Theo dõi điện thoại trái phép sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
Như BBT đã đưa, vừa qua Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông và Công an thành phố Hà Nội phát hiện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Việt Hồng tạo ra và kinh doanh phần mềm Ptracker để truy cập bất hợp pháp vào điện thoại thông minh của người dùng, chiếm quyền điều khiển, lấy cắp thông tin…
Thực tế cho thấy, việc cung cấp phần mềm theo dõi điện thoại không mới mẻ, chỉ cần đánh vài từ khóa tìm kiếm trên mạng Internet sẽ thấy hàng loạt tổ chức, cá nhân rao bán một cách công khai. Vậy, pháp luật quy định xử lý vấn đề này như thế nào?
Ở vụ việc Công ty Việt Hồng, kết luận của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội nêu rõ, việc Công ty Việt Hồng tạo ra, cài đặt và phát tán phần mềm Ptracker để thực hiện thu thập thông tin riêng của người sử dụng điện thoại và lưu giữ tại máy chủ đã vi phạm Khoản 2 Điều 71 Luật Công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, việc ngăn chặn khả năng của người dùng điện thoại xóa bỏ hoặc hạn chế sử dụng Ptracker của Việt Hồng cũng vi phạm Khoản 4 Điều 71, Luật Công nghệ thông tin; hành vi chiếm đoạt quyền điều khiển thiết bị số vi phạm Khoản 5 Điều 71 Luật Công nghệ thông tin; hành vi làm mất an toàn, bí mật thông tin của người sử dụng điện thoại vi phạm Điểm đ, Khoản 2 Điều 72 Luật Công nghệ thông tin.
Theo dõi điện thoại trái phép sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Ảnh minh họa.
Ngoài ra, việc Công ty Việt Hồng quảng cáo trên trang web dịch vụ “theo dõi đối tượng,” là dịch vụ cấm kinh doanh (sử dụng bất hợp pháp thông tin riêng, quy định cấm tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 72/2003/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet trên mạng), vi phạm Khoản 1, Điều 8 Luật Quảng cáo.
Với các hành vi này, Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã kết luận chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an Hà Nội tiếp tục điều tra làm rõ.
Video đang HOT
Luật sư Trương Anh Tú (Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú) thì cho rằng, việc làm trên của doanh nghiệp đã vi phạm hàng loạt quy định của pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh các vi phạm đã nêu trên, ông Tú còn cho hay dưới góc độ dân sự, hành vi của doanh nghiệp đã vi phạm Bộ luật Dân sự. Bộ luật này quy định việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc doanh nghiệp tự ý sử dụng phần mềm theo dõi điện thoại để thống kê, ghi âm cuộc gọi, sao lưu tin nhắn, hình ảnh, video… để theo dõi là xâm phạm trực tiếp đến đời sống riêng tư của người khác, vi phạm nghiêm trọng quyền bí mật đời tư (quyền bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín) của cá nhân được quy định tại Điều 38 Bộ Luật dân sự.
Dưới góc nhìn hình sự, tùy từng mức độ có thể xem xét để xử lý về tội “Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác” quy định tại Điều 125 Bộ luật Hình sự.
Với người đề nghị doanh nghiệp theo dõi “đối tượng,” Luật sư Trương Anh Tú cho rằng hành vi này vi phạm Điều 38 Bộ Luật Dân sự và Điều 125 Bộ luật Hình sự.
Ông Tú cũng nhận định, cho dù luật pháp đã có những quy định về chống phần mềm gây hại, bảo đam an toàn, bí mật thông tin nhưng thực tế thì một số doanh nghiệp vẫn công khai cung cấp phần mềm theo dõi điện thoại vì những quy định trên chưa cụ thể, không có văn bản hướng dẫn chi tiết và quy định cơ chế quản lý giám sát hoạt động này.
Bên cạnh đó, hoạt động công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, tinh vi và phức tạp trong khi các quy định của pháp luật chưa bắt kịp để điều chỉnh thích hợp. Bởi vậy, theo ông Tú, kẽ hở lớn nhất của pháp luật về vấn đề này là cơ chế, quản lý giám sát đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin không được quy định cụ thể. Các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này đang còn hạn chế dẫn đến việc doanh nghiệp lợi dụng để thu lợi bất chính, các chế tài xử lý vi phạm chưa nghiêm khắc và quyết liệt.
Nhiều chuyên gia kỳ vọng, khi Luật An toàn thông tin ra đời sẽ có những biện pháp mạnh mẽ hơn, đủ sức răn đe những doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của luật pháp để thu lợi bất chính./.
Sử dụng phần mềm an ninh để phát hiện phần mềm gián điệp
Trao đổi với phóng viên Vietnam , ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng (Công ty Bkav) khuyến cáo bên cạnh việc cẩn trọng khi sử dụng thiết bị di động (hạn chế cho người khác sử dụng điện thoại, tránh click vào link lạ…), một số phần mềm an ninh bảo mật hiện nay có thể phát hiện ra các ứng dụng chạy ngầm, phần mềm gián điệp. Bởi vậy, ông khuyến cáo người dùng nên áp dụng biện pháp này để bảo vệ mình.
Về việc chỉ một số điện thoại của Samsung không xóa được Ptracker cài đặt nâng cao, vị chuyên gia này cho biết Android là hệ điều hành mở. Các nhà sản xuất thiết bị thường tùy chỉnh theo thiết kế của mình. Do đó, rất có thể đơn vị Ptracker chỉ tập trung vào một số điện thoại của Samsung mà chưa mở rộng sang các điện thoại Android khác.
