Thi công 8 năm chưa xong 4 km đường ở Quảng Ngãi
Tuyến đường trục chính khu đô thị Vạn Tường ( Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi) sau nhiều năm thi công vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Được khởi công từ năm 2014, dự án xây dựng tuyến đường giao thông trục chính nối trung tâm phía bắc và phía nam khu đô thị Vạn Tường (Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi) có chiều dài gần 9 km với tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng. Tuyến đường đi qua các xã: Bình Trị, Bình Hải và Bình Hòa, huyện Bình Sơn (Khu kinh tế Dung Quất).
Đến nay sau 8 năm thi công, đoạn đường 4 km chạy qua khu vực trung tâm khu đô thị Vạn Tường ( xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) vẫn chưa hoàn thành. Ông Phạm Cầu, Phó chủ tịch UBND xã Bình Hải, cho biết tiến độ thi công chậm và kéo dài nhiều năm gây mất an toàn, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Hệ thống thoát nước, viễn thông trong tình trạng thi công dở dang. “Tiến độ thi công chậm do vướng khâu giải tỏa; nhiều hộ dân trong vùng dự án chưa thống nhất phương án đền bù, tái định cư của Nhà nước”, ông Cầu nói.
Đường bị đào thấp hơn nửa mét so với nền nhà, gây khó khăn trong việc sinh hoạt cũng như kinh doanh buôn bán của người dân. “Trước đây, mỗi ngày gia đình tôi bán nước giải khát thu nhập mỗi ngày ít nhất cũng được 500.000 đồng. Còn bây giờ do tuyến đường làm quá chậm gây cản trở giao thông, bụi bay mịt mù khiến việc kinh doanh ế ẩm”, bà Thúy Liễu (người dân xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) nói.
Video đang HOT
Lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất thừa nhận tuyến đường chậm kéo dài là do công tác quản lý trật tự xây dựng, quản lý về đất đai của một số địa phương còn nhiều bất cập. Nhiều trường hợp làm lều quán lấn chiếm hành lang đất giao thông, tranh chấp đất đai xử lý kéo dài (nhiều hộ dân đã được đến bù đất đai từ năm 1998 nhưng vẫn chưa chịu di dời)…
Tuyến đường bị đào xới tan hoang, hố thu gom nước không có nắp đậy trở thành “cái bẫy” nguy hiểm cho người đi đường. Lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cho biết thêm, việc cập nhập hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng liên quan đến dự án tuyến đường từ năm 1998 và các dự án khác cận kề còn bất cập, vướng mắc (qua nhiều thời kỳ, tổ chức thực hiện bồi thường giải thể, hồ sơ lưu trữ bị thất lạc) nên dự án cứ chậm kéo dài.
Một điểm nút thắt cổ chai đã tồn tại nhiều năm ở khu vực phía bắc khu đô thị Vạn Tường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Năm 2022, tỉnh Quảng Ngãi đã bố trí 60 tỷ đồng xây dựng tuyến đường này nhưng 6 tháng đầu năm do vướng giải tỏa mặt bằng, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất đành phải trả lại 30 tỷ đồng cho ngân sách.
“Nhiều đoàn xe trọng tải lớn chở đất đá đi với tốc độ cao, khi đến nút thắt cổ chai lại phanh gấp gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông cho người dân, công nhân khi tham gia giao thông ở khu vực này”, ông Nguyễn Quang (người dân xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) cho biết.
Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, tuyến đường sau khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần hoàn thiện quy hoạch của khu đô thị Vạn Tường, từ đó làm tiền đề để thu hút nhà đầu tư, tạo động lực phát triển cho khu đô thị Vạn Tường nói riêng và Khu kinh tế Dung Quất nói chung.
Khu đô thị Vạn Tường, nằm cách Thành phố Quảng Ngãi khoảng 30 km về hướng Đông Bắc. Ảnh: Google Maps.
Quốc hội vừa bấm nút, Bà Rịa - Vũng Tàu họp ngay bàn làm cao tốc
Ngay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, chiều muộn 16-6, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã họp ngay để triển khai làm con đường này.
Ông Nguyễn Văn Thọ (bìa phải) thị sát làm đường ở Long Hải, Bà Rịa - Vũng Tàu cuối tháng 5-2022 - Ảnh: ĐÔNG HÀ
Ngày 17-6, ông Nguyễn Văn Thọ - chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - cho biết ngay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (sáng 16-6), chiều cùng ngày ông đã triệu tập cuộc họp để tổng hợp, rà soát các phương án nhằm đảm bảo các tiền đề cho thi công cao tốc này.
Sau cuộc họp, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành chức năng và địa phương phải giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư đúng tiến độ cũng như đủ khối lượng các loại nguyên vật liệu.
Ông Nguyễn Văn Thắm - chủ tịch UBND thị xã Phú Mỹ - địa phương có cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đi qua - cho biết để làm con đường này, thị xã phải lấy hơn 210ha đất của hơn 3.200 hộ dân của 4 xã, phường là Mỹ Xuân, Hắc Dịch, Tóc Tiên, Châu Pha. Hiện thị xã đã nhận bàn giao mốc cũng như đã chụp hình hiện trạng.
"Chúng tôi đã thành lập tổ công tác gồm 11 người chuyên trách lo chuyện đền bù, giải tỏa cho dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu", ông Thắm nói.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trong hệ thống giao thông phía Nam
Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Hải - giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - thông tin hiện sở đang chờ báo cáo của Sở Giao thông vận tải về khối lượng vật liệu san lấp, cát, đá xây dựng cần cho dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Ngay sau khi có số liệu cụ thể từ nhà tư vấn, sở sẽ tính toán để có các phương án đảm bảo nguồn cung cho việc thi công. Tuy nhiên hiện tỉnh không có nguồn cát xây dựng nên có thể phải lấy từ Đồng Nai hoặc các tỉnh miền Tây.
"Chúng tôi cũng đang thúc đẩy làm sớm, làm nhanh các dự án tái định cư tại thị xã Phú Mỹ và TP Bà Rịa trước để nhanh chóng giải phóng mặt bằng cho cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu", ông Hải cho biết.
Trước đó, từ tháng 3-2022, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập tổ công tác hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu do Phó chủ tịch Nguyễn Công Vinh làm tổ trưởng.
Đáng chú ý, cuối tháng 5-2022, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nghị quyết thống nhất bố trí vốn ngân sách địa phương để chi trả 50% chi phí giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với số tiền 670 tỉ đồng ngay trong năm 2022.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) dài gần 54km, trong đó ở địa phận Bà Rịa - Vũng Tàu dài gần 20km. Những năm qua, quốc lộ 51 trở nên quá tải, thường xuyên kẹt, ùn ứ xe.
Việc có cao tốc sẽ kết nối sân bay Long Thành với cụm cảng container quốc tế Cái Mép - Thị Vải cũng như hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ dễ dàng đi từ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương ra cảng và ngược lại.
Cao tốc này còn kết nối với cao tốc Bắc - Nam tạo ra sự phát triển, giao thương cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Quảng Ngãi: Dự kiến đầu tư 500 tỉ đồng nâng cấp hạ tầng ở Dung Quất Do các tuyến đường ở Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) bị xuống cấp nghiêm trọng, tỉnh Quảng Ngãi dự kiến đầu tư 500 tỉ đồng để nâng cấp hạ tầng vào giai đoạn 2023 - 2025. Ngày 15.6, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh cho biết, do các tuyến đường ở Khu kinh...