Thép Vicasa – Vnsteel (VCA) nộp hồ sơ đăng ký niêm yết trên HOSE
Sở GDCK TP.HCM vừa thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của CTCP Thép Vicasa – Vnsteel (VCA – UPCoM).
Theo đó, với vốn điều lệ hơn 151,87 tỷ đồng, Thép Vicasa – Vnsteel sẽ đăng ký niêm yết gần 15,19 triệu cổ phiếu lên sàn HOSE. Tổ chức tư vấn đăng ký niêm yết là CTCP Chứng khoán FPT – Chi nhánh TP.HCM.
Thép Vicasa – Vnsteel được thành lập từ năm 2007, ngành nghề kinh doanh chính là sản phẩm thép cán, sản phẩm phôi thép. Cổ phiếu VCA chính thức đăng ký giao dịch trên UPCoM từ ngày 21/2/2011 với giá tham chiếu trong ngày chào sàn là 10.000 đồng/CP.
Sau nhiều lần chia tách, hiện cổ phiếu VCA đang đứng tại mức giá 10.600 đồng/CP khi chốt phiên sáng 28/11.
Vào cuối tháng 5 vừa qua, Công ty đã thực hiện chi trả cổ tức đợt 2/2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, qua đó nâng tổng mức chia cổ tức trong năm 2018 lên 30% (đợt 1 được thanh toán vào tháng 2/2019).
Video đang HOT
Năm 2019, Thép Vicasa – Vnsteel dự kiến chia cổ tức 15% bằng tiền mặt và kế hoạch kinh doanh với doanh thu 2.979 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 24,13 tỷ đồng.
Kết thúc 9 tháng, Công ty ghi nhận doanh thu gần 1.748 tỷ đồng, giảm 11,49% so với cùng kỳ năm ngoái và mới hoàn thành 58,68% mục tiêu cả năm; lợi nhuận sau thuế 20,15 tỷ đồng, giảm 29,57% và hoàn thành 83,5% kế hoạch năm.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Cập nhật cơ cấu rổ VN30: "Nhóm VinGroup" và ROS chính thức được tăng tỷ trọng
Theo tính toán của chúng tôi, trong đợt cơ cấu VN30 này, VIC sẽ chiếm tỷ trọng 7,54% (tăng 0,37%), VHM chiếm tỷ trọng 4,65% (tăng 0,23%), VRE chiếm tỷ trọng 2,15% (tăng 0,11%). Như vậy, bộ 3 cổ phiếu "nhóm VinGroup" sẽ chiếm tổng tỷ trọng 14,34% trong rổ VN30.
Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa công bố cập nhật thông tin cổ phiếu thành phần chỉ số VN30 kỳ tháng 7, có hiệu lực từ 4/11/2019 đến ngày 31/1/2020.
Trong lần cập nhật này, HoSE không thêm/bớt cổ phiếu nào trong rổ VN30 mà chỉ có những thay đổi về tỷ lệ free-float cũng như giới hạn tỷ trọng vốn hóa thành phần cổ phiếu trong danh mục.
Sự thay đổi đáng chú ý nhất là HoSE đã thay đổi giới hạn tỷ trọng vốn hóa của bộ 3 cổ phiếu VIC, VHM, VRE từ mức 42,1% lên 44,62%. Bên cạnh đó, tỷ lệ Free Float của ROS được tăng từ 30% lên 40% và STB được nâng từ 95% lên 100%. Điều này đồng nghĩa với tỷ trọng vốn hóa của "nhóm VinGroup", ROS, STB trong rổ VN30 được tăng lên, trong khi các cổ phiếu khác sẽ bị giảm tỷ trọng.
Danh mục VN30 mới, có hiệu lực từ 4/11/2019
Theo tính toán của chúng tôi, trong đợt cơ cấu VN30 này, VIC sẽ chiếm tỷ trọng 7,54% (tăng 0,37%), VHM chiếm tỷ trọng 4,65% (tăng 0,23%), VRE chiếm tỷ trọng 2,15% (tăng 0,11%). Như vậy, bộ 3 cổ phiếu "nhóm VinGroup" sẽ chiếm tổng tỷ trọng 14,34% trong rổ VN30.
Trong khi đó, ROS sẽ chiếm tỷ trọng 0,67% trong rổ VN30, tăng 0,21% so với kỳ review trước đó. STB cũng tăng 0,12% trong rổ VN30, chiếm tỷ trọng 2,86%.
Ở chiều ngược lại, VNM sẽ bị giảm tỷ trọng 0,18% xuống 10,32% do bị giảm giới hạn tỷ trọng vốn hóa trong rổ VN30.
Việc thay đổi tỷ trọng này có ý nghĩa quan trọng tới hoạt động mua/bán của các quỹ sử dụng Benchmark VN30, tiêu biểu là quỹ VFMVN30 ETF với quy mô danh mục hiện đạt gần 6.500 tỷ đồng.
Quỹ ETF nội VFMVN30 ETF sẽ hoàn tất cơ cấu danh mục vào ngày 1/10/2019 (thứ 6), trước thời điểm VN30 Index có hiệu lực. Theo ước tính, quỹ sẽ mua thêm 23,8 tỷ đồng VIC; 14,8 tỷ VHM; 7 tỷ VRE; 13,5 tỷ ROS và 7 tỷ STB. Ở chiều ngược lại, quỹ sẽ bán ra 11,6 tỷ đồng cổ phiếu VNM.
Bên cạnh ảnh hưởng của hoạt động cơ cấu ETF, sự thay đổi cơ cấu VN30 sẽ có ảnh hưởng tới thị trường phái sinh, khi mà nhóm VinGroup đang chiếm tỷ trọng lớn trong rổ chỉ số này.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Thoái vốn Nhà nước tại SCIC: Cơ sở nào cho mức giá cao ngất? Trong thời gian trở lại đây, SCIC liên tục thoái vốn ở các công ty con với mức giá cao hơn nhiều so với thị giá... Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của...