Theo dõi sát bệnh nhân men gan cao, tăng huyết áp
Một bệnh nhân ở Quảng Ninh đang có tình trạng men gan cao, một bệnh nhân ở Hải Dương tăng huyết áp. Đặc biệt, một ca bệnh tại Đà Nẵng có tình trạng mức lọc thận cầu cao.
Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân tại Quảng Ninh.
Sáng ngày 31-1, tại Trung tâm quản lý và Điều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị Covid-19, PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Trung tâm, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị cùng hội đồng Chuyên môn đã hội chẩn các ca bệnh Covid-19 nặng và chỉ đạo công tác khám, chữa bệnh tại các bệnh viện dã chiến tại Quảng Ninh và Hải Dương.
Tham dự buổi hội chẩn tại Trung tâm còn có GS, TS Nguyễn Gia Bình – Tổ trưởng Tổ hội chẩn bệnh nhân Covid-19 nặng; GS, TS Ngô Quý Châu – Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam; Tại TTYT Chí Linh có TS, BS Nguyễn Trung Cấp; BV ĐH Kỹ thuật y tế Hải Dương có GS, TS Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc BV Bạch Mai…
Tại buổi Hội chẩn, BV số 2 Quảng Ninh đã báo cáo và xin ý kiến chuyên môn về một ca bệnh 1658. Ngày 24-1, bệnh nhân ăn cưới tại Long Xuyên, Kinh Môn, Hải Dương. Trong đám cưới có bệnh nhân F0.
Ngày 24 đến 29-1, bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Ngày 29-1, bệnh nhân xuất hiện sốt nhẹ. Ngày 30-1, bệnh nhân còn đau mỏi người, không tức ngực, không khó thở.
Các chuyên gia đề nghị triển khai đánh giá tình trạng của người bệnh; theo dõi sát bệnh nhân vì men gan tăng.
BS Lê Thành Phúc, Giám đốc BV Phổi Đà Nẵng báo cáo tình hình sức khỏe BN 1536. Đây là BN lớn tuổi nhất 79 tuổi và nặng nhất trong giai đoạn này. Bệnh nhân bị tăng huyết áp, đái tháo đường, đã sử dụng nhiều thuốc. Bệnh nhân có tình trạng mức lọc thận cầu cao.
Video đang HOT
Ngày 31-1, bệnh nhân vẫn tiếp tục thở máy, nằm yên dưới an thần giãn cơ, phù hai mu bàn tay, bàn chân, mạn sườn hai bên. Bệnh viện đã liên hệ làm các xét nghiệm chuyên sâu, xem xét tình trạng nhiễm trùng bệnh viện. Các thành viên hội đồng chuyên môn đề nghị bệnh viện tính lại liều thuốc cho bệnh nhân; xem xét tình trạng lọc thận, lượng nước tiểu thải ra; tăng cường dinh dưỡng người bệnh.
Tại TTYT Chí Linh, Hải Dương, TS, BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, báo cáo tình hình điều trị tại Trung tâm. Hiện sức khỏe bệnh nhân ở đây ổn định.
Tại BV Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, GS, TS Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, hiện có 34 bệnh nhân. Bệnh viện đã lắp đặt 10 giường cấp cứu, 26 giường hồi sức, được trang bị hiện đại như máy thở, ECMO… Hiện có một bệnh nhân tăng huyết áp cần theo dõi, còn lại đa số bệnh nhân có sức khỏe ổn định. Bệnh viện có thể đảm nhận tiếp quản 600 bệnh nhân.
Tại buổi hội chẩn, PGS, TS Lương Ngọc Khuê yêu cầu phải bảo đảm các máy móc thiết yếu theo mức độ điều trị người bệnh cho Bệnh viện số 2 Quảng Ninh để kịp thời điều trị người bệnh.
Đồng thời, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố có bệnh nhân Covid-19 tham dự các cuộc họp hội chẩn trực tuyến với các bệnh viện để kịp thời giải quyết những khó khăn theo tinh thần bốn tại chỗ. Việc chuyển bệnh nhân phải bảo đảm an toàn bệnh nhân, an toàn chống dịch và bảo đảm sự liên lạc, chuẩn bị.
Bên cạnh đó PGS, TS Lương Ngọc Khuê đề nghị các bệnh viện thực hiện trực Teleheath Khám chữa bệnh từ xa 24/24, thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế về các hoạt động khám, chữa bệnh từ xa, bảo đảm trực công nghệ thông tin, đường truyền ổn định.
PGS, TS Lương Ngọc Khuê đề nghị các cán bộ y tế, các bệnh viện phát huy tinh thần chống dịch trong giai đoạn trước, vượt qua những khó khăn vất vả (trong thời chiến) để thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Tập thể dục ngoài trời rét căm căm, thói quen nguy hiểm cần bỏ ngay
Rét đậm rét hại với nền nhiệt rất thấp nhưng nhiều người vẫn giữ thói quen tập thể dục ngoài trời từ sáng sớm. Các bác sĩ cảnh báo đây là hành động cần thay đổi để tránh xảy ra biến cố nguy hiểm về sức khỏe, trong đó có đột quỵ.
