Theo đuổi Youtube vì đam mê, chàng trai thất nghiệp thu về chục tỷ đồng mỗi năm
Seth Fowler có 1,1 triệu người đăng ký theo dõi các bài đánh giá giày thể thao của anh ấy trên YouTube.
Nhờ tài trợ và doanh thu quảng cáo, Fowler đã thu về 485.000 USD vào năm ngoái từ YouTube.
Sau khi học thiết kế ở trường đại học, vào năm 2016, Seth Fowler đã đưa kiến thức chuyên môn của mình lên YouTube bằng các bài đánh giá về giày sneaker. Anh ấy nói trong các video của mình về chất lượng của một đôi giày, chất liệu, sự thoải mái, mức giá, kích cỡ,…
Vào năm 2018, sau khi bị sa thải và thất nghiệp, Seth Fowler tập trung toàn bộ thời gian vào đam mê của bản thân. Thời điểm đó, kênh của anh có khoảng 150.000 người đăng ký và đến tháng 11 năm ngoái, con số trên đã tăng lên 1 triệu.
Kênh YouTube hiện có 1,1 triệu người đăng ký, mang về tổng doanh thu khoảng 485.000 USD từ các hợp đồng quảng cáo và tài trợ vào năm ngoái. Nhưng Fowler không chỉ gắn bó với YouTube – đế chế kinh doanh mới chớm nở của anh còn bao gồm doanh số bán hàng trên nền tảng mua sắm trực tiếp Whatnot và công ty may mặc của riêng anh.
Fowler đồng sáng lập Athcry vào năm 2020 với mong muốn “tạo ra những đôi tất tốt nhất từ trước đến nay”. Trong năm 2022, hãng đạt khoảng 900.000 USD doanh thu. Nền tảng Whatnot, SneakerCon và Takout NY cũng giúp Fowler kiếm thêm hơn 100.000 USD. Năm nay, anh sẽ tái đầu tư số tiền đó vào công ty thay vì nhận tiền lương. Người trong cuộc xác nhận rằng Athcry vào năm 2023 có doanh thu gần 800.000 USD cho đến nay.
Kiếm tiền từ tình yêu dành cho giày thể thao
Anh ấy đã từng tính phí quảng cáo rất rẻ, chỉ 200 USD cho mỗi quảng cáo dù anh ấy nhận được khoảng 30.000 lượt xem mỗi video. Các YouTuber về giày thể thao khác đã nói với anh ấy rằng mức giá có thể tăng lên vài nghìn USD. Giờ đây, với lượng khán giả lớn hơn, anh thường kiếm được từ 5.000 đến 10.000 USD cho một lần quảng cáo.
Phần lớn doanh thu YouTube của Fowler đến từ quảng cáo – ước tính trong năm 2022 mang lại khoảng 292.500 USD. Tính đến đầu năm nay, anh chàng đã kiếm được khoảng 178.500 USD từ quảng cáo trên YouTube.
Giáng sinh luôn là khoảng thời gian quan trọng – thời điểm người tiêu dùng mạnh tay chi lớn cho quần áo và đồ dùng. Chỉ riêng tháng 9 năm 2022, Seth Fowler đã kiếm được 38.000 USD.
Video đang HOT
Marketing
Athcry tập trung thực hiện chiến dịch marketing thông qua quảng cáo trên Facebook và Google. Hãng cũng cố gắng tiếp cận các nhà bán lẻ và hợp tác với nhiều KOLs hơn. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí, nhất là đối với một doanh nghiệp nhỏ lẻ như của Fowler. Dẫu vậy, việc tiếp thị thông qua những người sáng tạo nội dung mới có thể giúp thương hiệu tiếp cận đúng những tệp khách hàng thực sự yêu thích giày thể thao.
Được biết, Seth Fowler có mối quan hệ thân thiết với rất nhiều thương hiệu lớn, trong đó có Jordan. Những đôi giày của các hãng nổi tiếng như Vans, Puma, Converse, Nike,… cũng được anh review tỉ mỉ và rất chân thực.
Nghịch lý "nghỉ việc" kỳ lạ của người trẻ Trung Quốc, tổ chức cả tiệc để ăn mừng
Người trẻ Trung Quốc coi chuyện nghỉ việc như một "thành tích" cần đạt được để thoát khỏi những đau khổ và bất công trong công việc.
Thậm chí, họ còn tổ chức tiệc tùng cùng bạn bè ăn mừng.
Cạnh tranh khốc liệt về học tập và thăng tiến, làm việc quá sức chỉ nhận về mức lương không xứng đáng, nhiều người trẻ Trung Quốc bắt đầu vỡ mộng và bỏ việc.
Những tấm "banner" chúc mừng "bạn đã thoát khỏi đắng cay" sau khi nghỉ việc
Theo CNN, chàng trai tên Liang đã từ bỏ công việc nhân viên ngân hàng tại tỉnh Chiết Giang, sau đó anh cùng những người bạn của mình tổ chức một bữa tiệc tưng bừng, gõ chiêng trống chúc mừng chẳng khác gì tiệc cưới.
Việc ăn mừng khi từ bỏ một công việc ổn định với mức lương đáng ghen tỵ dường như lạ lùng, đặc biệt là giữa bối cảnh triển vọng kinh tế ảm đạm ở Trung Quốc và tỷ lệ người trẻ thất nghiệp cao kỷ lục. Đây là giai đoạn mà những vị trí Liang vừa từ bỏ dường như không có nhiều.
