Thị sát phóng tên lửa, Kim Jong-un lộ vị trí trước mắt Mỹ?
Triều Tiên mới đây đã tung ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un trực tiếp thị sát vụ phóng tên lửa qua không phận Nhật Bản từ xa, nhưng dường như ông Kim đã để lộ vị trí bí mật.
Một vụ phóng tên lửa Triều Tiên.
Theo Daily Star, Triều Tiên sáng ngày 29.8 đã phóng tên lửa đạn đạo bay qua đảo Hokkaido, phía bắc Nhật Bản. Vụ phóng tên lửa đã khiến còi báo động vang lên, người dân trên đảo được yêu cầu tìm nơi ẩn náu khẩn cấp.
Tên lửa được phóng đi ở khu vực gần thủ đô Bình Nhưỡng, bay xa khoảng 2.700km trước khi rơi xuống Thái Bình Dương. Giới chuyên gia nhận định, tên lửa Triều Tiên có đủ khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trực tiếp thị sát vụ phóng tên lửa qua Nhật.
Tổng thống Mỹ Donald Trump không loại trừ khả năng sử dụng biện pháp quân sự. Theo Daily Star, nếu ông Trump hành động, việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un vô tình để lộ vị trí khi thị sát trực tiếp vụ phóng tên lửa là điều đáng chú ý.
Trong loạt ảnh mới được Triều Tiên công bố, ông Kim ngồi quan sát tên lửa bay lên trời bằng ống nhòm, ở địa điểm cách bãi phóng không xa.
Vị trí của nhà lãnh đạo Triều Tiên sau đó được minh họa bằng ô màu đỏ trên bản đồ, tờ Daily Star đăng tải bức ảnh so sánh. Ô màu vàng là nơi tên lửa đạn đạo khai hỏa.
Video đang HOT
Vị trí ông Kim quan sát cách không xa nơi Triều Tiên phóng tên lửa
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA mô tả vụ phóng tên lửa là bước chuẩn bị cho chiến tranh ở Thái Bình Dương. “Vụ phóng tên lửa như trong chiến tranh thật sự là bước khởi đầu chiến dịch của quân đội Triều Tiên ở Thái Bình Dương và cũng là bước dạo đầu ý nghĩa tiến tới việc kiểm soát đảo Guam”.
KCNA nói nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng ra lệnh phóng thử thêm nhiều tên lửa nữa ra Thái Bình Dương để duy trì vị thế.
Theo Danviet
Vì sao Nhật Bản không thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên?
Nhật Bản không bắn hạ tên lửa Triều Tiên sau khi phát hiện tên lửa này hướng tới và bay qua vùng trời quanh đảo Hokkaido sáng 29/8. Điều này làm dấy lên những tranh luận rằng liệu Tokyo không muốn hay không thể bắn hạ.
Tên lửa Hwangsong-12 Triều Tiên phóng đi sáng 29/8 (Ảnh: KCNA)
Sáng 29/8, Triều Tiên đã phóng đi một tên lửa từ khu vực gần thủ đô Bình Nhưỡng. Tên lửa bay về hướng đông, bay xa khoảng 2.700km và bay cao 550km, qua không phận Nhật Bản trước khi rơi xuống bắc Thái Bình Dương.
Nhật Bản coi động thái này của Triều Tiên là "khiêu khích" và là "mối đe dọa chưa từng có".
Nhật Bản có lẽ đã phần nào lường trước được sự việc này khi Triều Tiên hồi đầu tháng tuyên bố cân nhắc kế hoạch phóng 4 tên lửa tầm trung Hwangsong-12 qua các thành phố Shimane, Hiroshima và Kochi của Nhật Bản trước khi rơi xuống vùng biển gần đảo Guam của Mỹ.
Tuy nhiên, hôm qua, ngay cả khi còi báo động trên đảo Hokkaido đã rung lên, người dân được khuyến cáo tìm nơi trú ẩn, quân đội Nhật Bản vẫn quyết định không bắn hạ tên lửa Triều Tiên.
