Thí sinh Việt Nam đạt thành tích ấn tượng ở SCPC 2018
Thành tích ấn tượng của các thí sinh Việt Nam tại cuộc thi lập trình quốc tế SCPC 2018 (Samsung Collegiate Programming Cup) đã cho thấy tiềm năng cũng như sự hữu ích từ việc tổ chức những “ sân chơi” công nghệ.
“Quả ngọt” từ sân chơi thời 4.0
Thông tin mới nhất từ vòng chung kết cuộc thi lập trình quốc tế Samsung Collegiate Programming Cup 2018 (SCPC 2018) tại Hàn Quốc cho biết: thí sinh Nguyễn Ngọc Trung, đến từ Việt Nam, đã giành giải 5.
Đây mới là năm thứ 2 Việt Nam tham dự cuộc thi quốc tế này. Trước đó, từ 2015, SCPC đã được Tập đoàn Samsung tổ chức như một sự kiện thường niên tại Hàn Quốc và luôn thu hút sự tham gia của những thí sinh xuất sắc nhất trong ngành công nghệ thông tin tại đây.
Lễ trao giải cuộc thi lập trình quốc tế Samsung Collegiate Programming Cup 2018
Để có mặt tại vòng chung kết và tranh tài cùng 116 sinh viên Hàn Quốc, 10 thí sinh Việt Nam đã phải vượt qua cuộc thi lập trình quốc tế Samsung Collegiate Programming Cup 2018 tại Việt Nam. Đây là cuộc thi do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Điện thoại Di động Samsung Việt Nam ( SVMC) tổ chức từ cuối tháng 5/2018.
10 sinh viên đi Hàn Quốc dự thi đều là những cái tên xuất sắc nhất của cuộc thi tại Việt Nam. Họ phải trải qua 2 vòng thi, với các bài thi về thuật toán và cấu trúc dữ liệu (sử dụng ngôn ngữ lập trình C, C , Java).
Các cuộc thi tương tự cũng đã được Samsung triển khai tại Hàn Quốc và Ấn Độ. Tổng cộng, 4.025 thí sinh Hàn Quốc, 717 thí sinh Việt Nam và 446 thí sinh Ấn Độ cùng có mặt trong vòng thi đầu tiên.
Riêng tại Việt Nam, so với cuộc thi năm ngoái (thu hút 560 thí sinh), lượng sinh viên dự thi tăng cao hơn 30%. Và qua thống kê, 3 trường Đại học có lượng sinh viên tham gia SCPC 2018 nhiều nhất đều là những địa chỉ dẫn đầu về đào tạo CNTT hiện nay: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Học viên Bưu chính Viễn thông.
Video đang HOT
Để lọt vào vòng chung kết tại Hàn Quốc, thành tích của các thí sinh Việt Nam cũng rất thuyết phục: trong số 37 thí sinh đạt điểm tuyệt đối (1.000 điểm) tại vòng 2 cuộc thi lập trình quốc tế SCPC 2018 thì có 9 thí sinh là sinh viên Việt Nam.
Với Nguyễn Ngọc Trung, sinh viên Đại học FPT, đây là lần thứ 2 anh giành giải 5 tại vòng chung kết SCPC. Năm ngoái (2017), sau khi giành giải nhất tại Việt Nam, anh cũng là một trong 10 gương mặt đại diện cho Việt Nam tới Hàn Quốc dự thi và đoạt giải.
Lê Minh Quang – sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội – cũng là một cái tên được nhắc tới trong 2 năm liên tiếp. Năm 2017, tại vòng chung kết ở Hàn Quốc, Quang giành giải 4. Còn năm 2018 này, anh giành giải nhất trong cuộc thi SCPC tại Việt Nam, với giải thưởng là 40 triệu đồng, kèm theo 2 sản phẩm công nghệ cao của Samsung.
Nhưng với Quang, giá trị của cuộc thi không chỉ nằm ở phần thưởng. Như lời anh, những trải nghiệm đặc biệt ở một sân chơi về công nghệ như SCPC mới là điều quan trọng nhất với một kĩ sư lập trình tương lai.
