Theo xu hướng của thế giới, chứng khoán trong nước chìm trong sắc đỏ
Giới đầu tư trên thế giới còn nhiều lo ngại về làn sóng lây nhiễm đại dịch COVID-19 lần thứ hai khiến các thị trường chứng khoán lớn tại châu Á giảm điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đi xuống trong phiên sáng 15/6.
Giao dịch chứng khoán tại Sàn Maybank KimEng (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN
Cuối phiên sáng, VN – Index giảm 4,99 điểm (0,58%) xuống 858,53 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 250,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 3.496,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 151 mã tăng giá, 201 mã giảm giá và 56 mã đứng giá.
HNX – Index giảm 0,45 điểm (0,38%) xuống 116,46 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 42,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 383 tỷ đồng. Toàn sàn có 56 mã tăng giá, 71 mã giảm giá và 48 mã đứng giá.
Trong rổ cổ phiếu VN30 có tới 20 mã giảm giá, chỉ có 9 mã tăng giá và 1 mã đứng giá. Các mã giảm giá mạnh là MSN giảm 2,2%, VJC giảm 1,7%, SSI giảm 1,6%, HPG giảm 1,5%…
Ở chiều tăng giá, đáng chú ý, VRE tăng 1,5%. Các mã cổ phiếu ngân hàng trong nhóm VN30 cũng có mức tăng khá mạnh như STB và HDB đều tăng tới 3%. Mã cổ phiếu ngành dầu khí là POW tăng 2,4% đã tạo lực đỡ cho thị trường.
Video đang HOT
Dù vậy, xét về tổng thể thì sự tiêu cực chiếm ưu thế trong sáng nay. Hàng loạt mã ngân hàng ở chiều giảm giá như: ACB giảm 1,2%. VCB giảm 1,8%, TPB và BID giảm 1,9%, VPB giảm 1,5%…
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng diễn biến tiêu cực với PVD giảm 2,8%, PVC và PVS đều giảm 1,6%, PVB giảm 1,3%, GAS giảm 1,7%, PLX giảm 0,4%…
Trong phiên giao dịch sáng ngày 15/6, các lớn thị trường chứng khoán ở châu Á đều đi xuống, giữa lúc các nhà đầu tư lo ngại về làn sóng lây nhiễm đại dịch COVID-19 lần thứ hai.
Mở cửa phiên này, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,25%. Còn tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 cũng giảm 36,30 điểm (0,62%), xuống 5.811,50 điểm.
Tại thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) trong phiên sáng nay, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,68% (152,26 điểm) xuống 22.153,22 điểm. Theo tổ chức Okasan Online Securities, các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai sau khi có thêm nhiều ca lây nhiễm mới tại Mỹ và Trung Quốc, cũng như số ca COVID-19 tăng cao tại Tokyo.
Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) giảm 1,28% (310 điểm) xuống 23.991,38 điểm còn chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) giảm 0,39% (11,46 điểm) xuống 2.908,28 điểm. Hòa chung xu thế đi xuống này, chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul ( Hàn Quốc) giảm 0,64% (13,74 điểm) xuống 2.118,56 điểm sau 15 phút mở cửa thị trường.
Thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm sau khi tăng mạnh kể từ tháng Ba, bởi chính phủ và ngân hàng trung ương nhiều quốc gia đưa ra những gói biện pháp kích thích kinh tế và nới lỏng các lệnh phong tỏa vốn để hạn chế sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng đang theo dõi chặt chẽ số liệu sản xuất công nghiệp và bán lẻ của Trung Quốc, dự kiến công bố trong ngày hôm nay, để tìm kiếm những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Phiên 25/5: VFMVN30 ETF phát hành mới 9,3 triệu chứng chỉ quỹ, lớn nhất trong gần 1 năm
Tính riêng phiên giao dịch 25/5, 3 quỹ VFMVN30 ETF, VFMVN Diamond ETF và SSIAM VNFin Lead ETF đã hút ròng lượng vốn lên tới 173 tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch 25/5, VFMVN30 ETF (Mã E1VFVN30) do VFM quản lý đã phát hành mới 9,3 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 125 tỷ đồng. Đây là phiên phát hành chứng chỉ quỹ lớn nhất của VFMVN30 ETF trong gần 1 năm qua, kể từ ngày 10/6/2019 khi quỹ phát hành 9,8 triệu chứng chỉ quỹ.
Sau giai đoạn bị rút vốn khá mạnh trong tháng 3 và tháng 4, VFMVN30 ETF đã hút ròng vốn trở lại từ đầu tháng 5 tới nay. Tính riêng trong tháng 5, quỹ đã phát hành ròng 12,8 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 173 tỷ đồng.
Quy mô VFMVN30 ETF hiện lên tới 6.113 tỷ đồng, vượt qua VNM ETF trở thành quỹ ETF có quy mô đầu tư lớn nhất vào cổ phiếu Việt Nam.
Phiên 25/5, VFMVN30 ETF phát hành lượng chứng chỉ quỹ lớn nhất trong vòng 1 năm
Cũng trong phiên 25/5, một quỹ ETF khác do VFM quản lý là VFMVN Diamond ETF (Mã FUEVFNVD) đã phát hành mới 1 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 12,1 tỷ đồng. Quy mô VFMVN Diamond ETF hiện lên tới 676 tỷ đồng, gấp 6 lần thời điểm mới lên sàn chứng khoán cách đây gần 2 tuần.
Chung xu thế hút vốn, quỹ SSIAM VNFin Lead ETF (Mã FUESSVFL) đã phát hành 390 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 36,2 tỷ đồng trong phiên 25/5. Kể từ ngày 11/5 tới nay, SSIAM VNFin Lead ETF đã hút ròng 138 tỷ đồng.
Như vậy, tính riêng phiên giao dịch 25/5, 3 quỹ VFMVN30 ETF, VFMVN Diamond ETF và SSIAM VNFin Lead ETF đã hút ròng lượng vốn lên tới 173 tỷ đồng. Việc các quỹ ETF nội liên tục hút vốn thời gian gần đây đang góp phần hỗ trợ đà hồi phục của thị trường.
Trong thời gian tới, thị trường sẽ tiếp tục đón nhận thêm một quỹ ETF nội nữa ra đời là SSIAM VN30 ETF do SSIAM quản lý, dựa trên bộ chỉ số cổ phiếu VN30 của Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE). Dự kiến thời gian IPO của SSIAM VN30 ETF sẽ bắt đầu trong khoảng ngày 26/5 đến ngày 29/6/2020. Quy mô ban đầu của SSIAM VN30 ETF dự kiến tối thiểu 50 tỷ đồng.
Thống kê cho thấy biến động thị trường thường khá đồng pha với xu hướng dòng vốn ETF. Do vậy, nếu xu hướng hút vốn của các quỹ ETF nội tiếp tục được duy trì trong những tuần tới, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng về kịch bản tích cực hơn của thị trường.
ETF SSIAM VN30 sẽ IPO cuối tháng 5 Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM) đã được UBCKNN cấp giấy phép chào bán ra công chúng quỹ ETF SSIAM VN30, dựa trên bộ chỉ số cổ phiếu VN30 của Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE). Dự kiến thời gian IPO bắt đầu trong khoảng ngày 26/5 đến ngày 29/6/2020. Quy mô ban đầu của Quỹ dự...