Thép ngoại tăng đột biến: DN nội yêu cầu biện pháp tự vệ
Trước tình trạng phôi thép và thép dài nhập ngoại tăng đột biến về số lượng trong năm 2015, 4 doanh nghiệp thép trong nước vừa nộp hồ sơ lên Bộ Công thương yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ với thuế suất 45% với phôi thép và 33% với sản phẩm thép dài nhập khẩu.
Bộ Công thương đang tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với phôi thép và thép dài được nhập khẩu vào Việt Nam. Động thái này được tiến hành sau khi Bộ này nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của 4 công ty: Công ty cổ phần thép Hòa Phát, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên và Công ty CP Thép Việt Ý.
Sản xuất thép tại Công ty Cổ phần thép Việt – Đức tại Khu Công nghiệp Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). Ảnh: Trần Việt
Video đang HOT
Cụ thể, các công ty này yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ tương đương với thuế suất 45% với phôi thép và 33% với sản phẩm thép sản xuất từ phôi thép nhập khẩu.
Theo các doanh nghiệp này, có sự gia tăng đột biến và bất thường về nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra trong thời gian gần đây. Cụ thể, lượng phôi thép nhập khẩu từ gần 600.000 tấn (2014) tăng lên 1,5 triệu tấn (2015); thép dài nhập khẩu từ gần 830.000 tấn (2014) cũng tăng lên hơn 1,2 triệu tấn (2015). Việc này đã gây thiệt hại nghiêm trọng: giảm công suất, thị phần, lợi nhuận và lao động…
Được biết, với sản phẩm phôi thép, các công ty này chiếm gần 40% tổng sản lượng sản xuất trong nước. Đối với sản phẩm thép dài, các công ty này chiếm tới hơn 34% tổng sản lượng sản xuất.
Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Biện pháp này được sử dụng để đối phó với hành vi thương mại hoàn toàn bình thường (không có hành vi vi phạm pháp luật hay cạnh tranh không lành mạnh) tuy về hình thức là đi ngược lại chính sách tự do hoá thương mại nhưng lại được hợp pháp hoá trong khuôn khổ WTO với các điều kiện chặt chẽ trước khi áp dụng.
Theo Danviet
Pháp coi hành động ném bom IS ở Syria là tự vệ
Pháp có thể tiến hành không kích chống lại các phần tử Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria như một biện pháp tự vệ. Vào tuần trước, các máy bay Pháp đã thực hiện những nhiệm vụ trinh sát tại Syria nhằm thu thập thông tin cho các máy bay tấn công.
Sau khi Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết, quân đội nước này có thể mở rộng phạm vi tấn công IS ra cả Syria, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius vừa khẳng định lại ý định này: "Chúng tôi nhận thấy nhiều thông tin tình báo rằng, những cuộc tấn công khủng bố ở Pháp và châu Âu đã được tổ chức bởi IS. Do những mối đe doạ này, chúng tôi đã thực hiện các chuyến bay trinh sát ở Syria để quyết định liệu có nên tấn công IS tại đây hay không. Đây là việc làm cần thiết và là tự vệ".
Pháp cân nhắc ném bom IS ở Syria
Paris đã từng tuyên bố sự sẵn sàng tấn công các mục tiêu ở Syria vào năm 2013 khi Mỹ đe doạ can thiệp quân sự chống lại Tổng thống Syria Bashar Assad.
Trên thực tế, Damacus chưa từng cho phép liên quân của Mỹ hoạt động trong không phận của mình, do đó, việc chống lại IS ở lãnh thổ là hoàn toàn trái theo luật pháp quốc tế.
Hiện Mỹ và Anh có chung quan điểm rằng, Tổng thống Assad không thể nằm trong tương lai của Syria và vấn đề thương lượng chỉ là khi nào sẽ bị lật đổ, trong khi Pháp lại có thái độ nhẹ nhàng hơn và khẳng định rằng, ông Assad từ chức không cần là điều kiện tiên quyết.
Mỹ đang phải đối mặt thêm với một vấn đề mới xuất hiện là sự hiện diện ngày càng tăng của Nga tại Syria. Nhiều thiết bị hạng nặng, bao gồm cả xe tăng, trực thăng và lực lượng lính thuỷ đánh bộ, đều đã được triển khai đến đây, do đó, Mỹ lo ngại rằng, Moscow đang chuẩn bị cho các sứ mệnh quân sự mới tại Syria nhằm hỗ trợ cho ông Assad.
Theo_An ninh thủ đô