Liên tục từ đầu mùa rét đến nay, tại các bệnh viện và Trung tâm Đột quỵ như BV Bạch Mai, BV Lão khoa Trung ương, BV Trung ương Quân đội 108, BV Hữu Nghị... thường xuyên tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân đột quỵ ở đủ mọi lứa tuổi.
Các bác sĩ cảnh báo, đột quỵ hiện đang là một trong những mối e ngại tới sức khỏe cộng đồng. Trước đây, bệnh thường gặp ở nam trên 55, nữ trên 50 tuổi, hiện nay bệnh nhân ngày càng trẻ hơn, nhiều thanh niên trẻ tuổi cũng rơi vào tình trạng này.
Trong thời tiết rét đậm như hiện nay, BS. Trần Quang Thắng - Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, thời tiết lạnh là mối nguy hàng đầu với người cao tuổi có tiền sử tăng huyết áp, nguy cơ dẫn đến tai biến, đột quỵ, tử vong nếu không xử trí kịp thời.
Người cao tuổi trong thời tiết lạnh dễ bị tổn thương mạch não, cơ chế điều hòa tuần hoàn não cũng kém hơn bình thường dẫn đến đột quỵ. Trung bình số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiếm 70-80% tổng số bệnh nhân điều trị trong năm.
Điều trị cho bệnh nhân tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
Còn tại Khoa Tim mạch can thiệp - Ngoại, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, thời điểm này bệnh nhân gia tăng khoảng 30% so với ngày thường. BS. Nguyễn Minh Đức - Phó Trưởng khoa Tim mạch can thiệp - Ngoại cảnh báo, khi thời tiết thay đổi đột ngột, người dân dễ mắc bệnh về đột quỵ não, đột quỵ tim. Do đó việc bảo vệ sức khỏe rất quan trọng bằng cách giữ ấm cơ thể, giữ ấm nhà cửa, không đi tập thể dục quá sớm, ăn uống đủ chất tăng sức đề kháng...
"Chúng tôi khuyến cáo người dân không nên tập thể dục ngoài trời trong thời tiết rét đậm như hiện nay. Vì khi trời lạnh, các mạch máu bị co lại, đẩy huyết áp tăng cao là nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, điển hình là đột quỵ. Người cao tuổi thường dậy sớm thì có thể vận động đi lại trong nhà, quét nhà, pha trà... là những vận động nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi và thời tiết hiện nay " - BS. Đức khuyến cáo.
Theo các bác sĩ, có nhiều yếu tố liên quan đến đột quỵ gồm bệnh tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng... Đây đều là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi.
Riêng bệnh nhân đột quỵ trẻ còn liên quan đến các yếu tố di truyền, có bất thường về mạch máu, hoặc tình trạng đông máu, dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu, hoặc tắc mạch máu gia tăng.
Bác sĩ khuyến cáo, người trung niên và cao tuổi cần giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và mỗi khi ra khỏi phòng, kể cả đi bộ buổi sáng, tránh để cơ thể lạnh đột ngột. Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục, uống nhiều nước vào sáng sớm lúc ngủ dậy, ăn đủ bữa trong ngày, đặc biệt là bữa sáng. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành, nhiều cá, ít thịt. Sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia...
Khi gặp người bị đột quỵ cần sơ cứu người đột quỵ bằng cách đặt nằm cao đầu, nằm nghiêng một bên nếu có nôn, rối loạn ý thức. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống bất cứ loại thuốc gì, kể cả nước lọc và gọi ngay cấp cứu.
Thời gian vàng để bệnh nhân nhồi máu não được tái thông mạch não bằng thuốc là trong vòng 4,5 giờ kể từ khi khởi phát. Bệnh nhân tắc mạch máu lớn có thể can thiệp trong 6 giờ kể từ khởi phát, nếu để muộn hơn thì nguy cơ di chứng nặng.
Theo dự báo, mùa đông năm nay sẽ lạnh kéo dài cho đến Tết âm lịch với khoảng 9 đợt rét đậm. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, người cao tuổi và đặc biệt là người có bệnh nền sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh trong mùa đông cũng như bệnh nặng do COVID-19.
Do đó, lưu ý quan trọng hàng đầu là giữ ấm cho người cao tuổi; tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ nếu đang phải điều trị bệnh mạn tính; và thực hiện các khuyến cáo phòng bệnh của ngành y tế.
Bộ Y tế sẽ thiết lập kênh thông tin chính thống về đột quỵ Mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, trong đó có tới 50% bệnh nhân tử vong. Các ca đột quỵ được chăm sóc điều trị tại Trung tâm Đột quỵ, BV Bạch Mai Mới đây, tại Hà Nội, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã ký kết Biên bản ghi nhớ Chương trình hợp tác về Nâng cao...