Thị phần môi giới chứng khoán: 5 CTCK lớn nhất Việt Nam mất dần thị phần vào tay những “đại gia” mới nổi
Tổng thị phần top 5 CTCK top đầu trong năm 2019 chỉ còn 44,27%, giảm mạnh so với con số 53,83% trong năm trước.
Sở GDCK TP.HCM ( HoSE) vừa công bố thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm năm 2019.
Theo đó, top 5 CTCK có thị phần lớn nhất vẫn không có sự thay đổi nào so với năm ngoái. SSI tiếp tục đứng ở vị trí số 1 với thị phần 13,96%, xếp tiếp theo lần lượt là HSC (10,54%), VCSC (8,19%), VNDS (6,81%) và MBS (4,77%).
Tuy vậy, tổng thị phần top 5 CTCK này trong năm 2019 chỉ còn 44,27%, giảm mạnh so với con số 53,83% trong năm trước.
Top 10 CTCK có thị phần lớn nhất năm 2019 có tới 4 thay đổi so với năm trước khi SHS, ACBS, FPTS, BSC đã không còn giữ được vị trí, thay vào đó là các tên tuổi mới như Mirae Asset (4,47%), VPS (3,94%), BOS (3,13%), KIS (3,08%). Tổng thị phần của 4 CTCK mới góp mặt vào top 10 này không hề nhỏ, lên tới 14,62%.
Thị phần môi giới HoSE năm 2019 xuất hiện nhiều cái tên “lạ”
Sự vươn lên mạnh mẽ của nhóm CTCK Hàn Quốc
Nếu như năm 2018, khoảng cách giữa vị trí thứ 6 (SHS) và top 5 là 1,61% thì đến năm 2019, khoảng cách này đã thu hẹp đáng kể, chỉ còn 0,3%.
Trong top 10 CTCK có thị phần lớn nhất năm 2019 có tới 2 cái tên đến từ Hàn Quốc là Mirae Asset và KIS. Vài năm gần đây, làn sóng các CTCK ngoại, đặc biệt các CTCK có nguồn vốn Hàn Quốc đổ vào Việt Nam đang diễn ra khá mạnh. Sau khi hiện diện tại Việt Nam, các CTCK Hàn Quốc đã mau chóng tăng vốn và tạo nên áp lực cạnh tranh lớn với các CTCK trong nước.
Trong quý 4/2019, Chứng khoán Mirae Asset đã hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 4.300 tỷ lên gần 5.500 tỷ đồng, qua đó vượt qua SSI trở thành CTCK có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Trước đó, KBSV (tiền thân Chứng khoán Maritime) cũng liên tục tiến hành tăng vốn trong giai đoạn cuối năm 2018 và đầu năm 2019 lên 1.675 tỷ đồng, qua đó lọt top 10 CTCK có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Ngoài Mirae Asset và KBSV, trong top 10 CTCK vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam còn có sự hiện diện của một cái tên Hàn Quốc khác là Chứng khoán KIS với vốn điều lệ 1.897 tỷ đồng.
Với tiềm lực tài chính hùng hậu từ công ty mẹ, các CTCK vốn Hàn Quốc mau chóng trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm với các tên tuổi trong nước, từ chất lượng dịch vụ cho tới số lượng chi nhánh và đặc biệt ở khả năng cung cấp nguồn vốn cho vay (margin).
Video đang HOT
Báo cáo quý 3 các CTCK công bố cho thấy dư nợ cho vay margin của Mirae Asset lên tới 6.566 tỷ đồng, vượt qua 2 CTCK hàng đầu Việt Nam là SSI (dư nợ margin 5.310 tỷ đồng) và HSC (dư nợ margin 4.670 tỷ đồng). Đây cũng là lần đầu tiên trên TTCK Việt Nam có một CTCK vốn ngoại vươn lên đầu bảng về dư nợ margin.
Các CTCK Hàn Quốc khác cũng có dư nợ margin cuối quý 3 khá lớn như KIS (2.642 tỷ đồng), KBSV (1.816 tỷ đồng), không thua kém nhiều so với dư nợ margin của các CTCK lớn trong nước như VNDS (2.950 tỷ đồng), VCSC (2.887 tỷ đồng), MBS (2.427 tỷ đồng)…
Áp lực cạnh tranh từ “zero fee”
Ngày 15/2/2019, Thông tư 128/2018/TT-BTC (Thông tư 128), thay thế cho Thông tư số 242/2016/TT-BTC quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia vào TTCK Việt Nam đã chính thức có hiệu lực.
Một điểm đáng chú ý trong thông tư 128 là giá dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm (áp dụng cho chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch) chỉ áp dụng mức tối đa 0,5% giá trị giao dịch. Trước đó, theo thông tư 242/2016/TT-BTC, biểu giá tối thiểu được áp dụng là 0,15% và tối đa 0,5%.
