Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội
Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.
Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện Kết luận số 46-KL/TW của Bộ Chính trị về việc đồng ý cho phép thực hiện thí điểm mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) phường ở các quận và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.
Tại Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 97/2019/QH14 đã giao Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: (i) Quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động, chế độ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch UBND phường; (ii) Quy định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức phường; trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường (gọi chung là Chủ tịch, Phó Chủ tịch phường); (iii) Quy định cụ thể việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống, tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại các đơn vị hành chính thực hiện thí điểm.
Do vậy, việc xây dựng, ban hành Nghị định này là cần thiết nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của UBND phường, Chủ tịch UBND phường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Những nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định
Video đang HOT
Dự thảo quy định rõ về tổ chức, hoạt động, chế độ trách nhiệm của UBND, Chủ tịch phường, cụ thể như sau:
Về cơ cấu tổ chức: Mặc dù chính quyền địa phương ở các phường thuộc quận của thành phố Hà Nội vẫn gọi là UBND phường, là cơ quan hành chính nhà nước ở phường. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của UBND phường đã khác so với trước đây, gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch phường, Trưởng Công an phường, các công chức giữ vị trí chức danh Chỉ huy trưởng quân sự phường, văn phòng-thống kê, địa chính-xây dựng-đô thị và môi trường, tài chính-kế toán, tư pháp-hộ tịch, văn hóa-xã hội.
Về nguyên tắc hoạt động của UBND phường: UBND phường làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chủ tịch phường lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc của UBND phường và các công chức khác của phường, bảo đảm theo nguyên tắc tập trung dân chủ và tuân thủ các quy định của pháp luật. Phó Chủ tịch phường giúp Chủ tịch phường giải quyết các công việc theo phân công của Chủ tịch phường;
Để thể hiện rõ hơn quy định về chế độ “thủ trưởng” trong hoạt động của UBND phường, dự thảo đã quy định trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch phường và các công chức khác của phường trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Để phù hợp với đặc thù địa phương, đồng thời thực hiện thống nhất trên địa bàn các phường của thành phố Hà Nội, dự thảo Nghị định đã giao UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy chế làm việc mẫu của UBND phường.
Làm rõ hơn về mô hình chính quyền đô thị
Góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2020-2025, một số ý kiến đặc biệt quan tâm tới hiệu lực điều hành của chính quyền các cấp.
Đặc biệt, trong bối cảnh sắp tới Hà Nội sẽ thực hiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, các ý kiến mong muốn làm rõ, sâu sắc hơn tính hiệu quả của thiết chế này.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước cần tiếp tục phát huy khi thực hiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị. Ảnh: Hiền Chi
Đảng viên Trương Khánh Toàn (Chi bộ Khu dân cư số 7, Đảng bộ phường Mai Động, quận Hoàng Mai):
Đẩy mạnh tuyên truyền về chính quyền đô thị
Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đề cập khái quát, toàn diện các nội dung quan trọng trên tất cả lĩnh vực. Tuy nhiên, trong phần thứ hai về "Mục tiêu, nhiệm vụ và những trọng tâm phát triển Thủ đô giai đoạn 5 năm 2020-2025", ở nội dung thứ 11 "Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp gắn với thực hiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị" mới đề cập đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp, đặc biệt ở quận, thị xã nơi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, mà chưa đề cập rõ khi thực hiện chính quyền đô thị thì điều thay đổi cụ thể như thế nào, đem lại lợi ích gì cho người dân?
Qua tìm hiểu, tôi thấy, khi đó chính quyền sẽ thay đổi cách làm việc để thích ứng với việc điều hành của chính quyền đô thị. Với quá trình cải cách hành chính mạnh mẽ vừa qua, cơ quan hành chính nhà nước cấp quận, cấp phường đã có nhiều chuyển biến tích cực (một người kiêm nhiều việc, cán bộ bộ phận "một cửa" có kỹ năng giao tiếp tốt, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc...). Nhưng tôi còn băn khoăn là điều đó đã đáp ứng được với yêu cầu của chính quyền đô thị hay chưa? Rồi khi không còn HĐND phường thì vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường sẽ nặng hơn, vậy hình thức hoạt động của tổ chức này sẽ như thế nào? Theo tôi, thành phố cần cụ thể hóa hơn nữa nội dung này trong dự thảo Báo cáo chính trị, đẩy mạnh tuyên truyền để đảng viên, người dân biết về chính quyền đô thị, tạo đồng thuận trong xã hội.
Đảng viên Phạm Văn Trường (Chi bộ số 9, Đảng bộ phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm):
Chú trọng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ
Về mục tiêu, nhiệm vụ, trong nhiệm kỳ 2020-2025, cụ thể là ở phần "Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của UBND và cơ quan hành chính các cấp", tôi đồng tình với phương hướng: "Tiếp tục thực hiện quan điểm "người dân và doanh nghiệp" là đối tượng phục vụ của chính quyền các cấp và "sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp" là tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, từ thành phố tới chính quyền các cấp cần có giải pháp đồng bộ, căn cơ trong khâu sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Theo đó, cần chú trọng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chính quyền các cấp cần phát huy tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp, coi "sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp" là thước đo để đánh giá hiệu quả công việc và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
Đảng viên Bùi Thị Trưng (Chi bộ số 1, Đảng bộ phường Láng Thượng, quận Đống Đa):
Phát huy tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp
Tôi đánh giá cao Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đề cập được những kết quả tiêu biểu trong thực hiện các chương trình công tác của Thành ủy khóa XVI, đặc biệt là Chương trình 08-CTr/TU về "Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020".
Sắp tới, Hà Nội thực hiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, do đó tôi cho rằng phần phương hướng của báo cáo cần nêu rõ phương án triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả mô hình này. Dự thảo Báo cáo chính trị đã nêu: "Tăng cường phân cấp, ủy quyền cho các cấp, các ngành theo Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn thành phố", vì vậy, cần xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị để góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính thành phố Hà Nội.
Xây dựng Đề án sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức của 177 phường thí điểm mô hình chính quyền đô thị Ngày 12-5, Thành ủy Hà Nội ban hành Thông báo số 2587-TB/TU, kết luận của Thường trực Thành ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội và Kế hoạch số 171-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về "Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội". Sau khi nghe Ban Cán...