Thép từ Dung Quất cung ứng ra thị trường, sản lượng miền Nam của Hòa Phát tăng 91% cùng kỳ năm trước
Trước đây hàng từ Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Hải Dương vào đến miền Nam mất hơn 7 ngày, nhưng từ cảng Hòa Phát Dung Quất vào Đồng Nai chỉ mất khoảng trên dưới 3 ngày, nhanh hơn, thuận lợi hơn về thời gian giao hàng cho khách.
Thông tin từ CTCP Tập đoàn Hòa Phát cho biết sau 10 tháng, Hòa Phát đã sản xuất và cung cấp cho thị trường hơn 2,18 triệu tấn thép xây dựng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục giữ vững thị phần số 1 Việt Nam (trên 25%).
Sản lượng bán hàng của khu vực miền Nam tăng mạnh nhất, đạt 328.100 tấn, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thép cuộn nguyên liệu cho rút dây tăng đột biến gấp 4 lần so với cùng kỳ. Khu vực miền Trung đạt 329.800 tấn, tăng gần 50% so với sản lượng 10 tháng 2018.
Theo anh Đỗ Minh Quý – Giám đốc Chi nhánh Thép xây dựng Hòa Phát tại TP. HCM, sản lượng bán hàng tăng đều cả ở khu vực dân dụng và dự án. Đặc biệt, từ khi các nhà máy của Hòa Phát ở Dung Quất cung ứng sản phẩm cho thị trường đã tạo nguồn cung dồi dào và ổn định hơn.
Trước đây hàng từ Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Hải Dương vào đến miền Nam mất hơn 7 ngày, nhưng từ cảng Hòa Phát Dung Quất vào Đồng Nai chỉ mất khoảng trên dưới 3 ngày, nhanh hơn, thuận lợi hơn về thời gian giao hàng cho khách. Để đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường phía Nam, hiện nay Chi nhánh đã chuẩn bị thêm hệ thống kho bãi, cầu cảng, củng cố và phát triển hệ thống phân phối, sẵn sàng cho kế hoạch Nam tiến mạnh hơn của thép Hòa Phát thời gian tới.
Từ đầu năm đến nay, tổng lượng xuất khẩu thép của Hòa Phát đạt 205.800 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ, chiếm 9,3% tổng sản lượng bán hàng.
Video đang HOT
Ngoài việc tự chủ nguồn phôi sản xuất thép xây dựng, thép rút dây, thép dự ứng lực, Hòa Phát còn cung cấp phôi thép cho các nhà máy cán trong nước. Chỉ trong 2 tháng gần đây, Tập đoàn đã cung cấp trên 60.000 tấn phôi cho các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng khác.
Với quy mô sản lượng lên tới trên 4 triệu tấn thép xây dựng/năm từ 2020, mục tiêu của Tập đoàn trong năm tới tại khu vực miền Trung và miền Nam là tăng trưởng sản lượng gấp 2,5 lần so với 2019.
Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3/2019, doanh thu của Hòa Phát đạt gần 15.350 tỷ, tăng 6,6% cùng kỳ năm trước, lũy kế 9 tháng đạt 46.396 tỷ đồng, tăng 10,5%. Lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt 1.794 tỷ đồng, giảm 25,5% cùng kỳ năm trước do giá vốn hàng bán và chi phí tài chính tăng mạnh vì các khoản vay để xây dựng Hòa Phát Dung Quất. Lũy kế 9 tháng Hòa Phát đạt 5.655 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 17,2% cùng kỳ năm trước.
KQKD hợp nhất của HPG
Một điểm đáng chú ý là mảng nông nghiệp của Hòa Phát kỳ này đạt 1.817 tỷ đồng doanh thu trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt hơn 1.174 tỷ (tăng 54,8%), lợi nhuận sau thuế mảng nông nghiệp lãi gần 84 tỷ trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 68,5 tỷ (tăng 22%). Thép vẫn là sản phẩm chủ lực, chiếm gần 84% tổng doanh thu.
Tâm An
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán 14/5: Sẽ có phân hóa rõ hơn giữa các dòng cổ phiếu
Thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục trong phiên đầu tuần trong bối cảnh mà nhiều thị trường chứng khoán khác tại châu Á chìm trong sắc đỏ.
VN-Index dự báo sẽ tiếp tục tăng điểm và tiến đến thử thách vùng kháng cự 966-972 điểm trong một vài phiên kế tiếp.
Trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 13/5, diễn biến trái chiều trên 2 sàn, VN-Index tăng điểm còn HNX-Index giảm điểm.
Đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 5,99 điểm, tương đương 0,63% lên mức 958,54 điểm. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index kết thúc phiên ở mức 105,61 điểm, giảm 0,24 điểm, tương đương 0,23% so với cuối tuần trước.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có diễn biến tích cực khi có 18 mã tăng điểm và 10 mã giảm điểm trong rổ VN30. Các cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index là VHM, BID và BVH. Ngược lại, các cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index là GAS, HPG và MSN. Thanh khoản trên sàn HSX đạt 125 triệu cổ phiếu, tăng so với mức 114 triệu của phiên trước.
Về diễn biến nhóm ngành, đa phần các nhóm ngành đều tăng điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng tăng điểm trên diện rộng giúp chỉ số ngành tăng 0,74%. Nhóm cổ phiếu bảo hiểm tăng 3,35% với động lực chính là việc cổ phiếu BVH tăng tích cực trong phiên. Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu dầu khí giảm 1,08% do ảnh hưởng của việc các cổ phiếu lớn trong ngành đều giảm điểm như GAS, PLX, PVS và PVD.
Về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 5 liên tiếp trên sàn HSX với giá trị gần 117 tỷ đồng.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt, VN-Index dự báo sẽ tiếp tục tăng điểm và tiến đến thử thách vùng kháng cự 966-972 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Tại đây, thị trường có thể gặp áp lực rung lắc và điều chỉnh tích lũy trong một vài phiên trước khi phát đi tín hiệu rõ nét hơn về sự bền vững của nhịp hồi phục này trong ngắn hạn, đặc biệt là trong bối cảnh khối ngoại vẫn đang duy trì hoạt động bán ròng. Diễn biến thị trường dự kiến sẽ có sự phân hóa rõ hơn giữa các dòng cổ phiếu trong những phiên tới.
Công ty chứng khoán SHS cũng dự báo, trong phiên giao dịch chứng khoán hôm nay, 14/5, VN-Index có thể tiếp tục hồi phục kỹ thuật với ngưỡng kháng cự tại 965 điểm (đường viền cổ - MA20). Nhà đầu tư hạn chế mua vào và có thể tận dụng những nhịp hồi phục để bán giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.
Bảo Minh
Theo baohaiquan.vn
ESOP sao cho lợi đôi đàng? Không còn là câu chuyện nội bộ, nhà đầu tư ngày càng ưu tư đến phát hành cổ phiếu ESOP ở doanh nghiệp. Theo diễn biến trên sàn chứng khoán, cổ phiếu BVH của Bảo Việt đã giảm giá nhiều phiên, tính từ ngày 24.4. Nguyên nhân được giới phân tích xác định, do lượng cổ phiếu ESOP giá rẻ, Bảo Việt phát...