“Thí sinh tham gia SCPC đều là những gương mặt xuất sắc. Ngay ở vòng thi đầu tiên, các bạn cũng đều đến từ những trường thuộc top đầu của Việt Nam. Vậy nhưng, việc hoàn thành bài thi cũng không đơn giản. Là một cuộc thi theo chuẩn quốc tế, chúng tôi phải làm những dạng đề gần như chưa gặp bao giờ”, Lê Minh Quang chia sẻ.
Tiềm năng của các sinh viên CNTT
Những gương mặt như Ngọc Trung và Minh Quang cho thấy: tiềm năng của các sinh viên CNTT tại Việt Nam là không hề nhỏ. Vấn đề còn lại, như nhiều chuyên gia đã chỉ rõ, là việc tổ chức những cuộc thi về kỹ năng lập trình và thuật toán – những “sân chơi” công nghệ đủ sức nặng để họ bộc lộ những khả năng tiềm ẩn của mình.
Tổng giám đốc Kim In Soo
Xa hơn, những sân chơi ấy cũng là xuất phát điểm, để các sinh viên tư hoàn thiện mình bằng việc tiếp cận và trang bị thêm các kỹ năng xây dựng ý tưởng, tư duy logic, đồng thời ứng dụng kiến thức lập trình vào cuộc sống nhằm bắt kịp làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Và, nhìn từ thực tế, những cuộc thi như SCPC của Samsung chính là “sân chơi” cần thiết và hữu ích cho nhu cầu mà thực tế đặt ra.
“Qua thực tế công việc cũng như những gì tôi được biết, tôi đặc biệt đánh giá cao về năng lực của các sinh viên Việt Nam, với sự thông minh, sáng tạo và kiên nhẫn. Với tâm niệm đào tạo nhân tài là giá trị số 1 trong kinh doanh, SVMC trong tương lai vẫn sẽ tiếp tục sát cánh cùng Việt Nam trong hoạt động đào tạo nhân tài phần mềm. Tôi mong có thêm nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành thành viên của SVMC, để chúng tôi đồng hành và cùng các bạn thực hiện ước mơ, hoài bão của mình”, ông Kim In Soo – Tổng Giám đốc SVMC nhận xét
Theo VNN
Quảng Ngãi: Cậu bé lớp 6 tự học ngôn ngữ lập trình, giành nhiều giải thưởng
Từ năm lớp 2, Võ Nguyễn Minh Triết (Trường THCS Trần Hưng Đạo, TP. Quảng Ngãi) bắt đầu làm quen với các ngôn ngữ lập trình và mày mò làm chương trình "Đường lên đỉnh Olympia". Bước sang năm lớp 6, Triết vượt qua nhiều đàn anh để giành giải Nhì trong Hội thi Tin học trẻ tỉnh Quảng Ngãi.
"Đầu tiên cháu tự tìm hiểu về Pascal, sau đó là Visual Basic, C#, Scratch và Logo. Kiến thức về những ngôn ngữ lập trình này đều có trên mạng nên thích cái nào là cháu tự học cái đó", Triết bắt đầu câu chuyện.
Đam mê của Triết bắt đầu từ năm lớp 2. Lúc đó Triết rất thích chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" vì thế cậu bé tìm cách làm một chương trình tương tự trên máy tính.
Triết bắt đầu ý tưởng của mình với Powerpoint cùng một chương trình hỗ trợ. Chương trình này Triết xin phép ba mẹ để mua với giá 200 ngàn đồng tích góp được từ tiền lì xì dịp Tết. Một thời gian sau, chương trình cũng hoàn thành nhưng chưa hoàn thiện như ý muốn của cậu bé.
Tiếp tục tìm hiểu, Triết nhận thấy cần phải biết ngôn ngữ lập trình để thiết kế được các chương trình theo ý muốn. Bắt đầu từ đó, Triết tự tìm học các ngôn ngữ Visual Basic, C#, Scratch, Pascal và Logo.