Liang (giữa) và những người bạn của mình trong bữa tiệc nghỉ việc. Ảnh: Liang
Bánh ngọt trong bữa tiệc mừng bỏ việc của Liang và tấm biển ghi: "Tôi bỏ cuộc!". Ảnh sưu tầm
Tuy nhiên, Liang, 27 tuổi, vừa là một người sáng tạo nội dung vừa quản lý một quán cà phê cho biết anh cảm thấy hạnh phúc hơn sau khi nghỉ việc - điều mà nhiều người cùng cảnh ngộ như anh có chung cảm nhận.
"Tôi bị cuốn vào một công việc máy móc và lặp đi lặp lại. Nó đã tiêu tốn quá nhiều năng lượng của tôi. Những ý tưởng sáng tạo của bạn bị gạt bỏ và cuối cùng biến mất", Liang chia sẻ.
Đồng thời, anh cũng nói rằng anh cảm thất ngột ngạt khi làm việc tại phòng quan hệ công chúng của ngân hàng.
Trên mạng xã hội Trung Quốc, hàng trăm bài viết về những bữa tiệc nghỉ việc được chia sẻ rộng rãi trong năm nay sau khi nước này chấm dứt chính sách phong tỏa do Covid-19.
Có vẻ, dịch bệnh khiến đất nước tỷ dân đối mặt với những tác động tiêu cực về kinh tế và xã hội. Hầu hết những người tham gia vào xu hướng này đều trong độ tuổi 20 với nhiều lý do nghỉ việc khác nhau từ lương thấp đến tình trạng cạn kiệt năng lượng.
Phong trào nghỉ việc nở rộ sau "vỡ mộng" công việc
Thị trường lao động của Trung Quốc đang đứng trước nhiều thách thức. Ảnh: China Daily
Theo Maimai - một nền tảng tìm việc ở Trung Quốc, trong số 1.554 người lao động ở các ngành nghề khác nhau tham gia khảo sát từ tháng 1 - 10/2022, 28% trong số đó đã nghỉ việc. Con số này cao gấp đôi so với những người có ý định nhưng chưa nghỉ việc.
Một phong trào tương tự - được gọi là cuộc Đại Nghỉ việc đã diễn ra ở Mỹ với gần 50 triệu người nghỉ việc trong 2 năm. Trong khi hiện tượng này đang giảm dần ở phương Tây thì dường như nó đang bắt đầu ở Trung Quốc.
Người trẻ Trung Quốc cảm thấy vỡ mộng khi họ dành cuộc đời mình để cạnh tranh với nhau về điểm số và thang bậc nghề nghiệp song chỉ để nhận được rất ít sự hài lòng.
Các chuyên gia đánh giá, xu hướng này sẽ làm tồi tệ hơn cơn đau đầu kinh tế ngày càng gia tăng ở Trung Quốc, khi mà tỷ lệ sinh giảm và lực lượng lao động thu hẹp có thể gây ra những khó khăn cho sự tăng trưởng tương lai.
Cuộc đua khốc liệt từ "trường học" đến "trường đời"
Người trẻ tham dự hội chợ việc làm ở Bắc Kinh vào tháng 8/2022. Ảnh: AFP
Trẻ em Trung Quốc phải cạnh tranh từ khi còn nhỏ trong cuộc đua giáo dục không điểm dừng và đối mặt với kỳ thi cao khảo khốc liệt nhất thế giới mà hầu hết học sinh cho rằng chỉ có một lần trong đời.
"Người trẻ Trung Quốc phải đối mặt với nhiều nỗi thất vọng, tình trạng kiệt sức và bất mãn vì phải làm việc quá nhiều", Nancy Qian, Giáo sư về Kinh tế tại Trường Quản lý Kellogg thuộc Đại học Northwestern cho hay.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, nước này đã xây dựng hệ thống giáo dục lớn nhất thế giới, với tỷ lệ tuyển sinh đại học tăng gần gấp đôi chỉ sau 10 năm lên 57,8% vào năm 2021.
Nhiều người trưởng thành trong thời điểm kinh tế tăng tốc tối đa và tương lai dường như rất hứa hẹn. Tuy nhiên, là kết quả của chính sách một con, trên thực tế đã được nới lỏng những năm gần đây để đảo ngược tỷ lệ sinh giảm, họ phải đối mặt với những kỳ vọng cao của cha mẹ và sự cạnh trạnh khốc liệt.
Họ được dạy rằng tất cả nỗ lực sẽ được đền đáp khi thành công về mặt tài chính. Nhưng thay vào đó, họ lại phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao chưa từng có và mức lương ì ạch do kinh tế chậm tăng trưởng và văn hóa làm việc cường độ cao.
"Điều đó đi ngược với những gì họ được dạy trong suốt cuộc đời mình. Họ hoàn toàn cạn kiệt năng lượng".
Trong khi thế hệ trước tập trung vào việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản thì người trẻ ngày nay lớn lên trong một xã hội đầy đủ lại tìm kiếm ý nghĩa và mục đích sống, điều mà công việc không mang lại cho họ.
1/3 sinh viên mới tốt nghiệp ở Thượng Hải không có việc làm, tỷ lệ người trẻ Trung Quốc thất nghiệp vẫn chưa thể 'hạ nhiệt' Tình trạng thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên đang ngày càng trầm trọng tại Trung Quốc, bắt nguồn từ sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế, khi đơn hàng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài ngày càng giảm; nhu cầu tiêu dùng suy yếu... Thanh niên Trung Quốc tham gia một hội chợ việc làm dành cho sinh viên...