Thi đấu giao hữu gây quỹ hỗ trợ VĐV vật Lê Thị Huệ
Vào lúc 15h30 ngày mai 26-7-2013, trên sân Tao Đàn – số 1 Huyền Chân Công Chúa, sẽ diễn ra trận đấu giao hữu gây quỹ từ thiện hỗ trợ VĐV võ vật Lê Thị Huệ.
Lãnh đạo trung tâm TDTT. Q.1 tặng quà cho vận động viên Lê Thị Huệ ( thứ hai từ trái sang)
Trận đấu giữa CLB bóng đá Danh nhân Sài Gòn và CLB bóng đá nữ TP.HCM được Uỷ Ban Nhân Dân Q.I phối hợp Trung tâm thể dục thể thao Tao Đàn tổ chức.
VĐV võ vật Lê Thị Huệ bị chấn thương nặng khi luyện tập với mục tiêu đặt ra chiếc HCV ở SEA Games 22. Tuy nhiên, trong một lần tập luyện, cú quật qua vai của đồng đội vô tình đã khiến chị chấn thương nặng và nguy cơ sống cuộc đời thực vật. Vật lộn với chấn thương sau 10 năm trời, có lúc cô gái quê Thanh Hóa đã nghĩ đến việc, không muốn tồn tại trên đời để làm gánh nặng cho mẹ già. Nhưng sự động viên kịp thời của bạn bè đồng nghiệp, sự quan tâm của xã hội. Đặc biệt hơn nữa, đó là ý chí, nổ lực đứng dậy của chính bản thân Lê Thị Huệ giúp cô đang lấy lại thăng bằng trong cuộc sống.
Hiện tại, VĐV Lê Thị Huệ đã có thể đứng dậy đi lại, nhưng với hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn. UBND QI – Trung tâm thể dục thể thao quận đã phối hợp tổ chức trận đấu gây quỹ từ thiện. Trước đó ngày 10-6-2013, Giám đốc Trung tâm Thể dục Thể thao QI đại diện Ban Tuyên Giáo quận 1 và đội Bóng đá Nữ Tp. Hồ Chí Minh tặng quà cho VĐV Nguyễn Thị Huệ.
Theo VNE
Khi showbiz Hàn lấn át bóng đá
Câu chuyện quá khứ: Hàn Quốc chú trọng phát triển bóng đá. Câu chuyện hiện tại: xứ Kim chi không còn quá đề cao môn thể thao Vua. Thay vào đó, họ hướng sự tập trung sang showbiz với 2 ngành công nghiệp trọng điểm là âm nhạc và điện ảnh.
Video đang HOT
Ngôi sao bóng đá châu Á Park Ji-Sung
Ca nhạc "hot" hơn bóng đá
KBS vẫn đang là đài nắm bản quyền truyền hình phát sóng trực tiếp các trận đấu thuộc K-League. Nhưng có một thực tế là các trận đấu của giải VĐQG Hàn Quốc vài mùa trở lại đây không thu hút được nhiều HĐ quảng cáo. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong giờ nghỉ giữa 2 hiệp, thay vì quảng cáo, KBS nhiều lần phải cho phát những đoạn clip ca nhạc.
Các công ty và tập đoàn tại Hàn Quốc thừa hiểu rằng NHM nước này không còn quá quan tâm tới bóng đá. Vì vậy, họ ít theo dõi các cuộc đấu của K-League. Vậy thì quảng cáo làm gì, khi không có sự hiệu quả? Nhưng sau khi KBS quyết định cho phát những clip ca nhạc trong giờ nghỉ giữa 2 hiệp một thời gian, đài truyền hình có trụ sở chính tại Yeouido lại bất ngờ nhận được những lời đặt hàng quảng cáo.
Đơn cử như thương hiệu mỳ gói Shin Ramyun của công ty Nong Shim, khi họ vừa mua quảng cáo trong vòng 15 giây sau clip ca nhạc đầu tiên mà KBS phát, trong giờ nghỉ giữa 2 hiệp của mọi trận thuộc K-League 2013. Như vậy có nghĩa là tự mình K-League không thể thu hút quảng cáo. Nó phải nhận được sự trợ giúp từ những clip ca nhạc.
Bóng đá đâu có lỗi
Tại sao các CLB bóng đá của Hàn Quốc lại bị khán giả ghẻ lạnh tới vậy? Họ vẫn chơi hết mình khi ra sân và cống hiến cho người xem những trận cầu bắt mắt. Cuộc đua đến ngôi số 1 K-League mỗi mùa luôn hấp dẫn và kịch tính. Như mùa 2013 chẳng hạn, sau 19 vòng đấu, Pohang Steelers đang bám sát Ulsan Hyundai với khoảng cách 1 điểm (36 so với 37).
Sau 5 năm liền lỡ hẹn với ngôi Vua làng túc cầu xứ Kim Chi, Pohang Steelers chắc chắn sẽ nỗ lực hết sức nhằm bắt kịp và vượt qua Ulsan Hyundai, để giải cơn khát vô địch. Xin lưu ý thêm, Pohang Steelers chính là đội vô địch AFC Champions League nhiều nhất trong lịch sử, với 3 lần. Hàn Quốc cũng đang là quốc gia dẫn đầu trong danh sách các nước đăng quang tại giải đấu danh giá nhất châu Á nhiều nhất, 10 lần.
