Thi online ‘thử thách’ sự trung thực của học sinh và phụ huynh
“Tôi vừa muốn con thi một cách thực tế để cô biết con mình học kém như thế đấy, nhưng lại nghĩ điểm con kém quá thì ảnh hưởng đến khi tốt nghiệp cấp 2 của con” – chị Thu chia sẻ.
Chị Lê Thu (Quận 3, TP.HCM) thú thực trong đợt kiểm tra giữa kỳ vừa qua, chị có “loanh quanh nhắc khi con làm bài môn Toán”.
“Cô giáo bắt bật camera với micro, nhưng làm sao mà quay được hết các góc. Với lại khi nhắc cần gì phải nói, cứ giấy mà viết ra thôi” – chị Thu chia sẻ.
Lý do khiến chị lần đầu tiên “giúp con gian lận” là “Thật ra, tại thấy con kém quá nên không đành lòng”.
Cô con gái học lớp 7 của chị vốn dĩ học tốt từ năm lớp 1. Năm ngoái, cô bé còn nằm trong top 10 học sinh học tốt nhất lớp. “Thế nhưng sang năm học này, con học sa sút hẳn. Chồng tôi đi làm xa, tôi cũng phải đi làm cả ngày không có nhiều thời gian kèm cặp con”.
Một tuần trước khi kiểm tra giữa kỳ, cô giáo chủ nhiệm gọi điện cho chị Thu bảo rằng cô giáo bộ môn Toán trao đổi là kiểm tra thử con được có 2 điểm. “Tôi “choáng” quá, phải nhờ gia sư về dạy cho trước 2 buổi thì con vỡ ra được một tí, đến lúc kiểm tra mẹ nhắc cho một tí, nên được 7 điểm”.
Chị Thu nói rằng thực ra cũng lăn tăn.
“Trong những năm học trước, tôi chắc chắn con mình chưa từng gian lận và luôn nhắc nhở con về việc này. Tuy nhiên, việc học online không hiệu quả của con trong thời gian qua khiến… chính tôi thay đổi. Vừa muốn con thi một cách thực tế để cô biết con mình học kém như thế đấy, nhưng lại nghĩ điểm con kém quá thì ảnh hưởng đến khi tốt nghiệp cấp 2 của con. Nhưng tôi làm thế rồi bây giờ lại thấy như mình đang dậy xấu con, nghĩ cũng buồn”.
Chị Thanh Hương (quận Bình Thạnh, TP.HCM) là mẹ của cô con gái học lớp 5.
Video đang HOT
Hôm con kiểm tra giữa kỳ các môn Toán và Tiếng Việt, chị cũng không ở nhà, cô con gái đã quen với các thao tác trên máy tính do trước khi kiểm tra cô giáo đã hướng dẫn.
Còn môn Mỹ thuật thì chụp ảnh, môn Thể dục và nhạc thì chị giúp con quay video rồi đẩy lên classroom.
Chị Hương cũng không quá băn khoăn về kết quả thi bởi vì năm tới vào cấp 2 cũng không xét điểm.
“Thực ra, tôi nghĩ học online thế này rồi đã giảm tải kiến thức thì giảm luôn mấy kỳ kiểm tra kiểu này đi cũng được, bởi tôi thấy cũng không nhiều ý nghĩa”.
Không để học sinh quá căng thẳng
Theo cô giáo Nguyễn Ngọc Anh, giáo viên một trường THCS ở quận Tân Bình cho biết đối với kiểm tra thường xuyên và cả giữa kỳ, cô cho học sinh làm bài kiểm tra thông qua app Shub Classroom, bằng cả 2 hình thức trắc nghiệm và tự luận.
Cô Anh cho biết để chống gian lận không khó. Với đề trắc nghiệm cô sẽ cho những câu hỏi nhanh, thời gian rất ngắn, học sinh không thể tra kịp. Hơn nữa trên shub classroom có thể tráo câu hỏi và đáp án, nên học sinh có hỏi nhau cũng không được.
Đối với kiểm tra trắc nghiệm, cô cũng sẽ cài đặt giới hạn thời gian. Cô cũng cài đặt thêm không cho học sinh xem đáp án sau khi làm xong bài, nên học sinh sẽ không thể biết để chuyển cho bạn khác được.
“Riêng tự luận thì không thể gian lận được rồi, vì chỉ giống nhau một chút là nhìn ra ngay. Các bé cũng không thể gian lận bằng cách chép văn mẫu trong sách ra được vì giáo viên dạy lâu rồi chỉ cần đọc qua cái là biết các em có sử dụng văn mẫu hay không. Đối với các bé chép văn mẫu, tôi nói trước là sẽ chấm thẳng 0 điểm luôn”.
Tuy nhiên theo cô Anh, phụ huynh cũng không nên quá lo lắng mà gây áp lực cho con, bởi nội dung kiến thức học sinh học cũng giảm tải hơn so với khi học trực tiếp.
Thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Bùi Thị Xuân thì cho rằng khi học online học sinh đã rất thiệt thòi rồi, nên thầy không muốn học sinh căng thẳng khi đối mặt với kiểm tra online. Vì vậy, các bài kiểm tra thường xuyên và giữa kỳ được ra trên tinh thần nhẹ nhàng.
“Đối với môn Văn, sản phẩm kiểm tra rất đa dạng, có thể là đoạn clip có lời bình, bộ ảnh, bài cảm nhận nên thấy rất nhẹ nhàng không khó khăn lắm. Học sinh sử dụng nhiều phần mềm hoặc gửi qua mail để chấm”.
