Thí điểm xây dựng cơ sở chăm sóc người già cô đơn
Bộ Xây dựng vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê duyệt “Đề án thí điểm xây dựng cơ sở chăm sóc người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa”. Có 10 tỉnh được đề xuất thí điểm mô hình mới này.
100 nghìn người già không nơi nương tựa
Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất ở châu Á. Năm 2011, cả nước có khoảng 8,7 triệu người cao tuổi, chiếm 9,8% dân số. Trong đó, số người cao tuổi đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng khoảng trên 1,4 triệu người (chiếm 17% tổng số người cao tuổi).
Các chương trình xóa đói, giảm nghèo cùng với việc hỗ trợ nhà ở cũng đã giảm thiểu rõ rệt tỉ lệ người cao tuổi sống trong nhà tạm. Tuy nhiên, người cao tuổi cô đơn khó được hưởng lợi từ các chính sách vì các Chương trình hỗ trợ về nhà ở đều phải thực hiện với phương thức có sự đóng góp của đối tượng có nhu cầu.
Ước tính cả nước hiện có khoảng 100 nghìn người già không nơi nương tựa (ảnh minh họa)
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, hiện số người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa cả nước khoảng 100.000 người (chiếm khoảng 1,15% tổng số người cao tuổi nhưng số người đã được tiếp nhận vào sống trong các cơ sở Bảo trợ xã hội mới chỉ đạt khoảng 3.500 người (chiếm 6,4 %).
Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 432 cơ sở bảo trợ xã hội nhưng chỉ khoảng 180 cơ sở có chăm sóc người cao tuổi (trong đó có 79 cơ sở công lập). Phần lớn các cơ sở bảo trợ xã hội có chăm sóc người cao tuổi hiện nay đều đang nhận nuôi dưỡng người tàn tật, trẻ mồ côi, bị bỏ rơi; chỉ có khoảng 15 cơ sở chăm sóc dành riêng cho người cao tuổi (chiếm 8,3% tổng số cơ sở bảo trợ xã hội có chăm sóc người cao tuổi).
Các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập chủ yếu do các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng tại địa phương thành lập, số lượng cơ sở tư nhân thành lập để tiếp nhận, nuôi dưỡng người cao tuổi hiện chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 3,5% số cơ sở có chăm sóc người cao tuổi).
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, hệ thống mạng lưới chăm sóc người cao tuổi ở nước ta hiện còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, chưa đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu. Các cơ sở chăm sóc hiện nay chỉ mới chăm lo được khía cạnh về đời sống; còn các hoạt động văn hóa, tinh thần và quan trọng nhất là việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thì gần như chưa có.
Video đang HOT
Đề xuất 10 tỉnh thí điểm cơ sở chăm sóc
Trước thực trạng trên, Bộ Xây dựng đề trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê duyệt “Đề án thí điểm xây dựng cơ sở chăm sóc người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa”. Theo đó, có 3 mô hình chăm sóc người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa được đề xuất.
Một là mô hình cơ sở chăm sóc người cao tuổi công lập dành cho ngươi cao tuôi cô đơn không nơi nương tựa thuôc diên chinh sach, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, mât kha năng tư chăm soc do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.
Hai là mô hình cơ sở chăm sóc người cao tuổi ngoài công lập dành cho người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa có điều kiện kinh tế, có nhu cầu được trông nom, giúp đỡ trong sinh hoạt và khám chữa bệnh tự nguyện đóng góp các khoản phí để được hưởng các dịch vụ chăm sóc thường xuyên.
Loại hình cơ sở này cũng đón nhận ngươi cao tuôi cô đơn không nơi nương tựa thuôc diên chinh sach, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, mât kha năng tư minh chăm soc được nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân nhận nuôi dưỡng và chi trả các khoản phí theo dịch vụ chăm sóc. Mô hình này do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và được hưởng các chính sách ưu đãi về đất, vốn cũng như các loại thuế…
Và thứ ba là mô hình nhà chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng. Theo đó, ngươi cao tuôi cô đơn không nơi nương tựa tự nguyện tìm đến với nhau để cùng chung sống, sinh hoạt hoặc do các tổ chức, cá nhân vận động để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung gắn với cộng đồng.
