Thi hành án làm quá tay vì… cái mặt tiền
Việc kê biên, bán đấu giá nhà, đất đã hoàn tất và sau khi thi hành án xong còn dư 332 triệu đồng nhưng cơ quan thi hành án vẫn kê biên, bán nốt phần đất mặt tiền cho người trúng đấu giá trước đó.
Mới đây, ông Trần Thái Tỉnh, trú phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, đã gửi đơn đến Cục Điều tra VKSND Tối cao tố cáo chấp hành viên Đặng Văn Ngân và Chi cục Thi hành án (THA) dân sự TP Buôn Ma Thuột. Ông Tỉnh cho rằng cơ quan THA này đã làm vượt thẩm quyền, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của ông.
THA xong rồi vẫn kê biên, bán tiếp
Theo hồ sơ, năm 2008, TAND TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã ra các bản án buộc ông Trần Thái Tỉnh (trú phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột) phải trả khoản nợ gần 1, 8 tỉ đồng. Sau khi bản án có hiệu lực thì những người này yêu cầu THA. Tháng 12-2008, qua xác minh tài sản, Chi cục THA dân sự TP Buôn Ma Thuột đã ra quyết định kê biên 229 m2 đất và tài sản gắn liền trên đất tại số 104 Nguyễn Chí Thanh của vợ chồng ông Tỉnh để THA.
Do ông Tỉnh không tự nguyện giao tài sản nói trên nên cơ quan THA tiến hành cưỡng chế, bán đấu giá nhà, đất trên được hơn 2 tỉ đồng. Người mua trúng giá là ông NBH, hàng xóm ông Tỉnh. Sau khi chi trả cho người được THA, tháng 9-2009, ông Tỉnh nhận được thông báo của cơ quan THA mời ông đến làm thủ tục nhận lại số tiền thừa hơn 332 triệu đồng.
Mặc dù tài sản đã bán đấu giá vẫn còn thừa như thế nhưng không hiểu sao Chi cục THA dân sự TP Buôn Ma Thuột vẫn chưa chịu dừng lại. Tháng 12-2009, Cơ quan THA tiếp tục bán phần diện tích đất khác gắn liền với nhà quán, mái che của ông Tỉnh với giá gần 50 triệu đồng.
Ông Trần Thái Tỉnh cho rằng Chi cục THA dân sự TP Buôn Ma Thuột đã làm sai luật, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của ông. Ảnh: TẤN TÀI
Vì cái không gian mặt tiền
Khi ông Tỉnh khiếu nại thì chi cục trưởng Chi cục THA dân sự TP Buôn Ma Thuột trả lời phần tài sản này được xây dựng trên đất hành lang lộ giới an toàn giao thông (mặt tiền nhà và đất số 104 Nguyễn Chí Thanh). Đồng thời cơ quan THA phải bán số tài sản này nhằm trả lại phần không gian phía trước cho ông NBH, người mua trúng tài sản bán đấu giá.
Theo ông Tỉnh, gia đình ông có tổng cộng hơn 500 m2 đất, ngoài diện tích được cấp giấy đỏ bị kê biên, còn lại hơn 224 m2 nằm trong quy hoạch lộ giới giao thông. Nhưng do Nhà nước chưa mở rộng đường nên gia đình ông vẫn sử dụng hợp pháp, không xảy ra tranh chấp. Đến năm 2005, UBND tỉnh Đắk Lắk đã thay đổi lộ giới QL14 (nay là đường Nguyễn Chí Thanh) thì có 74,7 m2 không còn nằm trong phạm vi lộ giới.
Theo sơ đồ kiểm tra hiện trạng sử dụng đất của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất TP Buôn Ma Thuột thì phần đất 74,7 m2 của ông Tỉnh nằm ngoài quy hoạch lộ giới. Do đó, phần đất này của ông Tỉnh thuộc diện được cấp giấy đỏ. Thực tế thì những hộ dân có phần đất tương tự ông Tỉnh (nằm sát đường Nguyễn Chí Thanh) đã được cấp giấy đỏ và đã xây dựng nhà cửa.
Không hiểu sao cơ quan THA lại kê biên, bán luôn tài sản trên đất, đồng thời giao 74,7 m2 này cho ông H., người mua trúng đấu giá nhà, đất ban đầu. Điều này hết sức vô lý” – ông Tỉnh bức xúc.