Các đội bóng của K-League ra đấu trường châu lục và làm rạng danh quê hương mình. Tuy nhiên họ bị chính CĐV nhà thờ ơ, thế mới bất công làm sao! Càng phi lí khi trận bán kết toàn Hàn Quốc đầu tiên tại AFC Champions League năm 2006 giữa Jeonbuk Motors và Ulsan Horangi lại không được đài nào của xứ Kim chi truyền hình trực tiếp.
Năm đó, Jeonbuk Motors vô địch sau khi đánh bại Al-Karamah của Syria ở chung kết. Song lễ ăn mừng của họ cũng chỉ được chiếu lại trên các bản tin thể thao. Và đương nhiên, 180 phút của 2 trận lượt đi và về màn so tài ấy chỉ được KBS thu và phát lại.
Trong thời gian 2 lượt trận Jeonbuk Motors - Al-Karamah diễn ra, KBS dành đất phát sóng cho các chương trình ca nhạc và phim ảnh. Một trong số đó là live-show của Jung Ji-Hoon (Bi Rain) với những bài hát mới được nam ca sỹ mắt một mí rất dễ thương này trình bày trong album Rain's World, phát hành vào giữa tháng 10 năm ấy.
Quả thực, sự phát triển với tốc độ nhanh đến chóng mặt của ngành showbiz Hàn Quốc đã khiến bóng đá nước này mất đi độ "hot". Những người dân xứ Kim chi không để ý đến môn thể thao Vua nhiều nữa. Sự kiện video clip Gangnam Style của nam ca sỹ Park Jae-sang (PSY) tạo nên một tiếng vang mạnh mẽ trên thị trường âm nhạc thế giới, khiến họ quan tâm và tự hào nhiều hơn.
ĐT Hàn Quốc đi về đâu?
Có thể thấy, ngành giải trí trong đó nổi bật là âm nhạc và điện ảnh đang được Hàn Quốc chú trọng phát triển và xây dựng thương hiệu hơn nhiều so với bóng đá. Trong quá khứ, môn túc cầu từng là ưu tiên số 1 của đất nước nằm ở khu vực Nam Á này. Song đó là câu chuyện của cách đây hơn 1 thập kỉ, khi Hàn Quốc cùng Nhật Bản đồng tổ chức World Cup 2002.
Còn nhớ sau giải đấu đó, hàng loạt ngôi sao bóng đá của Hàn Quốc đã được thế giới biết tới như Cha Du-Ri, Park Ji-Sung, Ahn Jung-Hwan... Họ còn chuyển tới châu Âu thi đấu và có những cá nhân đã tạo ra dấu ấn rõ rệt lên đội bóng mà mình khoác áo. Điển hình là Park Ji-Sung - người giúp M.U đoạt 4 danh hiệu Premier League và 1 Champions League.
Song hiện tại, dàn sao năm 2002 đều đã nói lời từ giã ĐTQG. Và những người đàn em của họ thì rõ ràng không thể giỏi bằng. Bằng chứng là danh sách triệu tập gần nhất của HLV Hong Myung-Bo, chuẩn bị cho giải EAFF East Asian Cup 2013 mà họ tham dự với tư cách chủ nhà, không có cầu thủ nào đang thi đấu tại lục địa già.
Và sẽ là một nhiệm vụ bất khả thi để giới mộ điệu tìm ra một ngôi sao nào của Hàn Quốc vào thời điểm này, có thể được đánh giá ngang tầm đẳng cấp với những Keisuke Honda (CSKA Moscow), Yuto Nagatomo (Inter) hay Shinji Kagawa (M.U) của Nhật Bản.
Giống như xứ sở Mặt trời mọc (nhất bảng B), Hàn Quốc đã giành quyền dự VCK World Cup 2014, nhưng là với tư cách nhì bảng A, tức xếp sau cả Iran. Rõ ràng, vị thế lá cờ đầu của bóng đá châu Á mà Hàn Quốc nắm giữ cách đây 11 năm, khi lọt vào bán kết World Cup 2002 nay đã thuộc về Nhật Bản.
Bóng đá Hàn Quốc sẽ làm thế nào để tìm lại mình, khi chính những người dân của họ không thực sự cần ĐTQG phải tỏa sáng ở đấu trường quốc tế?
Các chân dài của nhóm Girls' Generation
Bởi điều mà họ cần là PSY tiếp tục tạo ra thêm một bản hit như Gangnam Style, những nhóm nhạc đình đám như Girls' Generation, Super Junior, Big Bang chinh phục được cả những thị trường vốn chưa bao giờ dành cho những ca sỹ đến từ châu Á như Mỹ và Vương quốc Anh, hay các bộ phim truyền hình và điện ảnh do Hàn Quốc sản xuất sẽ làm mưa làm gió tại cả châu Âu lẫn châu Mỹ, như cách chúng đã làm ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam...
Theo VNE
Beckham sắp trở thành ông chủ tiệm bánh Nằm trong kế hoạch "giết thời gian, tăng thu nhập" sau khi giã từ sự nghiệp bóng đá, David Beckham vừa quyết định hợp tác cùng người bạn thân, đồng thời cũng là đầu bếp nổi tiếng của nước Anh, Gordon Ramsey để chuẩn bị cho ra lò một cửa hiệu bánh ngọt. Toàn cảnh "đứa con tinh thần" của Becks và Ramsey...