Thi đua ái quốc: Quan trọng là thực chất, thường xuyên, liên tục
“Mặc dù định danh là phong trào thi đua nhưng cách làm phải hiệu quả, thể hiện tính thường xuyên, xuyên suốt chứ không phải làm kiểu cao điểm, có điển hình thì tuyên truyền, khen thưởng, điều đó sẽ làm giảm đi giá trị của phong trào thi đua yêu nước”- TS. Phạm Tất Thắng”. TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói.
Cách đây 70 năm, ngày 11.6.1948, Hồ Chủ tịch đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. NTNN/Dân Việt trao đổi với TS Phạm Tất Thắng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Thưa ông trong bối cảnh hiện nay, phong trào thi đua yêu nước cần được nhìn nhận thế nào để tạo sự hứng khởi cho mọi người tham gia?
Vai trò của thi đua yêu nước rất quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Từ khi giành chính quyền, Đảng và Hồ Chủ tịch đã chú trọng đến công tác này. Với Hồ Chủ tịch, Người không chỉ ra lời kêu gọi thi đua yêu nước (11.6.1948) mà còn có những việc làm cụ thể để thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước. Người đã phát hiện, tuyên truyền, ghi nhận những cá nhân điển hình một cách rất kịp thời, cụ thể. Người tâm niêm, thi đua yêu nước là sự nghiệp của toàn dân, làm sao cho toàn dân tham gia thì mới thành công. Thi đua yêu nước, nghĩa là mỗi người làm tốt nhất công việc của mình, điều tốt nhất từ mỗi cá nhân đó sẽ đóng góp vào giá trị chung của xã hội.
Nông dân báo cáo với Bác Hồ về kết quả sản xuất. (Ảnh: TL)
Từ kinh nghiệm quý báu đó, phong trào thi đua yêu nước của chúng ta hiện nay vẫn được triển khai, thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng dường như tính thực chất của các phong trào và việc phát hiện để nhân lên các điển hình cần phải chú ý hơn nữa, làm sao phong trào thi đua yêu nước phát huy được đúng vai trò.
Video đang HOT
Để đạt được mục tiêu cần triển khai một cách thực chất chứ không phải hình thức. Mặc định danh gọi là phong trào nhưng cách làm phải hiệu quả, thể hiện tính thường xuyên, xuyên suốt, chứ không phải làm theo kiểu cao điểm, có điển hình thì tuyên truyền, khen thưởng, điều đó sẽ làm giảm đi giá trị của phong trào thi đua yêu nước.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, Thi đua hiện nay có khác, thực ra thi đua là gắn lợi ích cá nhân với cộng đồng. Như Cụ Hồ từng nói, sự giàu có của những nhà doanh nghiệp cũng là sự hưng thịnh của quốc gia và ngược lại. Phải nhìn thi đua một cách biện chứng, thời đại này đừng coi lợi ích là một cái gì xấu, lợi ích chính là động lực, vấn đề là làm thế nào để tích hợp động lực đó để tạo ra định hướng thúc đẩy sự phát triển đó chính là thi đua.
Thi đua là cơ sở quan trọng trong việc phát hiện nhân tài, nếu người đứng đầu biết sử dụng nhân lực, biết dùng người tài để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất khả năng, đó là vấn đề cần phải nhìn nhận khi nói tới thi đua, thưa ông?
- Đúng như vậy, qua phong trào thi đua yêu nước chúng ta phát hiện ra những tập thể, cá nhân điển hình. Những cá nhân xuất sắc đương nhiên là cá nhân ưu tú của tập thể đó, của cộng đồng đó. Trong số cá nhân ưu tú tiêu biểu sẽ có những nhân tài.
Sử dụng đúng người, đúng việc không chỉ là yêu cầu đối với sử dụng nhân tài đó là yêu cầu chung trong sử dụng nhân lực của người lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Nếu người lãnh đạo biết biết sử dụng các cá nhân trong tập thể đó đúng với sở trường, năng lực, rồi tạo môi trường cho họ phát huy thì những cá nhân đó sẽ có điều kiện để phát huy tốt nhất khả năng đóng góp chung cho cơ quan, đơn vị. Còn đối với việc sử dụng những người có năng lực đặc biệt hay còn gọi nhân tài thì yêu cầu này càng phải được chú trọng.
