Thí nghiệm ‘làm chuột đực có thai’ ở Trung Quốc gây phẫn nộ
Mạng xã hội Trung Quốc đang dậy sóng trước nghiên cứu về khả năng mang thai và sinh con của chuột đực, theo South China Morning Post.
Trong thí nghiệm, hai nhà nghiên cứu từ Đại học Quân y Hải quân Trung Quốc thực hiện phẫu thuật gắn một cá thể chuột đực và một cá thể chuột cái với nhau, khiến chúng có chung hệ tuần hoàn máu.
Tám tuần sau phẫu thuật ghép, nhóm nghiên cứu cấy tử cung của một con chuột cái thứ ba vào con đực. Sau đó, phôi thai chuột được cấy vào tử cung này, cũng như tử cung của con chuột cái bị ghép đôi.
Sơ đồ thí nghiệm “làm chuột đực có thai” của các nhà khoa học Trung Quốc. Ảnh: South China Morning Post.
Sơ đồ thí nghiệm “làm chuột đực có thai” của các nhà khoa học Trung Quốc. Ảnh: South China Morning Post.
Video đang HOT
Nếu phôi phát triển thành thai, chuột con sẽ được lấy ra sau 21 ngày bằng phương pháp mổ đẻ.
Theo nhóm nghiên cứu, trong 163 con chuột đực tham gia thí nghiệm, 6 con có thể “mang thai”. Tỷ lệ thành công là 3,68%. Những con chuột con trong thí nghiệm bình thường, không bị khuyết tật.
“Nghiên cứu của chúng tôi tiết lộ khả năng phát triển bình thường của thai trong cá thể động vật có vú đực. Nghiên cứu có thể có tác động sâu rộng lên nghiên cứu sinh học sinh sản”, các tác giả nhận xét. “Theo như chúng tôi biết, chưa có trường hợp cá thể động vật có vú đực mang thai nào được ghi nhận trước đây”.
Tuy vậy, thí nghiệm này phải nhận phản ứng trái chiều của dư luận. Sau khi được đăng tải trên Weibo, chủ đề này có tới hơn 330 triệu lượt xem, tính đến sáng 20/6.
“Đây là điều đi ngược lại quy luật của tự nhiên. Những nghiên cứu kiểu này có ý nghĩa gì”, một tài khoản bình luận, theo South China Morning Post.
“Quá trình thí nghiệm thật tàn ác. Dường như cả chuột đực và chuột cái bị biến thành lò đẻ”, một tài khoản khác nhận xét.
Con đực mang thai là hiện tượng tự nhiên hiếm gặp, thường chỉ được phát hiện ở các loài thuộc họ Cá Chìa Vôi như cá ngựa hay chìa vôi. Không loài thú đực nào có thể mang thai tự nhiên.
Khoảnh khắc phi hành gia Trung Quốc lên trạm vũ trụ Thiên Cung
Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc đưa phi hành gia lên trạm vụ trụ của riêng họ.
Ba phi hành gia Trung Quốc lên trạm vũ trụ Thiên Cung
Tàu Thần Châu 12 ghép nối với mô đun Thiên Hà đưa 3 phi hành gia Trung Quốc lên quỹ đạo thành công.
Ba phi hành gia Trung Quốc gồm chỉ huy Nie Haisheng, 56 tuổi, Liu Boming 54 tuổi và Tang Hongbo 45 tuổi, đã bước vào bên trong Trạm vũ trụ Thiên Cung, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong sứ mệnh khám phá không gian của Trung Quốc.
Đi đầu là chỉ huy Nie Haisheng, theo sau là Liu Boming và Tang Hongbo mở cửa sập và trôi vào mô đun Thiên Hà 1. Hình ảnh gửi về Trái Đất cho thấy họ đang bận rộn với công việc tháo dỡ thiết bị.
Tàu Thần Châu 12 kết nối với mô đun Thiên Hà của Trạm vũ trụ Thiên Cung khoảng 6 giờ sau khi cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở rìa sa mạc Gobi, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc
Phi hành đoàn sẽ tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thiết bị, thực hiện bảo dưỡng và chuẩn bị tiếp nhận hai mô đun thí nghiệm vào năm sau. Nhiệm vụ nâng số phi hành gia Trung Quốc bay vào không gian từ năm 2003 lên 14 người.
Được biết, tên lửa Trường Chinh 2F chở tàu Thần Châu 12 rời khỏi bệ phóng, sau đó khoảng 2 phút động cơ đẩy tách khỏi tên lửa. Sau 10 phút, tàu Thần Châu 12 tách khỏi tầng trên của tên lửa, mở tấm pin Mặt Trời và tiến vào quỹ đạo. Nhiều điều chỉnh diễn ra trong 6 tiếng tiếp theo để tàu vũ trụ ghép nối với mô đun Thiên Hà.
Gao Xu, Phó giám đốc thiết kế sứ mệnh, cho biết thời gian di chuyển rút ngắn từ hai ngày, kết quả có được là do nhiều đột phá và sáng kiến công nghệ. Ông nói: "Các phi hành gian có thể nghỉ ngơi thoải mái trong không gian, điều này giúp họ bớt mệt mỏi hơn rất nhiều".
Ngoài ra còn có nhiều cải tiến khác bao gồm gia tăng số lượng hệ thống tự động và điều khiển từ xa, làm giảm đáng kể áp lực lên các phi hành gia.
Trước đó, tàu thăm dò Thiên Vấn-1 và robot thám hiểm sao Hỏa tự hành đầu tiên của Trung Quốc mang tên Chúc Dung, đã hạ cánh thành công xuống bề mặt hành tinh đỏ
Nhiệm vụ của Thiên Vấn-1 là đáp tàu đổ bộ mang theo robot tự hành xuống bề mặt sao Hỏa để thu thập dữ liệu về nguồn nước ngầm, tìm kiếm dấu hiệu của sự sống cổ xưa trên hành tinh đỏ. Robot Chúc Dung hoạt động bằng năng lượng mặt trời sẽ tìm kiếm dữ liệu về đất đá và bầu khí quyển sao Hỏa.
Trẻ em ở Thụy Sĩ trải nghiệm giờ học 'sứ mệnh sao Hỏa' Nhóm học sinh tiểu học ở Thụy Sĩ háo hức chuẩn bị cho "sứ mệnh sao Hỏa" kéo dài 3 ngày. Chúng thực hiện các thí nghiệm tương tự của phi hành gia.