Thép Pomina lỗ tiếp 119 tỷ đồng quý 3, nâng tổng lỗ từ đầu năm lên trên 252 tỷ đồng
Nhà máy tôn của Thép Pomina đã hoạt động và cho ra những thành phẩm tôn đầu tiên.
CTCP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 với nhiều số liệu khá bất ngờ.
Cụ thể, doanh thu quý 3 đạt 2.966 tỷ đồng, giảm 14,5% so với quý 3 năm ngoái, trong khi chi phí giá vốn chỉ giảm 11,8%, nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn chưa đến 10 tỷ đồng – giảm sâu so với con số 116 tỷ đồng ghi nhận quý 3 năm ngoái.
Bên cạnh đó chi phí tài chính đội lên cao, đến 99,5 tỷ đồng, tăng 44 tỷ đồng so với cùng kỳ. Theo giải trình từ phía công ty, hiện Pomina đang triển khai 2 dự án, trong đó dự án lò cao quý 2/2020 sẽ đi vào hoạt động và dự án tôn mới đi vào hoạt động trong quý 2/2019 nên chi phí lãi vay tăng cao so với cùng kỳ.
Tính đến hết quý 3 Thép Pomina ghi nhận còn nợ vay tài chính ngắn hạn 5.152 tỷ đồng (giảm 110 tỷ đồng so với đầu năm) và 1.466 tỷ đồng vay nợ thuê tài chính dài hạn (tăng 627 tỷ đồng so với đầu năm).
Ngoài ra, trong hệ thống của công ty đang có 1 nhà máy ngưng sản xuất do sự cố thiết bị, dẫn đến sản lượng hàng bán giảm, và nhà máy đã khắc phục sự cố, bắt đầu sản xuất lại từ đầu tháng 10 vừa qua.
Video đang HOT
Kết quả, Thép Pomina ghi nhận lỗ sau thuế gần 119 tỷ đồng ngay trong quý 3, giảm mạnh so với số lãi hơn 27 tỷ đồng đạt được quý 3 năm ngoái. Đây cũng là quý lỗ thứ 3 liên tiếp sau quãng thời gian dài kinh doanh có lãi của công ty.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2019 doanh thu thuần đạt 9.151 tỷ đồng, giảm 9,4% so với cùng kỳ và mới hoàn thành 70,4% kế hoạch năm. Giá vốn tăng cao, chi phí tài chính tăng mạnh là những nguyên nhân chính dẫn tới số lỗ 252 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm của Thép Pomina – cách rất xa so với số lãi hơn 400 tỷ đồng đạt được cùn kỳ năm 2018 và cũng còn cách rất xa chỉ tiêu lãi sau thuế 400 tỷ đồng mà ĐHCĐ giao phó.
Lượng hàng tồn kho đến cuối quý 3 tăng 300 tỷ đồng so với đầu năm, lên 3.035 tỷ đồng – trong đó có 256 tỷ đồng giá trị tồn kho thành phẩm tôn là tăng mới so với đầu kỳ. Giá trị tồn kho thành phẩm sắt xây dựng cũng tăng 313 tỷ đồng, trong khi tồn kho phôi thành phẩm lại giảm 317 tỷ đồng so với đầu năm.
Nguyên Phương
Theo Trí thức trẻ
'Vua cá' Hùng Vương lỗ ròng gần 500 tỷ sau một năm
Niên độ tài chính 2018-2019, Công ty Hùng Vương - "Vua cá" một thời - sụt giảm hơn 50% doanh thu so với cùng kỳ xuống còn 3.952 tỷ đồng, lỗ sau thuế 496 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Hùng Vương HVG 6.95% vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV niên độ tài chính 2018-2019 từ ngày 1/7 đến 30/9 với kết quả lỗ ròng hàng trăm tỷ đồng. Doanh thu thuần hợp nhất của công ty thủy sản vốn được mệnh danh "Vua cá" trong 3 tháng gần nhất là 687 tỷ đồng, sụt giảm 59% so với cùng kỳ năm trước.
