À, có phải cái bà cụ bán quả thị mỗi năm đó hả? Ôi trời, bà cụ già lắm rồi lay lắt như quả thị chín cây sắp rụng nên năm nay không đi bán nổi nữa đâu. Hôm trước tôi có đi ngang ghé vào thăm bà, thấy quả thị chín rụng vàng trước sân nhà mà bà cụ bệnh quá cũng không màng ra nhặt…”.
Tôi nhắm mắt, nghe từng cọng gió mùa thu lướt nhẹ quanh mình. Tôi nhắm mắt mường tượng con đường xa xa thoáng thấy dáng bà cụ bán thị đẹp như bà tiên. Bà đội rổ thị trên đầu chít khăn mỏ quạ nhẹ nhàng bước đi về hướng đầu chợ. Mùi thị thơm lừng theo gió chớm thu bay bay xuống phố…
Trường Trí
Theo_PLO
Dân đập phá trại nuôi ong vì sợ mất mùa
Lo sợ đàn ông mật làm ảnh hưởng đến mùa vụ, hàng chục người dân ở Quảng Nam kéo đến các trại nuôi ong trên địa bàn để đập phá, xua đuổi chủ trại.
Thùng nuôi ong mật của ông Quân bị người dân đập phá. Ảnh: Tiến Hùng.
Theo ông Lê Lộc Quân, trưởng nhóm nuôi ong mật tại xã Tam Sơn (Núi Thành, Quảng Nam), trang trại của ông bị hàng chục thanh niên đập phá, dùng thuốc xịt côn trùng để xịt chết ong. "Sự việc bắt đầu từ sáng 8/8, hơn 40 người kéo đến đập nát thùng nuôi ong vì cho rằng ong sẽ làm mất mùa. Họ đe dọa các chủ trại phải di dời đàn ong đi nơi khác nếu không sẽ quay lại phá tiếp", ông Quân nói.
Không đáp ứng yêu cầu di dời của người dân, liên tiếp mấy ngày sau, số người kéo đến đập phá trang trại của ông Quân càng đông, gây thiệt hại khoảng 30 triệu đồng. Trong số này, có nhiều người không có ruộng nhưng cũng nghe lời kích động, kéo đến đập phá, xua đuổi đàn ong.
Ngày 15/8, ông Huỳnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Tam Sơn cho hay, trước khi người dân kéo đến đập phá trại nuôi ong, cán bộ xã đã nhiều lần giải thích rõ lợi ích của đàn ong tới mùa màng nhưng họ không chịu nghe. Xã sau đó phải thỏa thuận với chủ trại di dời đi nơi khác, nhưng chưa kịp chuyển đàn ong thì xảy ra sự việc.
Người dân cho rằng đàn ong sẽ gây hại tới mùa màng. Ảnh: Tiến Hùng.
Khẳng định việc ong mật mang lại nhiều lợi ích như giúp cây trồng thụ phấn, ông Huỳnh Tấn Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam, cho biết đã cử đoàn cán bộ xuống địa bàn để giải thích cho người dân hiểu.
"Thời gian qua, Sở đã tổ chức rất nhiều hội thảo với địa phương về lợi ích trong việc nuôi ong. Đây là chủ trương lớn và cần nhân rộng. Việc người dân đập phá trại nuôi ong vì sợ mất mùa là hoàn toàn sai lầm", ông Đức nói.
Tiến Hùng
Theo VNE
3 bà cháu đi khám bệnh bị đuổi xuống xe buýt vì dám ngồi ở lối đi? Tay ôm cháu nhỏ nhưng không có ghế nên bà cụ đành ngồi tạm xuống lối đi, thấy vậy nhân viên xe buýt đã nhắc nhở rồi to tiếng qua lại sau đó cả ba người bị đuổi xuống xe... Thông tin từ người dân, vụ việc trên xảy ra trên tuyến xe buýt 603, BS:60B - 00195 từ hướng từ Nhơn Trạch...