Thị giá DIG tăng mạnh từ đáy, DIC Corp muốn triển khai chào bán 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu giá 15.000 đồng/cp
Cổ phiếu DIG đã tăng gần 78% từ đáy hồi giữa tháng 11 tuy nhiên vẫn còn thấp hơn đến 82% so với đỉnh đạt hồi giữa tháng 1 năm nay.
Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – mã DIG) vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từng nhiều lần “nâng lên, đặt xuống”.
Cụ thể, DIC Corp dự kiến chào bán 100 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1.000:163,97) với giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 1/2023, sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép.
Toàn bộ số tiền 1.500 tỷ đồng huy động được sẽ được DIC Corp sử dụng để đầu tư vào dự án Khu đô thị du lịch Long Tân. Trong đó, 780 tỷ đồng là chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; 250 tỷ đồng chi phí xây lắp; 220 tỷ đồng lãi trái phiếu; 200 tỷ đồng tiền sử dụng đất; và còn lại 50 tỷ đồng là chi phí tư vấn.
Dự án Khu đô thị du lịch Long Tân nằm tại xã Long Tân và xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với quy mô 331,998 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu chỉ là 12.618 tỷ đồng. Chia sẻ tại ĐHĐCĐ bất thường lần 2 vào ngày 12/10/2022, ban lãnh đạo DIC Corp cho biết đã đền bù giải phóng được 156,15ha/331ha với tổng kinh phí 1.324,5 tỷ đồng và dự kiến đầu năm 2023 sẽ được giao đất đợt 1 với diện tích 82,11ha, đủ điều kiện khởi công đầu tư xây dựng.
Trên thị trường, sau nhịp hồi mạnh từ đáy, DIG vừa có phiên giảm sàn về mức 17.950 đồng/cổ phiếu. So với mức giá thấp nhất trong hơn 2 năm xác nhận vào phiên 15/11, cổ phiếu này đã tăng gần 78% nhưng vẫn còn thấp hơn đến 82% so với đỉnh đạt hồi giữa tháng 1 năm nay. Như vậy, mức giá chào bán cho cổ đông sẽ thấp hơn khoảng 16% so với thị giá hiện tại.
Video đang HOT
Mới đây, cổ đông lớn nhất của DIC Corp là CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân đã bán ra 8,3 triệu cổ phiếu DIG của DIG trong 2 ngày 21-22/11 với mục đích giảm sở hữu. Sau giao dịch, tổ chức này chỉ còn sở hữu 118% cổ phần nhưng vẫn là cổ đông lớn nhất tại DIC Corp. Trước đó, tổ chức này đã bị ép bán tổng cộng hơn 10 triệu cổ phiếu DIG trong 2 ngày 27/10 và 10/11.
Không chỉ có cổ đông lớn, gia đình Chủ tịch HĐQT DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn cũng liên tục bị công ty chứng khoán “call margin” và bán giải chấp trong giai đoạn cổ phiếu liên tục lao dốc mạnh về đáy. Theo thống kê, trong khoảng thời gian từ 27/10 đến 10/11, gia đình ông Tuấn đã bị bán giải chấp tổng cộng hơn 26 triệu cổ phiếu DIG.
Về kết quả kinh doanh quý 3/2022, DIC Corp ghi nhận doanh thu thuần sụt giảm 21% so với cùng kỳ xuống còn 424 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp bất động sản này lỗ gần 1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ vẫn lãi 42 tỷ đồng. Đây cũng là quý đầu tiên DIC Corp báo lỗ kể từ quý 1/2017.
Trong một diễn biến khác, DIC Corp mới đây đã hoàn tất mua lại trước hạn tổng cộng 1.600 tỷ đồng trái phiếu. Trong đó, công ty đã mua lại 539 tỷ đồng trái phiếu trước hạn lô trái phiếu mã DIGH2124002, kỳ hạn 36 tháng, phát hành ngày 30/9/2021 và đáo hạn ngày 30/9/2024 với mệnh giá 1.000 tỷ đồng. Khối lượng mã trái phiếu này hiện còn lại 461 tỷ đồng.
Với mã trái phiếu DIGH2124003, DIC Corp đã mua lại 1.061 tỷ đồng trái phiếu trước hạn trong cùng ngày. Lô trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, phát hành ngày 26/11/2021 và đáo hạn ngày 26/11/2024 với mệnh giá 1.500 tỷ đồng. Tương đương giá trị còn lại của lô trái phiếu mã này là 439 tỷ đồng.
"Tích hợp" thủ tục chuyển nhượng dự án
Cần "tích hợp" thủ tục Chuyển nhượng dự án bất động sản (BĐS) giữa các luật để doanh nghiệp tránh phải làm thêm một thủ tục, trong khi thủ tục đó vẫn do cùng một cơ quan quyết định.
Cùng 1 dự án có thể phải chịu sự điều chỉnh về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản bởi hai hệ thống luật.
Hiện nay, theo Điều 46 Luật Đầu tư năm 2020, đối với dự án mà nhà đầu tư được chấp thuận theo Luật Đầu tư và dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì để chuyển nhượng dự án, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án theo Luật Đầu tư. Trong khi, các dự án khác thực hiện thủ tục cho phép chuyển nhượng dự án theo Luật Kinh doanh BĐS.
