Thí điểm dự án hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng truy xuất nguồn gốc
Quyết định số 100/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 19/1/2019, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc, phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa.
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang kiểm tra nguồn gốc hàng hóa tại các cửa hàng. Ảnh minh họa: Quang Cường/TTXVN
Sau 3 năm thực hiện Đề án, đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng được 23 tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc và dự kiến, năm 2022 sẽ công bố thêm ít nhất 22 tiêu chuẩn quốc gia.
Giải quyết thách thức thương mại xuyên biên giới
Hoạt động truy xuất nguồn gốc ngày càng trở nên cần thiết và là tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu. Việc minh bạch hóa nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm là “chìa khóa” khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại xuyên biên giới… Bên cạnh đó, truy xuất nguồn gốc còn giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế thương hiệu.
Ông Bùi Bá Chính, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Hiện tại, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở để triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc của Việt Nam chưa được chuẩn hóa về nội dung và hình thức. Hệ thống truy xuất nguồn gốc mang tính khép kín, không có khả năng tương tác, liên kết, chia sẻ và trao đổi dữ liệu… Vì vậy, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc cần được thúc đẩy, hướng tới thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc lẫn nhau. Đồng thời, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia cần được thiết lập, xây dựng, vận hành theo đúng mục tiêu của Quyết định số 100/QĐ-TTg đề ra.
Dự kiến, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia sẽ vận hành vào cuối năm 2022. Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia có sự tham gia của tất cả các bên trong chuỗi cung ứng như: Nhà sản xuất, đơn vị đóng gói, đơn vị vận chuyển, đơn vị phân phối, đơn vị bán lẻ, đơn vị cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc và cơ quan quản lý nhà nước… hướng tới mục tiêu: Thu thập, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu, từ đó bảo đảm sự kết nối giữa hệ thống truy xuất của các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố. Cổng thông tin cũng hướng tới việc kết nối quốc tế để hỗ trợ việc xuất, nhập khẩu sản phẩm hàng hóa, thông quan và vượt qua các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại xuyên biên giới
Trước thực tế về đảm bảo bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch và hướng tới triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các địa phương vùng trồng và sản xuất nông, thủy sản rà soát, thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm. Đồng thời, tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động truy xuất nguồn gốc để bảo đảm quy trình sản xuất an toàn theo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 từ khâu trồng, thu mua, bao gói, phân loại tới khâu vận chuyển để xuất khẩu. Ngoài ra, điều tiết sản xuất các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là nhóm hàng trái cây để có định hướng sản lượng thu hoạch trong bối cảnh dịch còn diễn biến phức tạp, thúc đẩy tiêu thụ qua biên giới.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhấn mạnh: Truy xuất nguồn gốc là công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại xuyên biên giới. Trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng truy xuất nguồn gốc trong quản lý an toàn và chất lượng thuộc Chương trình Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực tại các nước Tiểu vùng Mekong của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam đang triển khai dự án mô hình thí điểm truy xuất nguồn gốc xuyên biên giới cho nông sản đạt chứng nhận GAP ( Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) tại Việt Nam – Thái Lan – Trung Quốc.
Video đang HOT
Thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng truy xuất nguồn gốc
Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia có vai trò phụ trách kỹ thuật triển khai mô hình thí điểm áp dụng truy xuất nguồn gốc hỗ trợ thương mại xuyên biên giới. Ông Bùi Bá Chính, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia cho biết: Việt Nam đang triển khai thực hiện và để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm thanh long xuất khẩu. Dự án thí điểm có mục đích áp dụng truy xuất nguồn gốc, minh bạch chuỗi cung ứng nông sản, từ đó giảm thiểu rủi ro trong hệ thống cung ứng thực phẩm, đồng thời giải quyết những thách thức của các quy định mới, chặt chẽ hơn về thương mại xuyên biên giới.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhấn mạnh: Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc và kinh nghiệm từ Tổ chức mã số mã vạch quốc tế (GS1), Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia Việt Nam (GS1 Việt Nam) sẽ giúp dự án hoàn thành mục tiêu đặt ra, giúp nông sản an toàn của Việt Nam tiếp cận các thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia mô hình sẽ được hỗ trợ áp dụng truy xuất nguồn gốc, nông nghiệp bền vững, vệ sinh an toàn thực phẩm; áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn toàn cầu GS1; đăng ký mã định danh quốc tế GS1, mã vùng trồng, mã xưởng; được cấp lại chứng chỉ GAP và tham gia các khóa đào tạo về truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, các yêu cầu về nhập khẩu của Trung Quốc…
Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia cho biết, do đây là triển khai mô hình thí điểm nên yêu cầu đối với doanh nghiệp tham gia dự án phải là đơn vị tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm thanh long; có kinh nghiệm tham gia hoặc có các chứng chỉ về GAP, GMP (thực hành sản xuất tốt), nông nghiệp hữu cơ, sản xuất an toàn, đồng thời, quan tâm tới việc tuân thủ tiêu chuẩn, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, nông nghiệp bền vững và có sự tham gia của các nhân sự trẻ dưới 35 tuổi. Đơn vị triển khai dự án sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá chuỗi cung ứng nông sản, qua đó lựa chọn từ 3 đến 5 doanh nghiệp để triển khai mô hình thí điểm và các doanh nghiệp tham gia dự án thí điểm được hỗ trợ toàn bộ kinh phí.
Đại diện phụ trách kỹ thuật của dự án, ông Bùi Bá Chính, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia đã đưa ra kế hoạch tổng thể triển khai dự án. Dự án hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng truy xuất nguồn gốc trong quản lý an toàn và chất lượng thuộc Chương trình Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực tại các nước Tiểu vùng Mekong của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia phối hợp thực hiện triển khai dự án tại Việt Nam.
