Thí điểm 8 cơ chế, chính sách đặc thù cho Thanh Hóa
Sáng 16/9, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc xây dựng dự thảo Nghị quyết nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 58, trong đó đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước.
Về cơ chế, chính sách đặc thù mức dư nợ vay, dự thảo Nghị quyết quy định Thanh Hóa được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ về cho tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình.
Video đang HOT
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Thanh Hóa được áp dụng mức dư nợ vay không quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp. Theo tính toán của Bộ Tài chính, với mức dư nợ vay 20% theo quy định hiện hành (tính theo dự toán năm 2021) thì mức dư nợ vay tối đa của tỉnh là 2.636 tỷ đồng và dư nợ vay đến ngày 31/12 năm nay của tỉnh dự kiến là 718 tỷ đồng.
Trong trường hợp nâng hạn mức dư nợ vay lên 60% như dự thảo, mức dư nợ vay tối đa của tỉnh là 7.909 tỷ đồng thì tỉnh Thanh Hóa mới đáp ứng đủ nhu cầu huy động trước nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội quan trọng của Tỉnh.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Tài chính Ngân sách, việc đề xuất điều chỉnh mức dư nợ vay lên tới 60% là quá cao, cần tính toán thêm dựa trên mức độ cần thiết, phù hợp với khả năng trả nợ của một địa phương hiện vẫn đang nhận trợ cấp của Trung ương.
Về để lại tăng thu từ xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn, dự thảo cho biết, hàng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Thanh Hóa 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tế Nghi Sơn, nhằm tạo quỹ đất sạch cho việc thu hút đầu tư các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Nghi Sơn.
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng giải trình một số vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Thanh Hóa.
Về thu từ xử lý nhà, đất, dự thảo Nghị quyết quy định ngân sách tỉnh Thanh Hóa được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất để đầu tư hạ tầng kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của Tỉnh. Theo con số này, kinh phí ngân sách tỉnh được hưởng theo tỷ lệ 50% khoảng 443 tỷ đồng.
Về chính sách phí, lệ phí, HĐND tỉnh Thanh Hóa quyết định áp dụng trên địa bàn tỉnh phí, lệ phí chưa được quy định trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí. Ngân sách tỉnh được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí…
Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính Ngân sách đồng ý với tờ trình. Còn tại phiên họp, đa số các ý kiến đồng tình với các nội dung dự thảo trình, và hiệu lực áp dụng từ 1/1/2022, thực hiện trong 5 năm.
Phát triển Trung tâm Dịch vụ logistics Bắc Trung bộ tại Khu Kinh tế Nghi Sơn
Công ty CP Hàng hải Tân cảng miền Bắc, có trụ sở chính tại quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh) đã khảo sát, đề xuất với tỉnh Thanh Hóa về việc đầu tư Dự án Trung tâm logistics Bắc Trung bộ và hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) số 6 - Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS).
Dự kiến, diện tích đất sử dụng để thực hiện dự án là 395 ha (370 ha đất KCN số 6 và 25 ha đất thuộc quy hoạch cảng biển). Thời hạn dự án 50 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng.
Một góc Khu Công nghiệp số 6, Khu Kinh tế Nghi Sơn.
Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ logistics Bắc Trung bộ tại KKTNS trở thành ngành dịch vụ quan trọng của tỉnh, góp phần phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng. Trung tâm logistics ngoài đáp ứng toàn bộ nhu cầu trên địa bàn tỉnh, còn vươn ra khu vực các tỉnh khác, như: Ninh Bình, Hà Nam, Nghệ An và Bắc Hà Tĩnh. Hình thành trung tâm dịch vụ logistics đạt tiêu chí hạng II - cấp vùng, vị trí gắn với Cảng biển Nghi Sơn. Thành lập cảng cạn ICD và cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ logistics; bốc xếp hàng hóa (bao gồm cả container); dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa (bao gồm cả kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị); dịch vụ đại lý vận tải (kể cả đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa). Các dịch vụ hỗ trợ khác, như: hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển, lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách trả lại, hàng hóa tồn kho, lỗi mốt...; hoạt động cho thuê và thuê mua container. Trung tâm Dịch vụ logistics Bắc Trung bộ tại KKTNS, bao gồm một số công trình, phân khu, như: hệ thống kho, bãi hàng hóa bảo đảm yêu cầu thông qua lượng hàng hóa theo công suất thiết kế của trung tâm logistics, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Đó là, kho CFS - kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung containe; kho ngoại quan, kho bảo thuế, kho lạnh, kho phân phối, kho thông quan, kho hàng không... Nhà kho chứa hàng hóa chất bảo đảm việc cung cấp dịch vụ cho thuê kho đối với hàng hóa chất, hàng nguy hiểm bảo đảm an toàn cho hàng hóa. Đồng thời, đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn đối với nhà xưởng sản xuất, kho chứa hóa chất nguy hiểm theo quy định. Các hạng mục công trình bảo đảm an ninh trật tự tại trung tâm logistics và kiểm soát người, hàng hóa, phương tiện vào, rời trung tâm logistics, như: cổng, tường rào, thiết bị soi, chiếu, trang thiết bị giám sát, kiểm soát, thanh tra và lưu giữ của hải quan... Bãi đỗ xe cho các phương tiện vận tải, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa và các phương tiện khác hoạt động tại trung tâm dịch vụ logistics. Đường giao thông nội bộ và giao thông kết nối với hệ thống giao thông vận tải công cộng. Khu văn phòng bao gồm nhà điều hành, văn phòng làm việc cho các cơ quan liên quan, như: hải quan, kiểm dịch, tài chính, ngân hàng và các công trình kết cấu hạ tầng khác. Khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, hàng hóa xuất nhập khẩu. Xây dựng cảng nước sâu nhằm cung cấp dịch vụ cảng container đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, là cảng nước sâu, là điểm trung chuyển thuận lợi cho hàng hóa giao thương giữa các tỉnh trong khu vực và các nước trên thế giới.
Cảng được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, với cầu tàu, bến xà lan dài, bãi container, cầu bờ STS, cầu bãi e - RTG, cầu chuyên dùng cho sà lan, xe đầu kéo, xe nâng hàng và xe nâng rỗng. Đi đôi với đó, việc đầu tư hạ tầng để hình thành và phát triển KCN số 6, KKTNS, tập trung vào các lĩnh vực lọc hóa dầu, công nghiệp phụ trợ cho lọc hóa dầu, hạt nhựa, polyester, công nghệ cao..., thu hút các nhà đầu tư đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc...
KCN số 6 được đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về hạ tầng của nhà đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất trong KCN, góp phần thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Thanh Hóa. Tổ chức, bố trí đầy đủ, hợp lý các khu chức năng của KCN; tổ chức không gian đất công nghiệp trên nguyên tắc đạt hiệu quả cao, phát huy tối đa quỹ đất, đáp ứng linh hoạt nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư. Đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ logistics Bắc Trung bộ tại KKTNS, sẽ là tiềm năng cho sự phát triển của các ngành, như: giao thông - vận tải, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phần mềm, công nghiệp cơ khí, sản xuất điện, luyện kim, hóa chất cơ bản, sản xuất hàng xuất khẩu, đồ điện gia dụng.
Trung tâm Dịch vụ logistics Bắc Trung bộ tại KKTNS được đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng sẽ tạo nguồn thu lớn cho ngân sách của tỉnh; đồng thời, góp phần phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan đến dịch vụ logistics. Phát triển dịch vụ vận tải bằng đường biển sẽ thúc đẩy sự hợp tác với các doanh nghiệp để phát triển công nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu biển. Giảm chi phí logistics cũng sẽ góp phần làm giảm giá thành hàng hóa, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa được sản xuất trên địa bàn tỉnh. KCN số 6, KKTNS được đầu tư xây dựng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KKTNS và góp phần thu hút đầu tư phát triển. Mặt khác dự án ra đời tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hút nguồn lao động tay nghề cao từ các vùng lân cận về tỉnh Thanh Hóa.
Đổi mới, hoàn thiện khung khổ pháp lý thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày càng công khai, minh bạch Trong những năm qua, khung pháp lý về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) liên tục được đổi mới, hoàn thiện để đồng bộ, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường, hướng tới mục tiêu phát triển thị trường TPDN theo hướng ngày càng công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Nhờ đó,...