Thép Việt Nam bị Pakistan khởi xướng điều tra chống bán phá giá
Ủy ban Thuế quan quốc gia Pakistan khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội có xuất xứ/xuất khẩu từ Việt Nam…
Mức thuế bán phá giá cáo buộc đối với doanh nghiệp Việt Nam là 27,98%.
Cục Phòng vệ thương mại ( Bộ Công Thương) vừa cho biết ngày 25/2/2021, Ủy ban Thuế quan quốc gia Pakistan (Cơ quan điều tra) đã khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội có xuất xứ/xuất khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và Hàn Quốc.
Cụ thể hàng hóa bị điều tra gồm thép cuộn/tấm cán nguội được phân loại theo các mã hải quan của Pakistan: 7209.1510, 7209.1590, 7209.1610, 7209.1690. 7209.1710, 7209.1790, 7209.1810, 7209.1891, 7209.1899, 7209.2510, 7209.2590, 7209.2610, 7209.2690, 7209.2710, 7209.2790, 7209.2810 và 7209.2890.
Thời kỳ điều tra bán phá giá tính từ 1/10/2019 tới 30/9/2020. Doanh nghiệp Việt Nam nêu trong đơn kiện là Công ty CP China Steel & Nippon Steel Việt Nam (CSVC). Mức thuế bán phá giá cáo buộc đối với doanh nghiệp Việt Nam là 27,98%.
Video đang HOT
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại đã khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu liên quan nhanh chóng trình diện trước Cơ quan điều tra và tham gia hợp tác đầy đủ, trả lời Bản câu hỏi điều tra để được hưởng mức thuế riêng;
Phối hợp, trao đổi thông tin với các đối tác nhập khẩu của Pakistan để nâng cao tiếng nói với Chính phủ Pakistan, yêu cầu cơ quan điều tra xem xét nghiêm túc lợi ích kinh tế xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng;
Đồng thời thường xuyên trao đổi với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Cục Phòng vệ thương mại cũng lưu ý rằng, bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc cơ quan điều tra Pakistan sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất do Nguyên đơn đề xuất.
Việc bị áp dụng thuế chống bán phá giá cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu cho ngành sản xuất trong nước của Pakistan và/hoặc các đối thủ từ các quốc gia khác.
Mới đây, ngày 4/2/2021, Cơ quan Hải quan và Biên giới Canada (CBSA) thông báo kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cốt bê tông (Concrete reinforcing bar – mã HS: 7213.10, 7214.20, 7215.90, 7727.90) có xuất xứ từ Việt Nam, Algieri, Hi Lạp, Indonesia, Italy, Malaysia, Singapore. Vụ việc này đã được CBSA ra quyết định khởi xướng điều tra ngày 22/9/2020.
Theo kết luận sơ bộ, CBSA cho rằng thép cốt bê tông nhập khẩu từ các nước bị điều tra trên đã bán phá giá vào thị trường Canada. Đối với Việt Nam, CBSA sơ bộ kết luận biên độ phá giá là từ 3,7% đến 15,4% tùy nhà sản xuất, xuất khẩu cụ thể; các nước khác từ 4,5% đến 28,4%. Trong thời kỳ điều tra (01/06/2019 đến 30/06/2020), kim ngạch xuất khẩu thép cốt bê tông của Việt Nam đi Canada là xấp xỉ 66,5 nghìn tấn, tương đương khoảng 30 triệu USD.
Trên cơ sở kết luận sơ bộ nói trên, Canada sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời tương ứng với mức biên độ bán phá giá.
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ biện pháp chống bán phá giá sản phẩm đường mía
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa ra thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời với một số sản phẩm đường mía.
Trước đó, ngày 9/2/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế CBPG và chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan (mã số vụ việc: AD13-AS01). Một số sản phẩm đường mía bị áp dụng thuế CBPG và chống trợ cấp tạm thời thuộc các mã HS: 1701.13.00; 1701.14.00 và 1701.99.10, 1701.99.90; 1701.91.00 và 1702.90.91.
Cục Phòng vệ thương mại vừa ra thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía (vụ việc AD13-AS01), thời hạn gửi hồ sơ là trước 17h ngày 26/3. (Ảnh minh họa)
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời 44,88% đối với đường tinh luyện Thái Lan và 33,88% đối với đường thô. Dự kiến, mức thuế cuối cùng sẽ được đưa ra vào quý II/2021.
Tại Điều 10 Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29/11/2019 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại (Thông tư 37/2019/TT-BCT): Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức với một số hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Cụ thể gồm hàng hóa trong nước không sản xuất được; hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được; hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước; hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường; hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước; hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 10 phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác.
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 16 Thông tư 37/2019/TT-BCT, Cục Phòng vệ thương mại đề nghị các doanh nghiệp nhận thấy có thể đáp ứng các điều kiện được miễn trừ nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời (vụ việc AD13-AS01) bao gồm các tài liệu được quy định tại Điều 14 và Phụ lục III Thông tư 37/2019/TT-BCT.
Căn cứ Khoản 3 Điều 16 Thông tư 37/2019/TT-BCT, đề nghị các doanh nghiệp gửi Hồ sơ đề nghị miễn trừ tới Cổng dịch vụ công trực tuyến theo địa chỉ: https://dichvucong.moit.gov.vn hoặc tới Cục Phòng vệ thương mại trước 17h ngày 26/3/2021.
Trải qua gần 5 tháng điều tra, Bộ Công Thương kết luận ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua. Một loạt các nhà máy đường đã phải đóng cửa, gây tác động nghiêm trọng đến việc làm của người lao động. Theo tính toán, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất trong nước.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020, lên tới gần 1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019.
Kết quả điều tra cho thấy các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện và đường thô, đã được trợ cấp, bán phá giá ở mức 48,88%. Do đó, mức thuế CBPG, CTC tạm thời với các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan là 48,88%.
Giá thép có thể đảo chiều trong năm 2021 "Màu sáng" với ngành thép trong năm 2020 là giá thép tăng rất nhiều trong nửa cuối năm do nhu cầu thế giới phục hồi và nguồn cung bị gián đoạn ở cả thép và nguyên liệu thô... Tổng sản lượng xuất khẩu các sản phẩm thép của Việt Nam tăng 48% so với cùng kỳ trong 11 tháng đầu năm 2020. "Sự...