Thi hộ bị phạt 16 triệu đồng
Về hình thức phạt tiền đối với sai phạm, mức phạt tối đa là 50 triệu đồng với cá nhân, 100 triệu đồng với tổ chức.
Nghị định 04/2021/NĐ-CP Chính phủ mới ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 10/3, cho thấy nhiều điểm mới khi quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Về hình thức phạt tiền đối với sai phạm, mức phạt tối đa là 50 triệu đồng với cá nhân, 100 triệu đồng với tổ chức. Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả khác.
Đáng chú ý, với sai phạm làm không đúng đề án tuyển sinh sẽ bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng.
Với vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh, các tổ chức, cá nhân bị phạt tiền từ 10 – 60 triệu đồng. Cụ thể, bên vi phạm sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng nếu thông báo tuyển sinh, công bố đề án tuyển sinh không đúng hoặc không đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành; thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các hành vi công bố chỉ tiêu tuyển sinh vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, không thực hiện đúng quy trình tuyển sinh theo quy định của pháp luật hiện hành có thể bị phạt mức cao hơn, từ 20 – 30 triệu đồng.
Không công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành đào tạo có quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, thực hiện tuyển sinh không đúng đề án tuyển sinh đã công bố bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng. Tổ chức tuyển sinh đối với ngành, chuyên ngành hoặc chương trình giáo dục của nước ngoài khi chưa được phép thực hiện bị phạt từ 40 – 60 triệu đồng.
Video đang HOT
Với nhóm vi phạm quy định về chỉ tiêu tuyển sinh, mức phạt tiền cao dần lên theo cấp, bậc học. Vượt từ 3% chỉ tiêu trở lên là đã bị phạt.
Cụ thể: Cấp THPT bị phạt nhẹ, từ 1 – 20 triệu đồng (mức 20 triệu đồng dành cho nơi tuyển vượt từ 20% chỉ tiêu trở lên). Ở trình độ trung cấp, cao đẳng nhóm ngành giáo viên, mức phạt từ 2 – 40 triệu đồng.
Ở trình độ đại học, mức phạt từ 5 – 70 triệu đồng, cụ thể: tuyển vượt từ 3% đến dưới 10% phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng; tuyển vượt từ 10% đến dưới 15% phạt từ 10 – 30 triệu đồng; tuyển vượt từ 15 đến dưới 20% phạt từ 30 – 50 triệu đồng; tuyển vượt từ 20% trở lên bị phạt từ 50 – 70 triệu đồng. Tuyển sinh để đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ vượt chỉ tiêu bị phạt nặng nhất, mức phạt tối đa lên đến 80 triệu đồng (tối thiểu 10 triệu đồng).
Biện pháp khắc phục hậu quả chung với nhóm vi phạm này là buộc giảm số lượng tuyển sinh năm sau tối thiểu bằng số lượng đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu.
Đặc biệt, thi thay, thi hộ bị phạt tối đa 16 triệu đồng.
Nghị định cũng quy định mức phạt đối với một số hành vi khác trong lĩnh vực giáo dục.
Đây là những quy định rất quan trọng góp phần làm lành mạnh môi trường học đường, được dư luận tán đồng.
Trường đại học 'vượt rào'tuyển sinh: Xử nghiêm
Mùa tuyển sinh 2020, một số cơ sở đào tạo tổ chức tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy không thông báo rõ ràng, tổ chức tuyển sinh chưa đảm bảo đúng quy trình gây khó khăn cho học sinh và khiến dư luận bức xúc.
Với quy định mới về xử phạt vi phạm trong tuyển sinh, câu hỏi đặt ra năm nay lịch sử có lặp lại?
Ảnh minh họa.
Phạt cao nhất là 100 triệu đồng
Tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm 2021, bà Nguyễn Thu Thủy- Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Bộ GDĐT cho biết: "Trong mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021 sắp tới, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện quy chế, quy trình tuyển sinh, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin triệt để trong tất cả các khâu từ đăng ký, thi tuyển đến xét tuyển. Công tác tuyển sinh sẽ đảm bảo khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, giảm tối đa số thí sinh ảo, đồng thời kiểm soát tình trạng vượt chỉ tiêu tuyển sinh của các trường".
Mới nhất, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo Nghị định, phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh đào tạo trình độ ĐH sai đối tượng quy định tại quy chế tuyển sinh theo các mức phạt từ 10 đến 100 triệu đồng đối với hành vi tuyển sai người học. Nghị định cũng quy định, phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ sai đối tượng quy định tại quy chế tuyển sinh với mức phạt tối đa 100 triệu đồng. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động tuyển sinh và biện pháp khắc phục hậu quả như buộc trả lại cho người học số tiền đã thu...