Mô hình này được thành lập và hoạt động theo hình thức tự quản có sự quản lý, hỗ trợ của nhà nước. Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí, đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp, hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới, sửa chữa cải tạo nhà ở, các hạng mục công trình phục vụ cho sinh hoạt (nếu có yêu cầu) và vận hành nhà chăm sóc theo nhóm tại cộng đồng.
Trước mắt, Bộ Xây dựng dự kiến đề xuất thí điểm xây dựng cơ sở chăm sóc tại những địa phương đại diện cho từng khu vực, có số lượng người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa có nhu cầu chăm sóc lớn. Đó là: Cao Bằng, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Lâm Đồng, Kon Tum, Trà Vinh, Đồng Tháp (mỗi tỉnh chọn 01 cơ sở với quy mô chăm sóc khoảng 50 người do địa phương lựa chọn).
Tổng mức đầu tư khoảng 12 tỷ đồng/cơ sở lấy từ ngân sách và kinh phí các tổ chức, cá nhân khác. Trong đó, vốn đầu tư xây lắp các hạng mục công trình khoảng 10 tỷ đồng, 2 tỷ còn lại dành đầu tư trang thiết bị làm việc, phòng ở, khu khám chữa bệnh và trang thiết bị phục vụ khác. Kế hoạch đặt ra là đến trước quý III/2015 sẽ đưa vào sử dụng các cơ sở này, từ đó rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình.
Lan Hương
Theo Dantri
Kiếm sống bằng nghề "lợi dụng tình thương"
Thay vì kiếm tiền chân chính bằng sức lao động, một số đối tượng kiếm sống bằng nghề "ăn bám", lợi dụng lòng thương hại của xã hội dành cho người già, trẻ nhỏ, người tàn tật. Đây là một vấn nạn xã hội đáng lên án đang diễn ra hàng ngày.
Đóng kịch tài tình
Thời gian gần đây, đường dây nóng của Báo An Giang liên tục nhận được phản ảnh của người dân về trường hợp giả vờ bị giựt vé số, khóc lóc, than vãn hay tình trạng "mượn" những cụ "gần đất xa trời" ngồi bán vé số... để lợi dụng lòng thương xót của người đi đường.
Cách đây hơn nửa tháng, trên đoạn đường Hai Bà Trưng (phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên), nhiều người đi đường đã dừng xe lại hỏi thăm và cho tiền một ông lão đang bò dưới đường, tay cầm xấp vé dò, than khóc: "Trả vé số lại cho tui, trả vé số lại cho tui. Trời ơi là trời! Nó giựt hết trơn bốn mươi mấy tờ vé số của tui. Vậy là đứt vốn rồi! Trời ơi! Làm ơn... trả vé số lại cho tui...". Tiếng khóc của ông làm nhiều người đi đường tỏ ra xót xa, có người lên án "quân gì ác ôn, cả người già cũng không tha"...
Đợi mọi người đi bớt tôi lân la hỏi thăm thì ông cụ bảo: "Tôi tên Lâm Minh Thành, 75 tuổi, nhà ở cầu Chắc Cà Đao (huyện Châu Thành), vì bị bệnh tai biến nên vợ bỏ về quê, còn con cái có gia đình, đi làm ăn xa, lâu lâu mới về nên tôi phải lếch đôi chân yếu ớt bán vé số mưu sinh". Để chứng minh cho những điều vừa nói, ông Thành vén 2 ống quần và chỉ những mảng da chai sạm ở gối rồi bỗng nhiên ông bò tiếp, vừa khóc vừa kêu "trả vé số lại cho tui".
Ngồi hỏi chuyện khoảng hơn 15 phút, tính sơ sơ ông đã nhận hơn 300 ngàn đồng của người đi đường. Có người nói: "Nãy giờ người ta cho ông nhiều tiền rồi đó, 9 giờ tối rồi, kêu xe chở về nhà nghỉ ngơi đi!". Nghe thế, ông lão lại gào khóc và bảo chưa đủ tiền vốn mấy tờ vé số bị giật.
