Thi công trên đất chưa bồi thường
Cuối tuần qua, nhiều người dân kéo đến khu đất đang san lấp mặt bằng để phản đối việc đơn vị thi công Khu đô thị 5A – Lai Uyên (nằm trong KCN Bàu Bàng, xã Lai Uyên, H.Bến Cát, Bình Dương) thi công trên phần đất chưa bồi thường của dân.
Ông Nguyễn Văn Cử (55 tuổi) cho biết: “Khu đất này trước đây do Công ty thương mại – xuất nhập khẩu tỉnh Sông Bé (Becamex) quản lý. Khoảng năm 2004, khu đất được xẻ ra bán cho một số cán bộ xã, huyện và sau đó chuyển nhượng lại cho các hộ dân. Đến năm 2006, khu vực này được quy hoạch làm KCN Bàu Bàng. Một số người được bồi thường để chủ đầu tư lấy đất làm KCN, nhưng nhiều hộ dân đến nay vẫn chưa nhận được tiền bồi thường”.
Nhiều hộ dân bức xúc vì đơn vị thi công ủi luôn đất của họ – Ảnh: Đỗ Trường
Ghi nhận của PV Thanh Niên tại hiện trường cho thấy có rất nhiều xe ben, xe cuốc, xe ủi đang hối hả đào bới, san lấp phần đất của hàng chục hộ dân ở đây. Ông Hà Ngô Trung Hiếu, phụ trách kỹ thuật ở Ban Quản lý KCN Bàu Bàng, thừa nhận có việc san lấp mặt bằng khi chưa đền bù cho người dân do bộ phận kỹ thuật bị “nhầm lẫn”, không xác định được ranh giới đất đã bồi thường và chưa bồi thường. Ông Hiếu giải thích: “Ngay sau đây tôi sẽ chỉ đạo bộ phận kỹ thuật dừng ngay việc thi công. Còn các hộ dân muốn hoàn trả hiện trạng ban đầu thì chúng tôi sẵn sàng móc đất mang đi chỗ khác đổ.
Theo TNO
Nông dân hiến đất làm đường không lấy một xu
Giữa thời buổi "mét đất mét tiền", những nông dân nghèo ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh lại sẵn sàng hiến cả nghìn m2 đất cho chính quyền làm đường, không màng một đồng xu.
X in giữ lại bụi tre
Về xã Đức Lạng những ngày này đường làng rộng thênh thang, mặt đường được bê tông sạch sẽ. Để có được những con đường rộng rãi này, hơn 300 hộ dân đã tình nguyện hiến đất.
Video đang HOT
Như cách nói vui của Chủ tịch huyện Đức Thọ Võ Công Hàm trong lễ tuyên dương những hộ dân hiến đất tiêu biểu đầu năm 2012, huyện Đức Thọ sẽ được đưa vào kỷ lục Guinness khi có tới cả nghìn người dân hiến đất.
Nằm trong diện hộ nghèo của xã, kinh tế gia đình dựa vào vài sào ruộng, nhưng vợ chồng ông bà Lê Hữu Hòa, Phạm Thị Phương lại hiến cả nghìn m2 đất và cây ăn quả với số tiền lên gần 200 triệu đồng để làm đường giúp người dân trong thôn đi lại.
Gia đình ông Hòa nằm ngay đầu thôn Yên Thọ. Từ trước nay, người dân trong thôn phải men theo con đường ruộng nằm sát nhà ông để đi lại.
Nhiều lần thấy các cháu học sinh ngã nhào cả người và xe xuống ruộng, ông Hòa cùng vợ mò mẫm lội ruộng đưa các cháu vào nhà lau rửa sạch sẽ.
Mùa mưa, đường ngập nước, hai thân già lại lội phát cây trong vườn để mở đường nhanh cho người dân qua lại. "Mình già rồi nên giúp được mọi người việc gì là cố hết sức làm thôi", bà Phương nói.
Vợ chồng ông Hòa, bà Phương trên con đường gia đình hiến đất
Khi phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai, tiêu chí đầu tiên được lãnh đạo xã Đức Lạng đặt ra phải hoàn thành sớm là hệ thống đường trong xã.
Nhưng lấy đâu ra hàng tỷ đồng để đền bù cho người dân? Ý tưởng "xin" đất dân được đưa ra tại nhiều cuộc họp, nhưng vẫn không có kết quả.
"Người dân Đức Lạng chủ yếu sản xuất dựa vào mấy sào ruộng. Trong khi đó, đất đang lên cơn sốt. Đưa ra ý tưởng hiến đất khiến nhiều người nói mình bị khùng", Chủ tịch xã Đức Lạng Lê Văn Hiệp tâm sự.
Sau nhiều cuộc họp bất thành, cán bộ xã xuống nhà dân thuyết phục. "Vợ chồng tôi già cả ít tham gia họp hành nên không biết được chủ trương. Thấy mấy cán bộ hằng đêm xuống tận nhà vận động hiến đất, nghe cũng hợp lý nên đồng thuận", bà Phương nói.