Điều này làm dấy lên những tranh luận liệu Nhật Bản có thực sự chặn được tên lửa Triều Tiên hay không.
Giới chuyên gia cho rằng ngoài thách thức về kỹ thuật, Nhật Bản cũng vướng phải thách thức pháp lý khi muốn bắn hạ tên lửa Triều Tiên bay qua vùng trời của họ.
Thách thức kỹ thuật
Một hệ thống phòng không PAC-3 của Nhật Bản (Ảnh: AFP)
Nhật Bản hiện có hai lớp lá chắn tên lửa gồm 4 tàu khu trục trang bị hệ thống SM-3 và các hệ thống phòng không PAC-3 trên mặt đất. PAC-3 được thiết kế để chặn các tên lửa ở giai đoạn cuối hoặc khoảng thời ngắn trước khi tên lửa chạm mục tiêu.
Do vậy muốn diệt tên lửa bay qua Nhật Bản ở tọa độ cao, Nhật Bản phải dùng đến hệ thống SM-3. Tuy nhiên, Nhật Bản từng hai lần thử nghiệm SM-3, nhưng trong đó một lần thất bại.
Masahisa Sato, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, cũng cho biết rất khó để bắn hạ tên lửa Triều Tiên nếu các tàu khu trục trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa SM-3 triển khai ở biển Nhật Bản.
Thách thức pháp lý
Trong khi đó, đứng trên quan điểm pháp lý, giới chuyên gia cho rằng, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) không được phép bắn hạ bất cứ tên lửa nào nếu như tên lửa đó không vi phạm không phận, lãnh thổ của nước này.
"SDF sẽ chỉ quan sát và bắn hạ tên lửa khi nó rơi vào lãnh thổ Nhật Bản", cựu Phó đô đốc Yoji Koda cho biết với Japan Times.
Nghĩa là SDF không được phép bắn tên lửa Triều Tiên nếu nó chỉ bay ngang qua mà không vi phạm không phận Nhật Bản như vụ phóng hôm qua. Theo công ước quốc tế, không phận quốc gia được giới hạn trong độ cao 100km. Trong khi đó, tên lửa Triều Tiên bay cao 550km.
Tên lửa Triều Tiên bay cao 550km. (Đồ họa: AFP)
Ngoài ra, Nhật Bản cũng khó viện dẫn "quyền phòng vệ tập thể" trong trường hợp bảo vệ một nước thứ ba, ví dụ như đồng minh Mỹ.
Hiến pháp thời hậu chiến của Nhật Bản từ lâu quy định hạn chế vai trò của SDF chỉ là bảo vệ lãnh thổ quốc gia, cấm sử dụng quyền phòng vệ tập thể theo quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã giải thích lại điều khoản về "phòng vệ tập thể". Theo đó, Nhật Bản có thể sử dụng quyền phòng vệ tập thể (bảo vệ nước thứ ba bị tấn công) nếu cảm thấy sự an nguy của quốc gia bị đe dọa.
Mặc dù vậy, luật sư Masahiro Sakata thuộc Cục pháp chế Nhật Bản cho biết, Nhật Bản chỉ sử dụng quyền phòng vệ tập thể trong trường hợp khẩn cấp bị cho là có thể kéo theo thảm họa. Hơn nữa, "chỉ mình Nhật Bản không thể bắn hạ tên lửa (nếu bay về phía Mỹ) trừ khi Mỹ đề nghị hỗ trợ", ông Sakata nói.
Minh Phương
Theo Japan Times, National Interest
Tình báo Hàn Quốc: Vợ Kim Jong-un sinh con lần thứ 3 Cơ quan tình báo Hàn Quốc tin rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã làm cha lần thứ ba, sau khi phu nhân Ri Sol-ju sinh hạ thêm em bé vào đầu năm nay. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol-ju. Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, thông tin này được cơ quan tình báo...