Trong điều kiện xã hội hiện nay, tính thực dụng, lợi ích của cá nhân có tác động gì tới việc thực hiện các phong trào thi đua thưa ông?
- Trong xã hội phát triển tính dân chủ ngày càng cao, các cá nhân muốn khẳng định mình, qua đó cũng muốn được sự ghi nhận của tập thể cũng là chuyện bình thường. Chính vì thế, các phong trào, các đánh giá nhìn nhận vừa phải đảm bảo hài hòa lợi ích của cơ quan đơn vị với lợi cá nhân. Phải động viên ghi nhận kịp thời cùng với đó là chế độ khen thưởng, đãi ngộ để động viên những cá nhân đã có đóng góp xuất sắc. Khi đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích tập thể với cá nhân thì phong trào thi đua mới tốt và có sức sống bền vững. Điều đó cũng có nghĩa là phong trào sẽ thực chất hơn. Còn như chỉ tuyên truyền hô hào, không chú ý đúng mức quyền lợi của cá nhân thì rõ ràng độ bền của phong trào sẽ không tốt, dễ rơi vào tính hình thức.
Trong cuộc sống hằng ngày vẫn luôn có những phong trào tốt, tấm gương tốt nảy nở như việc chung tay để làm nhân đạo ở bệnh viện, ở vùng khó khăn, phong trào lá “lành đùm lá rách”, phong trào “hiệp sĩ đường phố” ở trong các tỉnh phía Nam…, đó là cũng là hành động thi đua yêu nước, nhưng âm thầm, lặng lẽ, ông nghĩ sao?
- Rõ ràng trong cuộc sống đời thường chúng ta thấy không bao giờ thiếu những người tốt, việc tốt, những hành động đẹp, đó vốn là bản chất của xã hội, bởi xã hội luôn hướng tới cái đẹp, cái tốt, chân, thiện, mỹ. Có rất nhiều người khi họ làm một việc tốt mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, họ không nghĩ đến lợi ích của cá nhân, không phải theo phong trào này, phong trào kia, họ làm chỉ với suy nghĩ đơn giản là trong điều kiện, trong khả năng để đóng góp điều tốt cho xã hội. Những trường hợp này chúng ta hay gọi là “tấm gương bình dị mà cao quý”. Hành động của những con người đó chính là một biểu hiện thiết thực đáng trân trọng của thi đua yêu nước.
Trong cuộc sống hàng ngày những việc làm như trên cần phải được nhân rộng ra hơn. Làm sao cho mọi người thấy nói đến thi đua không phải là những gì đó lớn lao, xa xôi, mỗi người chỉ cần làm tốt nhất công việc của mình, rồi những hành động thiết thực hằng ngày để góp phần vào sự ổn định, tốt đẹp, phát triển chung của xã hội. Đó chính là thi đua yêu nước, đó mới là giá trị thiết thực của phong trào thi đua.
Xin cảm ơn ông (!)
Theo danviet
ĐBQH Dương Trung Quốc: Nên đặt tên đường là "ông bà Trịnh Văn Bô"
"Đã đặt tên đường nên đặt là "ông bà Trịnh Văn Bô", chúng ta đừng quên vai trò của cụ bà, nhất là theo nhận thức truyền thống "của chồng công vợ", Nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội (sáng 24.11).
Nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, ông có rất nhiều năm là thành viên hội đồng xét duyệt tên đường phố và biết một số nguyên tắc, chẳng hạn như người đó phải mất bao nhiêu lâu mới được công nhận đặt tên đường.
Vấn đề nữa là phải trên cơ sở danh sách nhân vật để tìm đường thích hợp nhất đặt tên. Ví dụ như là con đường đó phải nằm ở khu vực gần gũi với quê hương, địa bàn hoạt động của người được đặt tên, đồng thời, cũng phải thể hiện ở quy mô, vị trí con đường...
Vẫn theo Nhà sử học Dương Trung Quốc, về thủ tục không nhất thiết phải có sự thỏa thuận với gia đình nhưng khi chính quyền tiến hành nên có sự tham khảo ý kiến của gia đình.