Thầy Đức Anh cho biết mình không áp lực về việc phải đánh giá sát sao học sinh.
“Học online đã có nhiều khó khăn nhất định rồi nên đừng để mất niềm tin vào học trò, cho rằng làm ở nhà sẽ không trung thực. Nếu mà sợ học sinh không trung thực thì hãy ra những đề để học sinh đọc, tra cứu tài liệu, tạo ra sản phẩm không thể dối trá được. Chứ tôi nghĩ không nên ra đề dài, khó để học sinh không có thời gian quay cóp”.
Theo thầy Đức Anh, với những đợt kiểm tra online không cần đặt nặng việc phải đánh giá sự trung thực của học sinh, mà hãy nhân việc này cho học sinh cũng chủ động, sáng tạo trong làm bài hoặc sản phẩm.
“Phải nhìn nhận kiểm tra không thể mãi tiến hành trên giấy, mà hãy tạo cơ hội cho học sinh thực hành, làm ra những sản phẩm từ những điều mình đã học.
Từ đó sẽ nhận ra hạn chế của các em, ví dụ như không có tính tự giác, thiếu kỹ năng đọc, nói, viết, xử lý hình ảnh, kỹ năng tin học thì sẽ không có sản phẩm tốt. Qua đó, học sinh cũng sẽ tự thấy mình thiếu cái gì, để trau dồi từ bây giờ, chứ không phải chỉ học giỏi là sau này sẽ thành công”.
Nam sinh bị yêu cầu bịt mắt khi thi online, ngờ đâu nhìn xuống thứ đang cầm trên tay mà giáo viên "giận tím người" luôn
Bị yêu cầu bịt mắt khi thi online nhưng nam sinh này vẫn nghĩ ra được cách lách luật không ai ngờ tới.
Thi online đã được xem là một giải pháp tình thế với chuyện học ngày nay. Nhiều trường học đã cố gắng đem lại sự công bằng trong thi trực tuyến, bằng việc yêu cầu học trò mở song song 2 máy tính, mở camera, tạo lập web riêng chuyên cho việc thi online...
Dẫu vậy, việc học trò lợi dụng lỗ hổng trong việc học online để "lách luật" vẫn là điều khó tránh. Như mới đây, một nam sinh đã chia sẻ câu chuyện khi thi trực tuyến của mình, nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Nam sinh bày trò tinh vi khi bị bắt che mắt thi vấn đáp online (Nguồn: Trần Văn Quang)
Cụ thể, nam sinh này khi thi vấn đáp bị yêu cầu mở hết camera, đồng thời phải dùng một chiếc khẩu trang bịt mắt để đảm bảo không gian lận được.
Tưởng rằng đến nước này thì học trò không thể quay cóp được gì, tuy nhiên nếu nhìn kĩ tay nam sinh này vẫn bấm điện thoại lướt phía dưới. Bên cạnh đó trên giường còn chuẩn bị sẵn 2 chiếc máy tính để tiện đường search Google.
Có thể thấy cách thức gian lận này khá tinh vi. Việc bị bịt mắt còn vô tình khiến cho giáo viên dù có bật camera cũng không nhìn thấy biểu cảm trên gương mặt học sinh.
Phải nói thêm là hành động này không nên học theo đâu nhé! Gian lận trong thi cử là điều phải tuyệt đối cấm để đảm bảo sự công bằng trong lớp học. Cách thức trên chỉ có thể "lách luật" khi giáo viên cho phép để camera góc nào cũng được. Nếu thầy cô khó tính một chút, bắt để máy tính thấy rõ được cả không gian trong căn phòng, yêu cầu show cả tay thì mẹo gian lận này không thể nào thực hiện được đâu.
Ảnh minh hoạ
Khi thi vấn đáp online, bạn cần lưu ý những điều sau để có buổi thi diễn ra thuận lợi:
- Chuẩn bị trước kiến thức: Tất nhiên phải có kiến thức thì mới học tập tốt được. Thông thường thi vấn đáp sẽ cho trước đề cương ôn tập vậy nên hãy dành 4-5 ngày trước khi thi để học thuộc dần.
- Chọn không gian thích hợp: Vì khi thi vấn đáp sẽ yêu cầu mở camera nên bạn hãy cố gắng chọn lấy không gian có ánh sáng, gọn gàng một chút, tốt nhất là ở phòng học riêng của mình. Hạn chế những nơi đông người ảnh hưởng đến việc thi cử. Bên cạnh đó, chọn được không gian thoáng đãng cũng giúp ghi điểm hơn trong mắt giáo viên đấy!
- Tìm chỗ có đường truyền mạng ổn định: Thông thường mỗi học sinh có thời gian thi vấn đáp nhất định. Vậy nên hãy cố gắng tìm được chỗ nào có đường truyền mạng "căng" nhất để tránh tình trạng đang hăng say nói mà bị out ra thì cũng tụt mood đấy.
Đề thi thể dục online khiến học sinh khóc thét: Cô giáo thị phạm trong clip mặc áo màu gì? Không còn là việc quay lại động tác thể dục tại nhà nữa, bây giờ còn có hẳn đề thi thể dục lý thuyết mà còn không thể hỏi chị google như này cơ! Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công tác dạy và học ở nhiều địa phương phải chuyển sang hình thức học trực tuyến. Với những môn học văn hóa...