Lao động trong khu vực dịch vụ phục hồi mạnh
"Quý I/2022, tình hình lao động, việc làm có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện có khoảng 50 triệu người có việc làm, tăng 962.600 người so với quý IV/2021, trong đó, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 38,7%, tương đương 19,4 triệu người", Báo cáo "Tình hình lao động lao động việc làm Quý I/2022" của Tổng Cục Thống kê cho biết.
Ảnh minh họa
Có việc làm tăng nhanh, chủ yếu phi chính thức
Công bố "Tình hình lao động, việc làm quý I/2022" diễn ra ngày 12/4, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Trung Tiến cho biết: Quý I/2022, nền kinh tế dần mở cửa trở lại và có nhiều chuyển biến tích cực, nhờ đó thị trường lao động của Việt Nam đã dần phục hồi trở lại.
Cụ thể, có khoảng 50 triệu người có việc làm, tăng 962.600 người so với quý IV/2021. Trong đó, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 38,7%, tương đương 19,4 triệu người. Số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý I/2022 là khoảng 1,3 triệu người, giảm 135.200 người so với quý trước và tăng 357.500 người so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I/2022 là 3,01%, giảm 0,36 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,81 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập bình quân tháng của người lao động cũng tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I/2022 là 6,4 triệu đồng, tăng 1 triệu đồng so với quý trước và tăng 110.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
"Sự quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong quý I/2022 đã giúp một bộ phận người lao động sớm quay trở lại thị trường. Đây cũng là lý do, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong quý I/2022 đã giảm 489.500 người so với quý trước", đại diện Tổng cục Thống kê đánh giá.
Mặc dù có nhiều khởi sắc so với quý trước và cùng kỳ năm trước, nhưng theo ông Phạm Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê), bức tranh lao động, việc làm trong quý I/2022 vẫn thiếu sự bền vững, do số lao động có việc làm tăng nhanh, nhưng chủ yếu ở khu vực phi chính thức.
Trong khi đó, lao động trong các ngành nông-lâm nghiệp và công nghiệp - xây dựng lại giảm so với quý trước.
Trong tổng số 50 triệu lao động có việc làm, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 38,7%, tương đương 19,4 triệu người, tiếp đến là lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,5%, tương đương 16,8 triệu người. Lao động trong khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất, với 27,8%, tương đương 13,9 triệu người.
"So với quý trước và cùng kỳ năm trước, lao động trong khu vực nông-lâm nghiệp, thuỷ sản đều giảm lần lượt là 426.800 người và 192.200 người, lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng giảm 82.700 người", ông Nguyễn Trung Tiến thông tin.
Doanh nghiệp lúc nào cũng khát lao động, đặc biệt lao động chất lượng cao
Để thị trường lao động - việc làm phát triển bền vững, đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng, những tháng tới đây, Việt Nam vẫn cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, đẩy nhanh Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.
Cùng với đó, Chính phủ cần triển khai các chính sách để thu hút lao động tự sản tự tiêu, lao động không tham gia hoạt động kinh tế tham gia thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống của người dân, đồng thời, nghiên cứu xây dựng các chương trình chính sách đào tạo phù hợp, nâng cao chất lượng nguồn lao động, đảm bảo năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Giải thích về việc tỷ lệ thất nghiệp còn cao nhưng doanh nghiệp vẫn thiếu nguồn lao động, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động Nguyễn Thị Thanh Mai cho hay, quý I năm nay, số ca mắc Covid-19 tăng rất cao, trong đó, số công chức và người lao động trong quý vừa rồi chiếm 48%. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình việc làm.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp lúc nào cũng khát lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Nhưng đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp tận dụng tuyển chọn lao động chất lượng cao, phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Về giải pháp hỗ trợ, bà Nguyễn Thị Thanh Mai đánh giá, Chính phủ đã thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động thuê nhà theo Nghị quyết 43 của Quốc hội. Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, đặc biệt cho những lao động làm việc khu công nghiệp, chế xuất... Đây là biện pháp hỗ trợ hữu ích cho doanh nghiệp, động viên hỗ trợ người lao động để tham gia lại thị trường lao động, duy trì sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, gần 2 năm, Chính phủ chưa điều chỉnh mức tăng lương tối thiểu, do đó, đề xuất tăng lương tối thiểu vùng sẽ là động lực giúp người lao động vượt qua khó khăn, tích cực đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, mức tăng lương tối thiểu vùng là nhu cầu chính đáng của người lao động, tiền lương tối thiểu là mức sàn để doanh nghiệp căn cứ vào đó có cơ sở để áp dụng mức lương cho người lao động. Qua nghiên cứu mỗi lần tăng lương tối thiểu vùng, số doanh nghiệp áp dụng khoảng 90%.
Chính vì vậy, tăng lương tối thiểu vùng, theo Tổng Cục Thống kê, là cần thiết nhưng cần có lộ trình cụ thể, không tạo áp lực cho doanh nghiệp.
Cũng theo Tổng Cục Thống kê, thuế thu nhập cá nhân đã có hai lần điều chỉnh, gần đây nhất là năm 2020. Hiện, mức giảm trừ cho người nộp thuế là 11 triệu đồng, cho mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Mức giảm trừ này không còn phù hợp, có thể nghiên cứu giảm các bậc thuế và giảm mức thuế, tăng mức giảm trừ gia cảnh. Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa theo từng nhóm.
Hỗ trợ doanh nghiệp chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp Cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản đã tích cực hỗ trợ để công tác chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp hiệu quả hơn. Chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định vẫn còn là một hành trình dài của nghề cá và các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu...