Thị giá cổ phiếu BID tăng trưởng 42,5% so với đầu năm
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ và kế hoạch năm 2020 tổ chức ngày 8/1, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – mã chứng khoán BID) cho biết, kết thúc năm 2019, tổng tài sản của Ngân hàng đạt 1.458.740 tỷ đồng, giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam.
Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư năm 2019 đạt 1.299.997 tỷ đồng; trong đó, dư nợ tín dụng đạt 1.098.912 tỷ đồng, tăng trưởng 12,4% so với năm 2018, chiếm 13,4% thị phần tín dụng toàn ngành; Riêng dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng 21,5%, quy mô đến 31/12/2019 đạt 374.526 tỷ, chiếm tỷ trọng 34,1% tổng dư nợ, tiếp tục dẫn đầu thị trường về quy mô tín dụng bán lẻ… Tổng dư nợ đối với các lĩnh vực ưu tiên theo đúng định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chiếm tỷ trọng trên 60% tổng dư nợ.
Nguồn vốn huy động của BIDV đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo cân đối an toàn, hiệu quả. Tổng nguồn vốn huy động năm 2019 đạt 1.349.279 tỷ đồng, tăng trưởng 12,2% so với năm 2018; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.167.995 tỷ đồng, tăng trưởng 12,7%, thị phần tiền gửi khách hàng chiếm 11,5% toàn ngành.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn ngân hàng đạt 10.768 tỷ đồng, ROA đạt 0,61%, ROE đạt 15,2%…
Thị giá cổ phiếu BID tăng trưởng 42,5% so với đầu năm; Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại BIDV tăng lên 18,03%; BIDV là ngân hàng có mức vốn hóa lớn thứ 3 trên thị trường, phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển của BIDV sau khi có sự tham gia cổ đông chiến lược KEB Hana Bank Hàn Quốc.
Video đang HOT
Các công ty, liên doanh, liên kết hoạt động ổn định, đóng góp 589 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong hiệu quả chung của BIDV.
Năm 2019, BIDV nộp ngân sách nhà nước 8.550 tỷ đồng, trong Top 10 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam hiện nay. BIDV cũng đã thực hiện chi trả cổ tức 2 năm 2017-2018 bằng tiền mặt cho cổ đông với tổng giá trị gần 4.800 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ chi trả đạt 7%/năm.
Phát biểu tại Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng ghi nhận, biểu dương kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV với cơ cấu và chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, tăng trưởng tích cực; chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng hiện đại, ứng dụng giao dịch công nghệ mới, số hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; chủ động, đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội các địa phương; cùng toàn ngành làm tốt công tác an sinh xã hội… Đặc biệt việc đàm phán thành công giao dịch có quy mô lớn nhất trong hệ thống với KEB Hana Bank, giúp BIDV trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Thống đốc cũng bày tỏ tin tưởng BIDV sẽ tiếp tục tiên phong thực thi chính sách tiền tệ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, phát huy truyền thống, bản lĩnh, cốt cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện thắng lợi những mục tiêu của Ngành năm 2020.
Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú phát biểu tại Hội nghị
Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV chia sẻ, năm 2020 là năm hoàn thành Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu theo tinh thần Nghị quyết 42 của Quốc hội và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Chính phủ, năm đầu thực hiện chiến lược phát triển đến 2025 và tầm nhìn đến 20300
Năm 2020, BIDV xác định các mục tiêu kinh doanh chủ yếu: Huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn, tăng trưởng khoảng 14,5%; Tín dụng tăng trưởng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, khoảng 13%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 12.600 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát thấp hơn 1,6%…
“Với phương châm hoạt động: “Kỷ cương – Trách nhiệm – Hiệu quả – Bứt phá”, toàn hệ thống BIDV sẽ triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp, biện pháp thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, gia tăng chất lượng hoạt động, hiệu quả kinh doanh; tạo điều kiện và phục vụ tốt mọi nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế”, ông Tú nói.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
ABBank báo lãi hơn 1.100 tỷ đồng trong 11 tháng đầu năm
Ngân hàng An Bình liên tục cập nhật kết quả kinh doanh các tháng cuối năm.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) vừa công bố thông tin kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2019.
Theo đó, tính đến hết ngày 30/11/2019, ABBank đạt 1.107 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy trong 2 tháng đầu của quý 4 ngân hàng này đạt 251 tỷ đồng lợi nhuận, tức mỗi tháng hơn 125 tỷ đồng, cao hơn 25% so với lợi nhuận bình quân các tháng của 9 tháng đầu năm.
Trước đó hồi cuối tháng 10 ngân hàng cũng cập nhật kết quả kinh doanh 10 tháng với lợi nhuận 925 tỷ đồng.
So với kế hoạch đề ra cả năm thì 11 tháng ngân hàng đã đạt 91% kế hoạch.
Tổng tài sản của ABBank đến cuối tháng 11 đạt 94.259 tỷ đồng, tăng 4.021 tỷ đồng so với đầu năm. Dư nợ tín dụng, đạt 55.221 tỷ đồng, hoàn thành 90% kế hoạch năm. Huy động vốn đạt 71.847 tỷ đồng, hoàn thành 87% kế hoạch năm.
Ngân hàng cho biết các chỉ tiêu kinh doanh khác cũng đang ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt ở mức 1,8%.
Phương Thảo
Theo Tài chính Plus
Xong thương vụ góp vốn khủng nhưng chỉ số kinh doanh 9 tháng đi lùi, có nên mua cổ phiếu BIDV vào lúc này? Keb Hana Bank và BIDV vừa hoàn thành thương vụ góp vốn mua cổ phần có giá trị cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam tính đến nay. Cổ phiếu BID cũng nhờ đó mà đang liên tục lập đỉnh trong những ngày qua dù các chỉ số hoạt động kinh doanh cơ bản 9 tháng đi lùi. Các chỉ...