Thay đổi này đồng nghĩa với việc sẽ không còn mức giá sàn dịch vụ mua, bán chứng khoán 0,15%, hay các CTCK có thể cạnh tranh lẫn nhau từ việc giảm phí dịch vụ. Kể từ khi ra đời thông tư 128, một số CTCK như VPS, Pinetree…đã tiến hành hạ phí giao dịch, thậm chí miễn phí giao dịch chứng khoán và đã thu hút sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư.
Việc cạnh tranh bằng phí đang gây ra áp lực lớn các CTCK top đầu, điều này có thể thấy rõ khi nhiều công ty đã mất thị phần. Ngược lại, một trong những CTCK “zero fee” là VPS đã lọt vào top 10 thị phần lớn nhất HoSE.
Trong năm 2020, áp lực cạnh tranh ngành chứng khoán được dự báo sẽ còn khốc liệt hơn nữa khi ngày càng có nhiều CTCK vốn ngoại với tiềm lực tài chính hùng hậu hiện diện tại Việt Nam, sẵn sàng cạnh tranh với các CTCK nội trên mọi phương diện.
Các CTCK top đầu đang dần mất thị phần
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Thị trường ảm đạm, hàng loạt cổ phiếu Công ty chứng khoán lớn xuống đáy nhiều năm
Diễn biến ảm đạm của thị trường chung có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh cũng như diễn biến giá cổ phiếu của các CTCK. Hàng loạt cổ phiếu nhóm chứng khoán lao dốc mạnh thậm chí thủng đáy nhiều năm.
Ảnh minh họa.
Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) sắp kép lại một năm đầy biến động khó lường và nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ kết thúc năm 2019 dưới 1.000 điểm. Thực tế, sau nhịp tăng có phần bất ngờ hồi đầu năm, VN-Index không tạo được "cơn sóng" thật sự rõ ràng nào và gần như chỉ dao động trong vùng 950 - 1.020 điểm trong phần còn lại của năm 2019 với thanh khoản sụt giảm đáng kể so với năm trước.
Diễn biến ảm đạm của thị trường chung có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh cũng như diễn biến giá cổ phiếu của các CTCK. Hàng loạt cổ phiếu nhóm chứng khoán lao dốc mạnh thậm chí thủng đáy nhiều năm.
Chịu ảnh hượng nặng nhất có lẽ là "đại gia" đầu ngành CTCP Chứng khoán SSI (mã SSI). Trong 9 tháng đầu năm, Chứng khoán SSI (công ty mẹ) chỉ thu về 795 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm tới 44% so với cùng kỳ năm trước.
Với nhiều tác động không thực sự thuận lợi, cổ phiếu SSI trải qua nhiều sóng giảm sâu qua đó rơi xuống vùng đáy 18.100 đồng/cổ phiếu, "bốc hơi" 33% so với thời điểm đầu năm 2019.
*Diễn biến cổ phiếu SSI trong 1 năm trở lại đây
Trong khi đó, CTCK có thị phần môi giới lớn thứ 2 trên HoSE là CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC - mã HCM) cũng báo lãi trước thuế 9 tháng đầu năm giảm đến gần 50% xuống còn 379 tỷ đồng chủ yếu do hoạt động môi giới kém hiệu quả.
Trên thị trường, cổ phiếu HCM có diễn biến khá tương đồng với chỉ số VN-Index khi "thăng hoa" trong quý I nhưng lại đánh mất gần như toàn bộ thành quả trong phần còn lại của năm 2019. Hiện cổ phiếu này đang giao dịch quanh vùng đáy 2 năm với 21.400 đồng/cổ phiếu.
*Diễn biến cổ phiếu HCM trong 1 năm trở lại đây
Với sự đi xuống trong hoạt động môi giới khi đánh mất vị trí thứ 3 về thị phần trên HoSE trong quý vừa qua, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC - mã VCI) chỉ thu về 346 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động môi giới trong 9 tháng đầu năm, chưa bằng một nửa so với cùng kỳ. Lãi trước thuế cũng giảm gần 29% xuống còn gần 605 tỷ đồng.
Tương tự kết quả kinh doanh không mấy khả quan, cổ phiếu VCI cũng liên tục rơi sâu và hiện đang loanh quanh vùng đáy 29.800 đồng/cổ phiếu, giảm 31% so với đầu năm và chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với mức giá thấp nhất kể từ khi lên sàn ghi nhận hồi tháng 5.