"Phân mảnh" thẩm quyền cấp phép
Quy định nêu trên dẫn đến "phân mảnh" thẩm quyền cho phép chuyển nhượng dự án. Ví dụ: UBND tỉnh A lựa chọn nhà đầu tư dự án Khu đô thị theo pháp luật đấu thầu. Sau khi đăng tải danh mục dự án mà chỉ có 01 nhà đầu tư C đáp ứng yêu cầu sơ bộ thì nhà đầu tư C được chấp thuận để thực hiện dự án. Nhà đầu tư C sau đó chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư D, thủ tục chuyển nhượng theo Luật Đầu tư.
Vẫn trường hợp trên nhưng có 2 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ thì UBND tỉnh A tổ chức đấu thầu và nhà đầu tư C trúng thầu. Nhà đầu tư C sau đó chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư D thì thực hiện thủ tục theo Luật Kinh doanh BĐS.
Với 2 trường hợp trên, cách thức để nhà đầu tư C được lựa chọn có bản chất không khác nhau nhưng việc quy định 2 thủ tục riêng biệt để nhà đầu tư thực hiện chuyển nhượng dự án là không cần thiết.
Sự phân chia thẩm quyền xử lý thủ tục cho phép chuyển nhượng dự án theo 2 ngành luật khác nhau hiện nay thuần túy là phân chia cơ học, không có luận chứng rõ ràng về việc tại sao phải phân tách thành 2 trường hợp, mỗi trường hợp tại sao phải áp dụng theo Luật Đầu tư hay Luật Kinh doanh BĐS.
Theo Điều 43 Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) thì thủ tục cho phép chuyển nhượng mọi dự án BĐS đều thực hiện thống nhất theo Luật Kinh doanh BĐS, quy định này sẽ làm nảy sinh 2 vấn đề lớn. Thứ nhất, cần sửa Luật Đầu tư năm 2020 cho thống nhất. Và thứ hai, sau khi có quyết định cho phép chuyển nhượng dự án BĐS (theo Luật Kinh doanh BĐS thì nhà đầu tư còn phải "Điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư".
Như vậy, rất nhiều trường hợp nhà đầu tư phải làm nối tiếp 2 thủ tục theo 2 đạo luật khác nhau để hoàn tất việc chuyển nhượng dự án BĐS.
Đang có sự thiếu công bằng với các doanh nghiệp "bình thường" khi chuyển nhượng dự án bất động sản
Xuất phát từ phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư là luật quy định về mọi hoạt động đầu tư, chuyển nhượng dự án cũng là một hoạt động đầu tư nên thực hiện thống nhất theo thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư của Luật Đầu tư. Việc quy định 2 thủ tục, thực hiện theo 2 luật riêng biệt với 2 cơ quan thụ lý khác nhau sẽ tăng thêm thủ tục, kéo dài thời gian thực hiện cũng như chi phí tuân thủ.
Do đó, Luật Kinh doanh BĐS chỉ cần đặt ra quy định về điều kiện với dự án/phần dự án chuyển nhượng cũng như điều kiện với bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng... Các điều kiện này sẽ được rà soát, xem xét trong quá trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư để cho phép chuyển nhượng dự án theo Luật Đầu tư.
Hoặc một giải pháp khác là cho phép "tích hợp", đơn giản hóa để chỉ phải làm một thủ tục. Chẳng hạn, trong quyết định cho phép chuyển nhượng dự án BĐS tích hợp cả nội dung điều chỉnh dự án đầu tư theo Luật Đầu tư để tránh phải làm thêm một thủ tục.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
Điều 45 Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) quy định: UBND cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển nhượng đối với dự án do UBND cấp tỉnh quyết định, chấp thuận. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển nhượng đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định, chấp thuận. Tức là vẫn duy trì quy định của Luật Kinh doanh BĐS 2014: Cấp nào quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư dự án thì có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng một phần/toàn bộ dự án.
Quy định như trên chưa phù hợp với quan điểm xây dựng luật là "Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính". Chẳng hạn theo Luật Đầu tư hiện nay, dự án khu đô thị có quy mô từ 300ha trở lên thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Với dự án này, nếu nhà đầu tư chỉ chuyển nhượng một phần dự án cũng phải trình hồ sơ để Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển nhượng? Nếu chủ đầu tư chuyển nhượng một phần dự án cho 10 đối tác thì phải thực hiện 10 thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Do đó, Dự luật cần phân cấp toàn bộ thẩm quyền quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản cho UBND cấp tỉnh. Bởi khác với việc quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án lần đầu (cần xem xét, đánh giá năng lực nhà đầu tư, đánh giá hiệu quả, sự cần thiết triển khai dự án, quy hoạch...) thì đến bước này, nhà đầu tư là bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng dự án đều phải đáp ứng các điều kiện về năng lực; dự án đã GPMB, hoàn thành nghĩa vụ tài chính... nên không cần thiết Thủ tướng Chính phủ phải quyết định mà nên phân cấp cho địa phương để đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện.
Thị trường ngược dòng ngoạn mục, nhiều "cá mập" bớt lỗ sau tháng 11 VN-Index đảo chiều tăng gần 2% trong tháng 11 cùng hàng loạt nhóm cổ phiếu hồi phục mạnh từ đáy đã giúhiệup suất của hầu hết các quỹ đầu tư lớn được cải thiện đáng kể. Sau khởi đầu khó khăn và có thời điểm rơi xuống đáy 2 năm, thị trường chứng khoán đã có một pha ngược dòng đầy ngoạn mục...