Bỗng có một thanh niên chạy xe ngang la lớn: "Ổng đóng kịch gạt đó! Hổng tin hỏi mấy người ở đây coi". Câu nói ấy làm những người chuẩn bị cho tiền dè chừng nhìn ông. Một anh bảo vệ ngoắc tay kêu tôi lại hỏi đã cho ông ta bao nhiêu tiền rồi. Nghe tôi nói vài chục ngàn đồng, anh bảo vệ la: "Bị gạt rồi. Ông già đó "đóng kịch" ở đây hoài à".
Hôm sau, trong vai khách hàng mua sắm, tôi quyết định sang khu vực chợ đêm Long Xuyên. Khi nghe tôi bảo vừa trúng số, đang định kiếm ông lão với dáng vẻ, hoàn cảnh rất đáng thương bị giật vé số để cho ông vài triệu đồng, anh N. xoe tròn mắt: "Chèn, không gặp tôi chắc là mất toi mấy triệu rồi! Ông già đó gạt người đi đường thôi". Quả thật, cách đây vài hôm, trên đường đi công tác, tôi lại bắt gặp ông lão "bị giật vé số" đang diễn kịch bản cũ trên đường Tôn Đức Thắng (gần chợ Mỹ Bình). Thế nhưng, chẳng thấy ai đến hỏi han, cho tiền ông lão.
Lợi dụng tình thương để kiếm tiền
Qua lại trên cầu Duy Tân, nhiều người tỏ ra ái ngại khi thấy một cụ bà với bộ đồ bà ba đen, đầu quấn chiếc khăn rằn nhưng vẫn lộ rõ mái tóc bạc phơ, tay cầm xấp vé số, miệng móm mém, chốc chốc lại cười như chào mời người đi đường mua giúp . Trong vai người mua vé số, tôi bắt chuyện hỏi thăm.
"Bà tên Ngô Thị Phát, 95 tuổi, bán vé số được 3-4 năm gì rồi..." giọng bà run run. Tiếng xe cộ ồn ào, sợ mình nghe nhầm, tôi hỏi lại lần nữa thì người phụ nữ ngồi phía sau bà (tên Nhen, 63 tuổi, giới thiệu là con gái thứ chín của bà Phát) khẳng định lại câu trả lời của bà.
Tôi thắc mắc hơn: "Sao không để bà ở nhà nghỉ ngơi, hơn 90 tuổi mà phải ngồi chịu bụi, khói xe, chịu lạnh, chịu mưa thì thật là tội nghiệp". "Tui kêu bà ở nhà để tui đi bán đó chứ, nhưng bà không chịu"- bà Nhen nói.
Cụ già trên cầu Duy Tân được nhiều người cho tiền.
Đứng nói chuyện với bà khoảng 10 - 15 phút mà có cả chục người đi đường thắng xe lại, móc túi vài ngàn, có khi vài chục ngàn đồng bỏ vào chiếc nón lá của cụ nhưng không lấy tờ vé số nào.
Chị C., bán hàng bên phía đầu cầu phường Mỹ Bình, bức xúc: "Sao có nhiều người tàn nhẫn như thế? Lợi dụng người già, trẻ em và cả người khuyết tật để kiếm sống. Không bỏ sức lao động nhưng những kẻ chăn dắt lại thu được số tiền lớn mỗi ngày, dựa trên mồ hôi, nước mắt của người yếu thế và lòng thương hại của người hảo tâm. Đáng lên án là những người hoàn toàn khỏe mạnh lại cố tình lợi dụng tình thương của mọi người, đem người già ra để kiếm sống. Hành vi này thật đáng xấu hổ".
Điều 9 Luật Người cao tuổi, quy định các hành vi đối xử với người cao tuổi bị cấm như sau: Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi; xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác; không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi hay lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi. Điều 110, Bộ luật Hình sự, có quy định: "Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ một tháng đến hai năm"; phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, bị phạt tù từ một năm đến ba năm: Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật. Tuy vậy, không có nhiều vụ chăn dắt người già, trẻ em bị xử lý khiến vấn nạn này vẫn diễn ra thường xuyên.
Theo An Giang online
Tốc độ già hóa dân số của Việt Nam nhanh nhất châu Á Thế giới đang già hóa nhanh chóng và Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất ở châu Á và đứng thứ 7 trên thế giới về tốc độ già hóa dân số. Đó là thông tin được đưa ra trong hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóadân số" do Bộ Y...