Thí sinh Sơn La có bị hủy bỏ kết quả thi khi dữ liệu “mất tích”?
Dữ liệu gốc các bài thi bị “mất tích” khiến tỉnh Sơn La buộc phải công nhận số điểm chưa chấm thẩm định của các thí sinh để xét tốt nghiệp, tuy nhiên Thông tư về Ban hành quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, điều 49, mục 5 ghi rõ: Sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài sẽ bị hủy kết quả thi.
Chia sẻ với Dân Việt về các vụ việc gian lận điểm thi tại Hà Giang, Sơn La, thầy giáo Nguyễn Văn Thuật, trưởng bộ môn Địa Lý, Đại học Đồng Nai, cho rằng cần phải làm rõ tư cách của người quản lý và tư cách làm thầy. Rõ ràng trong trường hợp tại Hà Giang, tư cách của người quản lý có vấn đề chứ không phải là người thầy giáo.
Việc các đối tượng tha hóa, tiếp tay cho gian lận cần phải được điều tra, xác minh để làm rõ việc có hay không một đường dây. Không thể chỉ là một vài cá nhân mà phải có tổ chức rõ ràng thì việc gian lận mới xảy ra “nhuần nhuyễn” như vậy.
Suốt 2 tuần qua, những bê bối về thi cử tại Hà Giang và Sơn La khiến các thí sinh hoang mang, phụ huynh lo lắng. Dư luận sửng sốt khi các gương mặt “xấu xí” của những người làm trong ngành giáo dục tại Hà Giang, Sơn La lộ diện như ông Vũ Trọng Lương, Nguyễn Thanh Hoài.
Tại Hà Giang, hơn 330 bài thi của 114 thí sinh đã bị chỉnh sửa. Trong đó có bài thi chênh tới 20 điểm so với điểm gốc khiến nhiều người đau lòng.
Tại Sơn La, 29 bài thi ngữ văn có dấu hiệu bị sửa chữa, nhiều bài thi trắc nghiệm có dấu hiệu can thiệp sau khi niêm phong. Hiện tại, dữ liệu gốc còn bất ngờ “mất tích” khiến điểm số của các thí sinh này vẫn chưa thể quay về con số thật.
Vũ Trọng Lương – Phó Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Sở GDĐT Hà Giang) trực tiếp sửa 330 bài thi một cách trắng trợn, nhuần nhuyễn.
“Một khi điểm thi bị thao túng sẽ tạo ra sự đảo lộn nghiêm trọng trong triết lý giáo dục và những hệ lụy không lường trước cho xã hội. Vì vậy những hành vi như mua điểm, bán điểm cần bị lên án mạnh mẽ và xử lý hình sự”, thầy Thuật nhấn mạnh.
Nói về việc dữ liệu gốc của các bài thi tại Sơn La bị “mất tích” khiến tỉnh này buộc phải công nhận số điểm chưa chấm thẩm định của các thí sinh để xét tốt nghiệp, thầy Thuật cho rằng, quyết định này cần phải được cân nhắc kỹ.
Cụ thể, tại Thông tư về Ban hành quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, điều 49, mục 5 ghi rõ:
Huỷ bỏ kết quả thi đối với những thí sinh:
Video đang HOT
- Có hai bài thi trở lên bị điểm 0 (không) do phạm lỗi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;
- Viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi;
- Để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp.
Vì vậy, nếu xét có dấu hiệu tẩy xóa, sửa bài thi của thí sinh tại Sơn La trước khi bài thi này được scan để gửi về Bộ GDĐT, toàn bộ các thí sinh có bài thi bị sửa có khả năng sẽ bị huỷ bỏ kết quả thi.
Những bất thường điểm thi của Sơn La
Theo phân tích từ kết quả thi THPT quốc gia do Bộ GDĐT công bố ngày 11.7, năm 2018, tỉnh Sơn La có 10.250 thí sinh (TS) dự thi môn toán, trong đó có 30 TS đạt điểm từ 9 trở lên, chiếm 0,29%. Tỷ lệ này của Sơn La chỉ kém Hà Giang (điểm đã được sửa, công bố lần đầu) với mức hơn 1%, cao gấp gần 3 lần Hà Nội (0,1%), hơn 7 lần so với TP.HCM (0,04%) và hơn 4 lần so với Nam Định (0,07%) và hơn gần 5 lần so với tỷ lệ chung của cả nước là 0,06%.
Với môn vật lý, thống kê số điểm từ 9 trở lên của Sơn La cũng cao vượt trội so với các tỉnh, thành phố khác. Cụ thể, Sơn La có 1.339 TS dự thi môn này thì có 13 TS đạt điểm từ 9 trở lên (chiếm 0,97%), cao hơn 3 lần so với Hà Nội (0,29%), gấp 4 lần so với Nam Định (0,24%) và 12 lần so với TP.HCM (0,08%).
Xét theo các khối thi, với khối A1 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh), cả nước có 82 TS đạt mức điểm từ 27 trở lên thì Sơn La là tỉnh xếp thứ 3 với 8 TS.
Ở khối D1 (Toán, Văn, Tiếng Anh), Sơn La đứng đầu cả nước về số lượng TS đạt trên 27 điểm. Trong khi cả nước chỉ có 17 TS thuộc 9 tỉnh, thành đạt mức điểm này, riêng Sơn La đã có 7 TS (chiếm hơn 41%).