Ngoài ra, theo ông Tỉnh, cơ quan THA cho rằng phải bán đấu giá tiếp 74,7 m2 để trả lại phần không gian phía trước cho ông NBH, tuy nhiên phần đất của ông NBH mua trúng có đến hai mặt tiền đường rộng 10 m phía sau hông và bên phải. Hiện ông H. vẫn đang sử dụng mặt tiền đường phía sau để kinh doanh, sinh hoạt.
Cục Điều tra VKSND Tối cao vào cuộc
Ông Tỉnh đã có đơn kêu cứu nhiều nơi nhưng suốt gần sáu năm nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết. Sau khi chấp hành viên Đặng Văn Ngân (người trước đây thụ lý vụ việc của ông Tỉnh – PV) bị bắt giữ trong vụ án khác, ông Tỉnh đã gửi đơn tố cáo vụ việc của ông đến Cục Điều tra VKSND Tối cao.
Video đang HOT
Ngày 5-8, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, đại diện Cục Điều tra VKSND Tối cao khu vực miền Trung – Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng) cho biết cơ quan này đã nhận được đơn của ông Tỉnh. “Chúng tôi đang điều tra làm rõ những sai phạm của chấp hành viên Đặng Văn Ngân trong việc kê biên, bán đấu giá tài sản của ông Tỉnh. Qua xem xét hồ sơ và đơn khiếu nại, tố cáo của ông Tỉnh, cơ quan điều tra thấy vụ việc có dấu hiệu hình sự nên vào cuộc xác minh, làm rõ. Vụ án này hoàn toàn độc lập và tách biệt với vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến Ngân” – vị này thông tin.
THA vượt thẩm quyền, trái pháp luật Việc Chi cục THA dân sự TP Buôn Ma Thuột tiếp tục bán phần tài sản khác của ông Tỉnh (ngoài phần diện tích đất, tài sản đã kê biên, bán đấu giá trước đó) rồi nhập vào phần tiền dư trả lại cho ông Tỉnh là vượt quá thẩm quyền THA. Ở đây, ông Tỉnh đã THA xong, đã hoàn thành mọi trách nhiệm, mọi nghĩa vụ của mình theo bản án. Cơ quan THA dân sự chỉ có quyền bán đấu giá tiếp phần tài sản khác của ông Tỉnh để THA trong trường hợp phần đất và tài sản đã bán đấu giá trước đó không đủ để THA. Cơ quan THA dân sự lấy lý do phần tài sản khác của ông Tỉnh che chắn không gian và vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ rồi tự ý ra quyết định tiếp tục bán đấu giá phần tài sản này là vượt quá thẩm quyền THA. Điều này xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Tỉnh theo quy định pháp luật. Do ông Tỉnh đã THA xong nên nếu có phát sinh tranh chấp giữa người mua đấu giá và ông Tỉnh thì đây là quan hệ tranh chấp dân sự khác và được giải quyết bằng vụ án khác. Cơ quan THA tự ý can thiệp, giải quyết luôn là trái pháp luật. Luật sư TRẦN NGỌC QUÝ, Đoàn Luật sư TP.HCM Chấp hành viên bị bắt Như đã thông tin, ngày 20-5, Cơ quan Điều tra VKSND Tối cao đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với chấp hành viên Đặng Văn Ngân về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Ngân nguyên là phó chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Buôn Đôn, nguyên chấp hành viên Chi cục THA dân sự TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Theo cơ quan điều tra, trong quá trình thi hành sáu bản án liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của bà NTN (trú phường Tân Lợi, Buôn Ma Thuột) đối với bảy cá nhân, ông Ngân đã không làm đúng trách nhiệm. Từ đó dẫn đến việc bà N. đã chuyển nhượng và tẩu tán tài sản, gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Ngân cũng là chấp hành viên thụ lý vụ án của ông Tỉnh trước khi được điều chuyển về làm phó chi cục trưởng Chi cục THA dân sự huyện Buôn Đôn.
LỆ THỦY
Theo PLO
Sẽ có thi hành án tại nơi cư trú
Trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng, tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Bộ Công an), khẳng định như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ.
Trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng - Ảnh: Xuân Long
Ông Bằng nói đề án tha tù trước thời hạn có điều kiện là rất mới ở VN, nhưng đối với một số nước trên thế giới thì không mới.
Việc thực hiện đề án có ý nghĩa thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước trong phòng chống tội phạm nói chung và xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật nói riêng.
Cái lợi nữa là việc thi hành án hình sự không còn là việc của riêng Nhà nước mà có sự chung tay của toàn xã hội.
* Thưa ông, trước chủ trương tha tù trước thời hạn có điều kiện, nhiều người vẫn hiểu rằng sau tha tù trước thời hạn là không phải chấp hành án nữa?