Việc giảm doanh thu gần 1.000 tỷ đồng đến khi Hùng Vương đã thoái vốn, không còn hợp nhất kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng, cắt giảm mảng kinh doanh bán nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (bã nành, bắp, lúa mì).
Bên cạnh đó, việc bị Bộ Thương Mại Mỹ áp thuế chống bán phá giá kỳ POR14 khiến khiến sản lượng xuất khẩu của công ty bị giảm sút. Ngoài ra, giá cá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh từ mức 34.000 đ/kg hồi tháng 2 xuống còn 19.000 đ/kg vào tháng 9 làm giá xuất khẩu cũng sụt giảm.
Với giá vốn hàng bán lên tới 724 tỷ đồng, Hùng Vương ghi nhận lỗ gộp 36 tỷ đồng trong quý vừa qua.
Doanh thu tài chính trong kỳ kế toán vừa qua của Hùng Vương cũng giảm mạnh từ 229 tỷ xuống cùng kỳ năm trước xuống còn 800 triệu đồng khi doanh nghiệp không phát sinh thu nhập bất thường từ thanh lý khoản đầu tư vào các công ty con.
Sau khi hạch toán các khoản mục chi phí và khoản lỗ 10 tỷ đồng trong các công ty liên kết, liên doanh, "Vua cá" Hùng Vương lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 236 tỷ đồng. Trừ đi phần lợi nhuận khác và thuế thu nhập doanh nghiệp, Hùng Vương báo lỗ ròng 240 tỷ đồng.
Xuyên suốt niên độ tài chính 2018-2019 (1/10/2018 - 30/9/2019), Công ty Hùng Vương đạt doanh thu thuần 3.952 tỷ đồng, chỉ bằng 49% so với mức doanh thu 8.105 tỷ đồng của năm tài chính trước đó.
Dù công ty vẫn có lợi nhuận gộp 263 tỷ sau cả năm nhưng do không còn phát sinh doanh thu tài chính bất thường từ hoạt động thanh lý đầu tư, Hùng Vương lỗ sau thuế 496 tỷ đồng sau khi trừ đi các loại chi phí. Năm 2018, Hùng Vương lãi sau thuế 16 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9, Hùng Vương đã lỗ lũy kế 892 tỷ đồng. Tổng tài sản của Hùng Vương kết thúc tháng 9 là 8.777 tỷ đồng, nợ phải trả là 7.214 tỷ. Tiền và các khoản tương đương tiền còn 105 tỷ đồng so với con số 407 tỷ đồng đầu kỳ.
Công ty Hùng Vương thành lập năm 2003 với vốn điều lệ ban đầu 32 tỷ đồng. Năm 2009, Hùng Vương tăng vốn điều lệ lên 600 tỷ và bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM với giá niêm yết 50.000 đồng/cổ phiếu.
Kết quả kinh doanh của Hùng Vương bắt đầu gặp khó khăn từ năm 2015, sau khoảng thời gian công ty thực hiện nhiều vụ thâu tóm nhưng không đem lại hiệu quả tốt.
Năm 2015, từ thời điểm áp dụng niên độ tài chính kết thúc vào ngày 30/9, lợi nhuận sau thuế của Hùng Vương giảm còn 142 tỷ, bằng 1/3 so với năm trước. Năm 2016, công ty chỉ báo lãi ròng 10 tỷ đồng và bước sang năm 2017, Hùng Vương lỗ sau thuế tới 705 tỷ đồng.
"Vua cá" Hùng Vương gắn liền với tên tuổi đại gia Dương Ngọc Minh khi ông vừa là chủ tịch HĐQT vừa là tổng giám đốc công ty. Ông Minh cũng là cổ đông lớn nhất của công ty với 39% cổ phần.
Theo News.zing.vn
Xi măng Hà Tiên 1 (HT1): 9 tháng lãi sau thuế 529 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ Trong đó LNST quý 3/2019 đạt 215 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ. CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (mã chứng khoán HT1) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể, tính riêng quý 3 doanh thu thuần đạt 2.187 tỷ đồng, tăng 8,5%...