Ở khối C3 (Toán, Văn, Lịch sử), cả nước chỉ có 10 TS đạt mức điểm từ 27 trở lên thì riêng Sơn La đã có 6 TS (chiếm tới 60%).
Khối D9 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh), cả nước có 10 TS đạt mức điểm từ 27 trở lên thì Sơn La có 4 TS (chiếm 40%).
Theo Danviet
Lộ diện 5 người liên quan đến sai phạm thi cử động trời tại Sơn La
"Tôi không quan tâm thí sinh là con lãnh đạo hay con ai. Chúng ta đã và đang làm nghiêm", đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định.
Trụ sở Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La, nơi tổ công tác rà soát điểm thi tại Sơn La. (Ảnh: NLĐ)
Liên quan đến kết quả xác minh rà soát điểm thi THPT quốc gia 2018 ở Sơn La, trưa 23/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD-ĐT Sơn La đã tổ chức họp báo thông tin về sự việc.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, Tổ trưởng Tổ công tác cho biết, quá trình rà soát, kiểm tra, Tổ công tác bằng biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ đã phát hiện những sai phạm quy chế thi tại Hội đồng thi Sở GD-ĐT Sơn La. Vi phạm ở Hội đồng thi THPT Sơn La là nghiêm trọng. Bộ GD-ĐT kiên quyết xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể vi phạm theo quy định để đảm bảo kỷ cương, nghiêm túc kỳ thi THPT Quốc gia.
5 người vi phạm quy chế
Qua xác minh ban đầu, những người liên quan đến các sai phạm quy chế thi THPT Quốc gia bao gồm:
1. Ông Trần Xuân Yên, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La, Ủy viên Ban chỉ đạo thi, Phó Chủ tịch HĐ thi, Phó Trưởng ban TT Ban chấm thi, Tổ trưởng Tổ chấm thi trắc nghiệm.
2. Bà Nguyễn Thị Hồng Nga, chuyên viên phòng khảo thí và quản lý chất lượng, Sở GD-ĐT Sơn La.
3. Bà Cầm Thị Bun Sọm, Phó Trưởng phòng chính trị Tư tưởng, Ủy viên Tổ chấm thi trắc nghiệm.
4. Ông Đặng Hữu Thủy, Phó Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu, Ủy viên Tổ chấm thi trắc nghiệm.
5. Ông Lò Văn Huynh, Phó trưởng phòng Khảo thí quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Sơn La, ủy viên Hội đồng thi, Trưởng ban thư ký.
Sẽ không có ngoại lệ
Với những sai phạm này, theo ông Trinh, với 110 bài thi môn Ngữ văn được chấm thẩm định, sẽ sử dụng kết quả chấm thẩm định để thay thế cho kết quả chấm các bài thi do Hội đồng chấm thi của Sở công bố ngày 11/7.
Kết quả chấm thẩm định được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyến đại học, cao đẳng, trung cấp năm 2018.
Đối với các bài thi môn trắc nghiệm tạm thời vẫn công nhận kết quả thi các môn trắc nghiệm của các thí sinh đã được công bố ngày 11/7.
Theo đại diện Bộ GD-ĐT, có dấu hiệu sửa bài thi môn trắc nghiệm tại Hội đồng thi tỉnh Sơn La. Cụ thể: Ảnh bài thi trắc nghiệm đã bị xóa và ảnh bài thi trắc nghiệm để xuất ra dữ liệu gửi về Bộ để chấm bài là hoàn toàn giống nhau.
Ngoài ra, 17 bài thi môn Ngữ văn bị nhập nhầm điểm vào máy, chênh lệch từ 0,25 - 2 điểm. Tổ công tác đã yêu cầu Sở đối chiếu rà soát, sửa chữa lại sai sót về việc nhập điểm của 17 bài thi môn Ngữ văn nói trên.
Hội đồng chấm thẩm định đã chấm thẩm định 110 bài thi môn Ngữ văn có dấu hiệu cao bất thường, kết quả có 12 bài thi có điểm thấp hơn so với chấm lần đầu từ 1 điểm trở lên, trong đó, có 1 bài điểm chấm thấp hơn 4,5 điểm so với chấm lần đầu.
Ông Trinh cũng mong dư luận yên tâm và khẳng định sẽ làm đến nơi đến chốn để trả lại công bằng cho kỳ thi.
"Tôi không quan tâm thí sinh là con lãnh đạo hay con ai. Chúng ta đã và đang làm nghiêm theo chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ", ông Mai Văn Trinh khẳng định.
Ông Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La cho biết, quan điểm của tỉnh là cầu thị, tôn trọng kết quả của tổ công tác.
"Chúng tôi sẽ giải quyết triệt để kết luận, sẽ không bao che. Lỗi đến đâu sửa đến đó, mắc khuyết điểm đến đâu phải xử lý đến đó. Sẽ không có ngoại lệ. Chúng tôi coi như đây là bài học để rút kinh nghiệm", ông Thủy nói.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Sự cố lọt đề là bài học cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới Các nhà quản lý giáo dục đều đánh giá sự cố lọt đề thi khi thí sinh làm bài được 60 phút là hy hữu và rất nghiêm trọng. Ngày 7/6, gần 95.000 thí sinh Hà Nội thi vào lớp 10 công lập để tuyển hơn 63.000 học sinh. Cả hai buổi thi Ngữ văn và Toán đều xảy ra sự cố lọt...