- Hoàn toàn không phải như vậy. Chính xác phải hiểu là khi tha tù trước thời hạn tức là anh vẫn đang chấp hành án, nhưng không phải chấp hành án trong tù mà chấp hành án tại nơi cư trú.
Vấn đề ở đây là thay đổi hình thức chấp hành án. Khi không phải chấp hành án trong tù, phạm nhân về phải khai báo với chính quyền địa phương, phải chịu sự quản lý của địa phương, không được rời khỏi nơi cư trú hoặc muốn ra khỏi nơi cư trú phải xin phép, đồng thời phải có mặt khi chính quyền yêu cầu, phải viết bản kiểm điểm sau ba tháng và chịu sự giám sát, theo dõi của người được phân công.
Còn chính quyền địa phương cũng sẽ tham gia nhận xét vào quá trình chấp hành án phạt tại nơi cư trú để chuyển lên cơ quan thi hành án cấp huyện.
* Như ông nói khi được thay đổi thi hành án tại nơi cư trú, người thi hành án phải chịu sự giám sát ở địa phương. Việc giám sát sẽ được triển khai ra sao, cách thức giám sát thế nào để có những nhận định chính xác về người chấp hành?
- Tôi khẳng định việc quản lý và giám sát người được tha sẽ rất chuyên nghiệp. Tới đây sẽ thành lập các cơ quan chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ này. Ví như ở huyện sẽ tăng cường cán bộ thi hành án hình sự ở cấp huyện. Cấp xã sẽ có tập huấn về quản lý, giám sát.
Với những trường hợp qua quản lý, giám sát nếu không chấp hành nghiêm thì vẫn có thể thay đổi hình thức thi hành án phạt, khi đó tòa án hoàn toàn có thể quyết định đưa trở lại chấp hành án phạt trong trại giam.
Chúng tôi sẽ đề nghị với Bộ Công an thành lập cục quản lý các đối tượng ngoài tù và đặc xá. Còn ở các tỉnh thành đã có phòng quản lý thi hành án rồi, ở huyện cũng có đội nhưng về số lượng người sẽ phải tăng lên.
Chủ trương trong tổ chức lực lượng là giảm cán bộ trong trại giam và chuyển về tỉnh, huyện để thực hiện nhiệm vụ quản lý mới, tức là biên chế không thay đổi.
Theo đề án, chúng tôi dự kiến số người sẽ được tha tù trước thời hạn có điều kiện đến năm 2018 là khoảng 20.000 người. Ước tính sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước gần 200 tỉ đồng/năm, giảm nhu cầu biên chế hơn 3.000 cán bộ, chiến sĩ của các cơ sở giam giữ.
* Để được tha tù trước thời hạn có điều kiện, phạm nhân phải đảm bảo những tiêu chuẩn gì mới?
- Đối với những điều kiện, tiêu chuẩn được xét duyệt thì trước hết phải là những người vi phạm lần đầu, hay nói cách khác là bị phạt tù lần đầu.
Thứ hai, người được xét duyệt phải đảm bảo đã thực hiện 50% thời gian thực hiện án phạt tù, tức là chấp hành một nửa thời gian án tù. Đó là chưa kể phải xét thêm nhiều khía cạnh khác, ví dụ như khi cho thực hiện án phạt tại nơi cư trú thì anh không làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
* Như vậy, tới đây sẽ có những quy định riêng đối với những loại hình tội phạm được tha tù trước thời hạn có điều kiện?
- Vấn đề này sẽ phải có hướng dẫn cụ thể. Hiện trong đề án nêu rất tổng quát, đó là việc xét duyệt tha tù trước thời hạn có điều kiện không làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự nơi cư trú.
Về lo lắng an ninh trật tự có được đảm bảo, trong đề án nói rõ những phạm nhân được xét phải đảm bảo khi được tha thì không ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Thực tế mấy năm qua xét đặc xá rất nhiều nhưng cũng không làm ảnh hưởng gì đến an ninh trật tự.
* Những người đang chấp hành án phạt tù chung thân có được xét tha tù trước thời hạn có điều kiện?
- Án tù chung thân vẫn được xét tha tù trước thời hạn có điều kiện. Tuy nhiên, đây là những trường hợp có án phạt tù chung thân nhưng đã được xét giảm án xuống án tù có thời hạn nhưng thời gian chấp hành án phải đảm bảo ít nhất 15 năm.