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/3/2021. Tức là mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2021, nếu trường nào vi phạm bị phát hiện sẽ bị xử lý theo các quy định đã có và mức phạt cụ thể như vậy.
Theo các chuyên gia, việc ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm tuyển sinh là cần thiết bởi nhiều năm qua, Bộ GDĐT luôn khẳng định sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tuyển sinh song trên thực tế, vẫn có những trường bất chấp quy định để "vượt rào". Chỉ khi người học bức xúc lên tiếng hoặc khi thanh kiểm tra bị phát hiện, các trường mới dừng tuyển sinh. Khi đó, người học đã mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhưng không thu lại kết quả như mong muốn.
Công khai tuyển sinh
Thực tế này không phải là cá biệt khi Bộ GDĐT từng chỉ ra tình trạng một số cơ sở giáo dục ĐH xác định chưa chính xác về số lượng giảng viên, kê "khống" giảng viên nhằm mục đích tăng chỉ tiêu tuyển sinh và tuyển sinh vượt chỉ tiêu. Bộ sau đó đã có các văn bản chấn chỉnh, yêu cầu các trường cần xác định đúng số lượng giảng viên cơ hữu và gửi báo cáo đội ngũ giảng viên chi tiết đến từng chuyên ngành, số chứng minh nhân dân của giảng viên để xây dựng dữ liệu giảng viên cho toàn ngành.
Bộ cũng yêu cầu các trường ĐH đăng tải công khai trên Cổng thông tin tuyển sinh số lượng và tên tuổi của các thí sinh trúng tuyển để các em có thể tra theo tên, biết mình nằm trong danh sách trúng tuyển của trường nào; trường nào tuyển sinh chui, "kê khống".
Để đảm bảo chất lượng đầu vào; sự minh bạch, cạnh tranh công bằng giữa các trường; giúp phụ huynh và thí sinh dễ dàng theo dõi; phục vụ cho việc giám sát, thực hiện hậu kiểm trong mùa tuyển sinh năm nay... việc xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục ĐH vi phạm quy chế tuyển sinh là cần thiết. Đó không chỉ là việc xử lý vi phạm ở mức phạt tiền mà có thể bị trừ chỉ tiêu năm sau, cấm tự chủ tuyển sinh trong 5 năm tiếp theo, Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng trường và những người liên quan bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, viên chức, bị phạt hành chính, hình sự... tùy theo mức độ vi phạm. Những chế tài trên đã được quy định trong luật song đến nay, rất ít trường bị xử lý.
Năm 2020, ĐH Thăng Long (Hà Nội) và một số trường tổ chức xét tuyển bổ sung hệ chính quy đợt 2 năm 2020 không thông báo rõ ràng, chưa đúng quy định khiến phụ huynh, thí sinh bức xúc. Bộ GDĐT sau đó đã có công văn yêu cầu các trường chấn chỉnh, tránh tình trạng "vượt rào" xét tuyển, gây thiếu công bằng giữa các thí sinh. Tuy nhiên, đây là những trường hợp báo chí phản ánh do phụ huynh bức xúc lên tiếng. Còn việc các trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu hay tuyển sinh "chui" so với đề án đã công bố thì chỉ có trường và các cơ quan chức năng biết thông qua kiểm tra, giám sát.
Ở góc nhìn khác, PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng gần đây chúng ta vẫn nói về việc mở đào tạo, siết hậu kiểm nhưng mở ở đây vẫn phải tuân thủ theo các quy định đã có, không thể mở không giới hạn thì sau này muốn siết sẽ rất khó. Đó là chưa kể, nhiều ĐH ở ta xưa nay vẫn vào khó ra dễ. Nếu mở tối đa rồi vào dễ, ra dễ thì chất lượng nguồn nhân lực sẽ rất đáng lo ngại... Một vấn đề khác là vào ĐH dễ dàng quá thì còn ai đi học CĐ, trung cấp?...
"Lỏng lẻo ở bất cứ khâu nào cũng đều gây ra những hệ lụy về sau. Nên tôi cho rằng Bộ GDĐT cần có những quy định cụ thể, rõ ràng để các trường tuân theo cũng như chế tài xử lý vi phạm phải đủ mạnh để các trường khi cân nhắc giữa lợi và hại nếu vi phạm sẽ phải "chùn bước"- PGS. TS Trần Xuân Nhĩ nêu quan điểm.
Giáo dục giới tính theo phương thức cấm đoán không còn phù hợp Các chuyên gia cho rằng, hiện nay chương trình giáo dục vẫn còn lỗ hổng lớn về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn, dẫn đến nhiều học sinh thiếu hiểu biết về vấn đề này, để lại những hậu quả đáng tiếc. Mới đây, vụ một nữ sinh lớp 7 tự sinh con trong nhà vệ sinh...