Theo dõi sát thị trường tài chính, tiền tệ thế giới
Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 5 vừa được ban hành, Chính phủ yêu cầu đã Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục theo dõi, đánh giá, dự báo tác động của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới, điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ tạo nền tảng vững chắc chống chọi với cú sốc từ bên ngoài.
Ảnh minh họa
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian qua, về cơ bản Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao và đạt được mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra. Chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, góp phần quan trọng vào việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Năm 2018 và những tháng đầu năm 2019), cơ quan này đã điều hành đồng bộ và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo thanh khoản cho hệ thống tổ chức tín dụng và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình hình thế giới thời gian qua có rất nhiều biến động lớn, nhanh, phức tạp và rất khó lường, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung gay gắt hơn, từ nay đến cuối năm sẽ ảnh hưởng nhiều mặt đến kinh tế – xã hội nước ta – nền kinh tế quy mô nhỏ và có độ mở cao. Tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục được dự báo suy giảm, trong khi rủi ro bất trắc tăng lên.
Trên thực tế, thời gian qua, một trong những vấn đề rất được quan tâm liên quan tới thị trường tài chính, tiền tệ là việc Việt Nam vào danh sách giám sát Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, theo quy định phía Hoa Kỳ, có 3 tiêu chí để đánh giá các quốc gia có quan hệ thương mại lớn với Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Thứ nhất, có thặng dự thương mại với phía Hoa Kỳ trên 20 tỷ USD. Thứ hai, có thặng dư cán cân vãng lai trên 2% GDP. Thứ ba, có can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Việt Nam thỏa mãn 2 tiêu chí của Hoa Kỳ, tức là có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ lớn hơn 20 tỷ USD và có thặng dư cán cân vãng lai trên 2% GDP. Còn về can thiệp ngoại hối một chiều chúng ta thấp hơn ngưỡng phía Hoa Kỳ đưa ra. Báo cáo của phía Hoa Kỳ đưa ra cũng có kết luận không có quốc gia nào trong danh sách này thực hiện việc thao túng tiền tệ.
“Chúng ta cũng khẳng định với phía các đối tác Hoa Kỳ là chúng ta điều hành chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, chúng ta không dùng chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có chính sách tiền tệ, tỷ giá để tạo cạnh tranh, tạo lợi thế thương mại một cách không công bằng. Báo cáo này chỉ đưa ra một số các khuyến nghị chính sách cho Chính phủ và cho các bộ, ngành, trong đó có Ngân hàng Nhà nước”, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết.
Theo Thống đốc, những khuyến nghị chính sách phía Hoa Kỳ đưa ra, cũng tương tự và cũng khá tương đồng với khuyến nghị của quỹ tiền tệ quốc tế khi hàng năm và đánh giá chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Những khuyến nghị chính sách của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng nằm trong lộ trình mà Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành, trong đó có Ngân hàng Nhà nước triển khai và hoàn thiện các chính sách và các cơ chế điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.
“Chúng tôi trong thời gian tới, theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng sẽ tiếp tục cùng với các bộ, ngành để trao đổi và cung cấp thông tin cần thiết cho phía Hoa Kỳ, làm rõ trong định hướng điều hành của chúng ta cũng như diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình diễn biến cán cân vãng lai, cũng như thương mại và đầu tư của chúng ta với phía Hoa Kỳ”, Thống đốc khẳng định.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao mới đây, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cũng khẳng định Việt Nam không thực hiện và không có ý định thao túng tiền tệ nhằm giành lợi thế thương mại.
Chính phủ Việt Nam luôn kiên trì đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, minh bạch, thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các chính sách kinh tế vĩ mô, tài chính, tiền tệ được quản lý điều hành đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam nhằm ổn định các cân đối vĩ mô, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Người phát ngôn cũng cho biết, thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan đã phối hợp, trao đổi với Bộ Tài chính Hoa Kỳ về các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối.
Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trong thời gian qua, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, thương mại đã có những bước tiến triển rất tích cực. Hợp tác kinh tế, thương mại vừa là trọng tâm vừa là động lực trong quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.
“Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ về những vấn đề có thể phát sinh trong quan hệ hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, tài chính”, Người phát ngôn nhấn mạnh.
Thành Đạt
Theo baochinhphu.vn
Điều hành tỷ giá linh hoạt, lạm phát được kiểm soát
Theo NHNN, thị trường tương đối ổn định, tỷ giá diễn biến bám sát điều kiện thị trường; thanh khoản đảm bảo, giao dịch ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Lạm phát được kiểm soát, bình quân 5 tháng ở mức 2,74%, thấp nhất cùng kỳ 3 năm gần đây.
Theo NHNN, thị trường tương đối ổn định, tỷ giá diễn biến bám sát điều kiện thị trường; thanh khoản đảm bảo, giao dịch ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. (Ảnh minh họa)
Lãnh đạo NHNN cho hay, trong những tháng đầu năm 2019, thị trường trong nước và quốc tế đan xen những thuận lợi, khó khăn. Trong bối cảnh đó, NHNN đã chủ động điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm, phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT; phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT, tận dụng điều kiện thị trường thuận lợi để mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối nhà nước.
Ông Phạm Thanh Hà - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và mục tiêu CSTT 6 tháng đầu năm 2019 - kinh tế thế giới giảm tốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng và tiến trình Brexit bế tắc, giá dầu thô biến động mạnh, thị trường tài chính toàn cầu diễn biến phức tạp, sư đao chiêu chinh sach kinh tế vĩ mô, tiên tê cua cac quôc gia... đã tạo ra những khó khăn, thách thức trong điều hành vĩ mô.
Tuy nhiên, với các giải pháp đồng bộ của Chính phủ, kinh tế trong nước tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát, bình quân 5 tháng ở mức 2,74%, thấp nhất cùng kỳ 3 năm gần đây. Lạm phát cơ bản tăng 1,9% so cùng kỳ 2018, bình quân 5 tháng là 1,85%.
Trên cơ sở định hướng nêu trên, 6 tháng đầu năm 2019, NHNN và hệ thống TCTD đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đạt được các kết quả chủ yếu như, điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.
NHNN mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước và điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở để trung hòa lượng tiền đưa ra từ việc mua ngoại tệ, từ đó ổn định thị trường tiền tệ.
Điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm, phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT; phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT, tận dụng điều kiện thị trường thuận lợi để mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối nhà nước.
Thị trường tương đối ổn định, tỷ giá diễn biến bám sát điều kiện thị trường; thanh khoản đảm bảo, giao dịch ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Nhật Phương
Theo congluan.vn
Bao giờ chứng khoán Việt Nam mới có thể vào danh sách theo dõi nâng hạng? Ngày 6/6, MSCI đã công bố Báo cáo đánh giá khả năng tiếp cận thị trường - MSCI Global Market Accessibility Review - kỳ tháng 6/2019. Mặc dù các điểm đánh giá về Việt Nam vẫn giữ nguyên như đánh giá như kỳ trước (tháng 6/2018), giới phân tích vẫn nhìn thấy một số tín hiệu tích cực với thị trường Việt Nam....