Việc xét duyệt tha tù trước thời hạn có điều kiện sẽ có hội đồng. Trước tiên trong trại giam phải thành lập hội đồng lập danh sách và chuyển lên tổng cục duyệt.
Từ danh sách đó, tổng cục sẽ kiểm tra và chuyển qua viện kiểm sát nhân dân, rồi chuyển tiếp qua tòa án. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tòa án sẽ quyết định thay đổi hình thức thi hành án với từng trường hợp.
* Xin hỏi cơ quan triển khai có giải pháp gì để đảm bảo việc xét duyệt công khai, minh bạch, khách quan và loại trừ được việc "xin - cho"?
- Việc xét duyệt sẽ được thực hiện mỗi quý một lần giống như xét giảm án. Trong xét duyệt, dứt khoát phải công khai, minh bạch, khách quan.
* Hiện Bộ luật hình sự 2015 mới lùi thời hạn thực thi, như vậy đề án này khi nào sẽ triển khai. Đặc biệt, sau khi thực hiện đề án tha tù trước thời hạn có điều kiện, việc đặc xá có còn thực hiện tiếp?
- Đây là đề án triển khai một số nội dung của Bộ luật hình sự 2015. Tuy nhiên, do Bộ luật hình sự đang lùi thời hạn thực thi, cho nên chắc phải sang năm 2017 mới thực hiện đề án này.
Riêng về tổ chức đặc xá vẫn tiếp tục làm nhưng số lượng đặc xá không nhiều. Riêng năm nay, khi chưa thực hiện được đề án này, dự kiến cuối năm nay, vào dịp Tết Nguyên đán vẫn tổ chức đặc xá.
* Trong trường hợp phải đưa người thi hành án tại nơi cư trú trở lại chấp hành án phạt tù, thời gian thi hành án sẽ được tính thế nào, thưa ông?
- Đương nhiên quãng thời gian chấp hành án phạt tại nơi cư trú vẫn được tính. Nếu trong thời gian chấp hành án phạt tại nơi cư trú mà tiếp tục vi phạm pháp luật, bị tòa xét xử, có án phạt mới thì sẽ phải cộng thêm thời hạn còn của bản án cũ.
Còn nếu không bị phạt án mới, khi đưa trở lại trại giam chỉ phải thực hiện nốt thời gian chịu án còn lại.
* Có ý kiến băn khoăn về việc thực hiện đề án thì có làm giảm tính nghiêm minh, răn đe của pháp luật?
- Chúng tôi tính rồi, việc tha tù trước thời hạn có điều kiện vẫn có tính răn đe. Nếu anh vi phạm vẫn có thể bị đưa trở ngược lại trại giam. Điểm đáng lưu ý trong đề án này là thể hiện tính ưu việt, nhân văn khi người ta hối lỗi, hối cải.
Chúng tôi rất tin tưởng vào đề án này, bởi đề án có ý nghĩa rất lớn cả về đường lối trong cải cách tư pháp, tính nghiêm minh của pháp luật cũng được đảm bảo, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho người thi hành án có thêm cơ hội tái hòa nhập sớm hơn.
Được phép kinh doanh, buôn bán
* Thưa ông, khi đề án được công bố, rất nhiều ý kiến đặt câu hỏi người được tha tù có được kinh doanh, buôn bán khi trở về nơi cư trú?
- Đương nhiên khi thi hành án tại nơi cư trú thì vẫn được phép kinh doanh và làm những việc pháp luật không cấm.
Nhưng khi tòa tuyên án anh phạm tội trong kinh doanh, trong hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, karaoke thì khi thi hành án tại nơi cư trú anh không được phép làm những nghề đó, còn các nghề khác vẫn được. Đây cũng là điểm khác với đặc xá, khi được đặc xá là được phục hồi đầy đủ quyền công dân.
"Với người phạm tội ở tuổi vị thành niên thì điều kiện được xét tha tù có điều kiện sẽ thấp hơn, được ưu tiên hơn
Trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng.
Theo Tuổi Trẻ
Chuyên gia pháp lý: 'Khó thi hành án trả lại 1,3 tỷ đồng đổi thưởng' Theo chuyên gia pháp lý, nếu tòa phúc thẩm giữ nguyên phán quyết, ông Bùi có nghĩa vụ phải trả lại tiền, song nếu tài sản không có thì việc thi hành án sẽ rất khó. Sau khi bị TAND TP Vũng Tàu tuyên buộc phải trả lại 1,35 tỷ đồng nhận thưởng "nhầm" tờ vé số trúng giải độc đắc, ông Bùi...