Ngày chính quyền huy động máy xuống ủi đất, bà con trong xóm kẻ chê, người cười. "Thấy cũng buồn, nhiều người nói đã nghèo còn làm oai. Trời ơi, chính họ là người hằng ngày đi trên đất vợ chồng tôi hiến cơ mà. Sao họ nghĩ ác cho vợ chồng tôi quá" - ông Hòa bật khóc.
Không nỡ nhìn những cây cổ thụ do cha ông để lại bị máy móc ủi ngã, vợ chồng ông Hòa chỉ biết đứng trong nhà ôm lấy nhau động viên.
Khi công việc chuẩn bị hoàn thành, bà Phương ào ra ôm lấy bụi tre: "Xin các anh để lại cho gia đình bụi tre. Nhỡ sau này vợ chồng tôi có mệnh hệ gì để con cái chặt làm gậy, làm dây quấn quan tài". Nhiều cán bộ xúc động ứa nước mắt.
Gần 50 mét đường do vợ chồng ông Hòa hiến được mở mang. Lập tức, hàng chục người dân trong thôn "bắn tin" cho lãnh đạo xã đến nhà để xin được hiến đất.
"Người khác nghèo hơn mình còn hiến cả nghìn mét vuông. Đường sá rộng rãi, con cháu mình đi lại dễ dàng, làng xóm không cười chê" - ông Lê Vĩnh Luật, hàng xóm của vợ chồng ông Hòa tâm sự.
Noi gương ông Hòa, ông Luật, trong vòng một tuần, thôn Yên Thọ có gần 40 hộ hiến đất. "Đức Lạng như một đại công trường. Khắp ngõ xóm cây cối ngã ầm ầm, tiếng máy ủi, máy xúc xen lẫn tiếng cười nói rôm rả của cán bộ và người dân" - Chủ tịch xã Đức Lạng tự hào.
Để người dân yên tâm lo đồng áng, xã Đức Lạng lập số điện thoại đường dây nóng. Những hộ hiến đất sẽ gọi điện tới hẹn ngày giờ cụ thể để đoàn tới nhận đất.
Khi đoàn làm thủ lĩnh
Lực lượng thanh niên được giao trọng trách nặng nề hơn cả. Trong cuộc sinh hoạt đoàn tại các thôn, nội dung hiến đất được đặt lên hàng đầu.
"Phát súng" đầu tiên được nổ là vợ chồng Bí thư đoàn xã Võ Vĩnh Tài tuyên bố hiến hơn 300 m2. "Đất đai được bố mẹ hai bên nội ngoại cho khi lập gia đình. Cứ ngỡ bố mẹ gây khó dễ, nào ngờ khi mình đưa ra ý tưởng lại được mọi người ủng hộ", Bí thư Tài nói.
Bí thư đoàn xã Đức Lạng Võ Vĩnh Tài bên mảnh đất hai vợ chồng hiến làm đường nông thôn
Sau đó, đến lượt bí thư liên chi đoàn tại các thôn. "Trong cơn lũ lịch sử 2010, nếu không có lực lượng thanh niên đến giúp di dời chắc gia đình tôi không có được như ngày hôm nay", ông Nguyễn Văn Lan bố của đoàn viên Nguyễn Huy Trọng, nói.
Cái "ơn" với thanh niên quá lớn nên khi nghe con trai vận động, ông Lan đồng thuận hiến ngay gần 200m2 đất. Sau hơn một năm, toàn xã Đức Lạng có 319 hộ dân hiến đất, với hơn 30 nghìn m2.
Kinh nghiệm vận động gia đình hiến đất của giới trẻ Đức Lạng trở thành chủ đề cho các xã khác trong huyện Đức Thọ noi theo.
Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Võ Công Hàm cho biết, sau gần hai năm phát động xây dựng nông thôn mới, có gần 2.000 hộ dân tham gia hiến đất với gần 100 ha. "Cái thành công lớn nhất đối với việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Đức Thọ đó là tấm lòng của người dân", ông Hàm nói.
Để không bất tín với người hiến đất, mọi công trình đã hứa với dân phải thực hiện cho bằng được. "Để làm một công trình đường sá việc khó khăn nhất là giải phóng mặt bằng. Không nhẽ người dân nghèo hiến cả trăm tỷ đồng cho nhà nước rồi mình lại không thực hiện lời cam kết với dân", Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ nhấn mạnh.
Theo 24h
Dân bức xúc vì sự cố điện xảy ra "như cơm bữa" Không phải chỉ đến khi xảy ra vụ cháy ki ốt tạp hóa, người dân khối Chế biến lâm sản mới thấp thỏm nỗi lo chập, cháy điện, bởi từ lâu, chuyện điện chập chờn ở đây xảy ra "như cơm bữa". Không dám vào dập lửa vì điện chưa cắt Trong đơn gửi đến Dân trí, chị Đồng Thị Thanh Nga (SN...