*Diễn biến cổ phiếu VCI trong 1 năm trở lại đây
Dù soán vị trí thứ 3 về thị phần trên HoSE của VCSC nhưng hoạt động môi giới của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (mã VND) cũngkhông khả quan hơn là mấy khi chỉ thu về gần 257 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm, giảm 39% so với cùng kỳ. Kết quả này phần nào kéo lùi lợi nhuận trước thuế của VNDIRECT xuống 288 tỷ đồng, thấp hơn 29% so với 9 tháng đầu năm ngoái.
Cổ phiếu VND sau nhiều sóng giảm sâu hiện đang giao dịch quanh vùng đáy 2 năm với 14.400 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường lùi về mức 3.000 tỷ đồng, "bốc hơi" hơn 50% so với thời điểm lên đỉnh đầu tháng 4/2018.
*Diễn biến cổ phiếu VND trong 1 năm trở lại đây
Không chỉ các "ông lớn" gặp khó, cổ phiếu của phần lớn các CTCK khác như MBS, SHS, BSI, AGR, FTS,... cũng đều diễn biến không mấy tích cực trong năm 2019. Dự báo trong thời gian tới, hoạt động kinh doanh của các CTCK trong nước sẽ vấp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ các CTCK ngoại, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến diễn biến cổ phiếu trên thị trường.
Thách thức lớn đến từ "gã nhà giàu" mới nổi
Vài năm gần đây, làn sóng các CTCK ngoại, đặc biệt các CTCK có nguồn vốn Hàn Quốc đổ vào Việt Nam đang diễn ra khá sôi động. Với tiềm lực tài chính hùng hậu từ công ty mẹ, các CTCK vốn Hàn Quốc mau chóng trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm với các tên tuổi trong nước, từ phí dịch vụ cho tới số lượng chi nhánh và khả năng cung cấp nguồn vốn cho vay (margin).
Thực tế, 6 CTCK có vốn Hàn Quốc gồm Chứng khoán Mirae Asset, Chứng khoán KIS, Chứng khoán HFT, Chứng khoán KB Việt Nam, Chứng khoán Shinhan Việt Nam (tiền thân là Chứng khoán Nam An), Chứng khoán NH (tiền thân chứng khoán Woori CBV) ngày càng tham gia mạnh hơn vào TTCKVN.
Mới đây, Mirae Asset đã thành công trong việc tăng vốn điều lên 5.455 tỷ đồng và trở thành CTCK có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam sau khi được công ty mẹ rót thêm 1.155 tỷ đồng. Ngoài Mirae Asset, trong top 10 CTCK có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam còn có sự góp mặt của KIS, KBSV với vốn điều lệ lần lượt là 1.897 tỷ đồng và 1.675 tỷ đồng.
Trong một đống thái tương tự, SSI mới đây đã được cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức nhằm tăng vốn điều lệ lên 6.009 tỷ đồng qua đó lấy lại vị trí số 1 từ tay Mirae Asset. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, SSI vẫn chưa chốt thời gian cụ thể thực hiện tăng vốn.
Không chỉ "qua mặt" SSI về vốn điều lệ, Mirae Asset còn vượt qua hàng loạt "ông lớn" về dư nợ cho vay ký quỹ (margin) trở thành CTCK có vốn nước ngoài đầu tiên đứng đầu về dư nợ vay margin.
Ghi nhận trên báo cáo quý III của các CTCK, dư nợ cho vay margin của Mirae Asset lên tới 6.566 tỷ đồng trong khi con số này của SSI ở mức 5.310 tỷ đồng, HSC ở mức 4.670 tỷ đồng. Các CTCK Hàn Quốc khác cũng có dư nợ margin khá lớn như KIS (2.642 tỷ đồng), KBSV (1.816 tỷ đồng), không thua kém nhiều so với dư nợ margin của các CTCK lớn trong nước như VNDirect (2.950 tỷ đồng), VCSC (2.887 tỷ đồng), MBS (2.427 tỷ đồng)...
Trong khi đó, việc ngày càng nhiều CTCK ngoại "chen chân" vào top 10 thị phần môi giới trên cả 2 sàn cho thấy xu hướng phân mảnh của "miếng bánh" thị phần khi được chia nhỏ cho nhiều CTCK hơn, khoảng cách giữa top đầu và top sau cũng được thu hẹp lại.
THANH HÀ
Theo Bizlive.vn
Lo ngại cuộc đua "zero fee" diễn ra quyết liệt, cổ phiếu ngành chứng khoán ngày càng kém hấp dẫn giới đầu tư? Thời gian gần đây, nhiều CTCK, đặc biệt các CTCK vốn Hàn đang thực hiện miễn phí giao dịch (zero fee), điều này đang gây ra áp lực không nhỏ tới các CTCK nội, qua đó khiến cổ phiếu ngành này đang dần kém hấp dẫn giới đầu tư. Những năm trước đây, cổ phiếu chứng khoán là một trong những nhóm ngành...