Võ Nguyễn Minh Triết luôn say mê với các ngôn ngữ lập trình
Gia đình Triết có cửa hàng thiết bị tin học tuy nhiên ba mẹ Triết không muốn con mình tiếp xúc quá nhiều với máy tính. Vì vậy, Triết phải lén ba mẹ tự học lập trình.
"Cháu lén ba mẹ sử dụng máy tính để học các ngôn ngữ lập trình. Thấy trò chơi nào hay thì tìm hiểu, lấy ý tưởng đó để tự làm cho mình một trò tương tự", Triết nói rồi biểu diễn trò Dancing Line do chính mình tự viết code.
Về mặt đồ họa, sản phẩm Dancing Line của Triết không đẹp mắt như sản phẩm gốc nhưng hoạt động khá hoàn chỉnh. Triết cho biết vẫn đang tiếp tục mày mò hoàn thiện sản phẩm của mình hơn nữa.
Tốn khá nhiều thời gian tìm hiểu ngôn ngữ lập trình và thực hiện các ý tưởng của mình tuy nhiên Triết không hề lơ là việc học chính khóa. Nhiều năm liền Triết có thành tích học tập tốt. Ở bậc Tiểu học, Triết xuất sắc giành giải Bạc kỳ thi IOE toàn quốc, giải Khuyến khích tại Hội thi Tin học trẻ toàn quốc. Năm lớp 6, Triết vượt qua nhiều đàn anh giành giải Nhì trong Hội thi Tin học trẻ tỉnh Quảng Ngãi.
Triết với trò chơi Dancing Line do mình tự viết code
Chị Nguyễn Thị Ngọc Duyên - mẹ Triết cho biết: Dù Triết biết bố trí thời gian học tập và theo đuổi đam mê hợp lý nhưng gia đình luôn hạn chế thời gian tiếp xúc với máy tính của con.
Vì Triết còn nhỏ nên gia đình mong muốn Triết tập trung vào việc học kiến thức ở trường, tìm hiểu kiến thức xã hội và vui chơi thay vì mải mê bên máy tính.
"Hiện cháu vẫn còn nhỏ nên gia đình muốn Triết có tâm lý thoải mái giữa việc học và chơi. Thấy Triết đam mê với máy tính quá nên mình lo sẽ có tác động không mong muốn. Gia đình sẽ tiếp tục quản lý thời gian sử dụng máy tính của cháu. Khi nào Triết lên cấp 3 lúc đó sẽ cho cháu tự do theo đuổi đam mê của mình", chị Duyên chia sẻ.
Cô Phùng Thị Mỹ Nhung, giáo viên Tin học của Triết tại trường THCS Trần Hưng Đạo cho biết, đối với học sinh lớp 6 như Triết thì chỉ được học những kiến thức cơ bản về phần cứng, phần mềm máy tính và Microsoft Word. Trong khi đó Triết đã tự học và biết được một số ngôn ngữ lập trình để làm các chương trình đơn giản là điều quá xuất sắc.
"Hôm đó học sinh lớp 8 đang thực hành về ngôn ngữ Passcal thì Triết đến xem và bất ngờ hướng dẫn cho các anh chị làm. Từ đó mình mới phát hiện ra Triết có niềm đam mê và khả năng tìm hiểu các ngôn ngữ lập trình. Nói về môn Tin học thì Triết quá xuất sắc, nếu bảo cho điểm thì không biết phải cho bao nhiêu điểm mới xứng đáng", cô Nhung cho biết.
Quốc Triều
Theo Dân trí
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho bệnh nhân ung thư vú Mạng lưới ung thư vú Việt Nam (BCNV) đã phối hợp cùng trung tâm anh ngữ Pasal tổ chức dạy và học tiếng Anh giao tiếp miễn phí cho những thành viên thuộc cộng đồng ung thư vú Việt Nam. Lớp học tiếng Anh SPEAK2CHANGE (Tạm dịch: Nói để thay đổi), thuộc chuỗi dự án hoạt động 2018 của BCNV (Breast cancer network...