"Gia đình của người được đặt tên đường cũng nên nhìn nhận việc đạt được sự tương xứng giữa con đường với công lao là rất khó. Bởi vì, quỹ đất đai chúng ta không chủ động được. Do đó, nếu có sự thương thảo trước, chia sẻ tất cả những khó khăn, tìm được cách làm tối ưu trong khả năng có thể thì sẽ không có trục trặc, còn khi để xảy ra trục trặc thì để lại những hiệu ứng xã hội rất đáng buồn", ông Quốc nói.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, với trường hợp của cụ Trịnh Văn Bô là rất tiêu biểu. Chúng ta thường quan tâm đến nhiều đối tượng như anh hùng trong chiến tranh, các nhà hoạt động chính trị, các nhà cách mạng. Còn kiểu người có đóng góp như cụ Trịnh Văn Bô là rất hiếm, do đó nên ưu tiên khi đặt tên đường.
"Đã đặt tên đường nên đặt là "ông bà Trịnh Văn Bô", chúng ta đừng quên vai trò của cụ bà, nhất là theo nhận thức truyền thống "của chồng công vợ". Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ có đóng góp rất tiêu biểu chứ không phải riêng cụ ông Trịnh Văn Bô. Cả hai người đều có đóng góp tiêu biểu, khi tôn vinh họ cần đặt tên đường là "ông bà Trịnh Văn Bô", tôi nghĩ như vậy là thích hợp, còn không nhất thiết phải đặt tên hai con đường mang tên của cụ ông, cụ bà", Nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
Báo chí đặt câu hỏi, đây không phải là lần đầu tiên hoãn đặt tên đường cụ Trịnh Văn Bô, trước đây, Hà Nội cũng đã dự định đặt tên cụ Bô nhưng không thành, ông Quốc cho rằng: "Đây là vấn đề của xã hội nên thành phố cũng cần có chủ kiến riêng và tham khảo ý kiến của gia đình. Tuy nhiên, việc tham khảo không có nghĩa, gia đình có mong muốn gì cũng đáp ứng cả mà phải từ rất thực tế".
Như Dân Việt thông tin, các đơn vị liên quan của Hà Nội đã có buổi làm việc, thẩm tra tờ trình, dự thảo nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn thành phố năm 2017.Nội dung tờ trình dự thảo Nghị quyết được nêu ra tại cuộc họp cho thấy chỉ còn 19 đường phố mới thay vì con số 20 như đưa ra lấy ý kiến trước đó. Tên đường phố được đưa ra khỏi tờ trình là trường hợp của nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người đã hiến tặng hơn 5.000 lượng vàng cho Chính phủ năm 1945.Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội lý giải: "Do chưa đạt được thống nhất với gia đình nên tuyến phố mang dự kiến đặt tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô bị hoãn lại, không trình HĐND thông qua vào đầu tháng 12 tới".Ông Trịnh Cần Chính (con trai cụ Trịnh Văn Bô) cho biết, năm 2016, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội đã có ý định đặt tên Trịnh Văn Bô cho một con phố ở quận Cầu Giấy, con phố này kéo dài từ Nguyễn Văn Huyên ra đường Cầu Giấy nhưng sau đó bị thay thế bởi con phố mới tại cổng sau Học viện Quốc phòng.Ông Chính cho rằng phố mới này không xứng đáng với nhà tư sản Trịnh Văn Bô. Gia đình sẽ làm việc với Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội để thống nhất lại.Ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) là doanh nhân nổi tiếng giàu có tại Hà Nội đầu thế kỷ 20. Mùa thu năm 1945, gia đình ông đã ủng hộ 5.147 lượng vàng, tương đương 2 triệu đồng Đông Dương cho Chính phủ.Ông Trịnh Văn Bô mất năm 1988, thọ 74 tuổi. Vợ ông, bà Hoàng Thị Minh Hồ vừa mất ngày 5.11.2017, thọ 104 tuổi, tang lễ được tổ chức theo nghi thức cấp cao.
Theo Danviet
ĐB Dương Trung Quốc: Nếu có luật Biểu tình sẽ hạn chế sự quá khích Theo đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai), từ vụ việc người dân tụ tập đông người ở một số tỉnh, thành, ông thấy rất cần có Luật Biểu tình. Nếu có Luật Biểu tình thì người dân có thể bày tỏ ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng mức độ và chúng ta có thể điều chỉnh được đối với những người quá...