Theo Vietnam
Phần mềm theo dõi điện thoại bán nhan nhản, mua dễ như... rau
Ngược với suy nghĩ theo dõi, nghe trộm là lén lút, phần mềm theo dõi điện thoại rao bán công khai và mua dễ dàng. Người bán cho rằng đã cung cấp tiện ích, người mua cho rằng minh bạch khi sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế đó chỉ là sự biện minh cho hành vi phạm pháp.
Chỉ cần vào Google gõ từ khóa "phần mềm gián điệp", "phần mềm theo dõi điện thoại", dễ dàng nhận được hàng trăm nghìn kết quả tìm kiếm. Các phần mềm này được chào bán nhan nhản trên Internet, thích ứng với nhiều hệ điều hành của điện thoại thông minh như Symbian, Android, IOS.
Các trang mạng công khai cho biết, khi điện thoại đã cài đặt phần mềm gián điệp, người sử dụng điện thoại đó, gọi nôm na là "điện thoại mục tiêu", sẽ bị điều khiển từ xa và bị theo dõi bất kì lúc nào, vì phần mềm gián điệp này có khả năng bật camera, webcam, ghi âm tiếng động, theo dõi tin nhắn SMS, ghi âm cuộc gọi hai chiều..., tất cả đều được điều khiển từ xa theo ý muốn của khách hàng và dữ liệu ghi được sẽ gửi về qua hộp thư điện tử.
2 phút là cài xong
Lần theo địa chỉ quảng cáo được chào hàng trên mạng, chúng tôi liên hệ với nhân viên Công ty (Cty) cung cấp phần mềm giám sát Anh Đức, có địa chỉ website "anhducmobi.com" và được nhân viên nhiệt tình hướng dẫn: "Bên em có cả video hướng dẫn cài đặt, nếu không cài được anh cứ gọi cho em để được hướng dẫn, bắt buộc phải cài đặt bằng tay, nhưng thao tác cũng chỉ 2 phút là xong, phần mềm này chạy ẩn, nên chủ nhân của máy đã bị cài đặt cũng không phát hiện ra".
Ngay trong vụ việc Cty TNHH Việt Hồng vừa bị phát hiện, công tác thanh tra cho thấy, chủ sử dụng máy điện thoại muốn thao tác trực tiếp trên máy điện thoại để sử dụng các tính năng của phần mềm thì cần phải khởi động phần mềm bằng cách vào tính năng gọi điện thoại của máy và nhập mã số (là số nhận dạng khách hàng đã được Cty Việt Hồng cấp khi cài đặt phần mềm).
"Thời gian cần thiết để cài đặt phần mềm Ptracker khoảng 3- 5 phút, phụ thuộc tốc độ đường truyền internet. Vì thế, người sử dụng thiết bị có thể bị cài lén trong nháy mắt mà không hay biết gì nếu để điện thoại rơi vào tay người khác trong vài phút" - một chuyên gia công nghệ thông tin nhận định.Phần mềm này được quảng cáo là "phần mềm ngoại" nên "đắt xắt ra miếng", dao động 3 -10 triệu đồng tùy theo gói sử dụng theo năm hay theo quý. Mỗi hệ điều hành lại tương thích với phần mềm khác nhau nhưng phổ biến và dễ cài đặt hơn cả vẫn là hệ điều hành android.
"Nếu cài trên android trong 3 tháng giá là 2,5 triệu đồng, nếu trên IOS giá 3,5 triệu đồng" - một người bán hàng trên trang webspyphonevn.com cho biết. Mức giá của Cty Anh Đức đưa ra là 6-10 triệu đồng/năm. Nếu sử dụng gói cước 3 tháng cũng mất 6 triệu đồng.
Giải thích về sự chênh lệch giá, một nhân viên công ty này cho biết: "Nhiều loại phần mềm lắm anh ạ, có loại có khả năng kích hoạt bật 3G từ xa nhưng nó làm hao pin, và dữ liệu truyền về chậm, nếu tắt 3G hay wifi là chịu chết không ghi được. Còn phần mềm gốc Mỹ và Ấn Độ dung lượng nhẹ, tắt 3G vẫn bí mật ghi lại hoạt động của chiếc máy mình đã cài, khi bật 3G hoặc Wi-Fi sẽ tự động gửi dữ liệu về thư điện tử cho mình".
Người nước ngoài cũng thành nạn nhân
Trên máy chủ của Cty TNHH Việt Hồng, các thông tin riêng của người sử dụng điện thoại được lưu gồm: âm thanh, hình ảnh, video, danh bạ điện thoại, số IMEI của máy cài phần mềm, số điện thoại gọi đến, gọi đi trong máy cài phần mềm, nội dung tin nhắn của máy điện thoại cài phần mềm, lịch sử các trang web người dùng máy đã truy cập, dữ liệu về vị trí của máy điện thoại cài phần mềm.Các tin nhắn lưu giữ tại máy chủ của Cty Việt Hồng có liên quan đến nhiều nội dung như: Thông tin giao dịch giữa người sử dụng dịch vụ điện thoại với ngân hàng, xác nhận tài khoản facebook, viber..., các thông tin nhạy cảm liên quan đến quan hệ nam nữ, các thông tin về giao dịch kinh doanh, thông tin về việc điều khiển từ xa các chức năng của phần mềm có liên quan đến đầu số 8189; đặc biệt trong cơ sở dữ liệu còn lưu trữ nội dung tin nhắn tiếng nước ngoài.
Theo Pháp Luật
Điện thoại nhái Galaxy S4 bị cài sẵn phần mềm gián điệp Star N9500, được sản xuất tại Trung Quốc, bị phát hiện chứa sẵn trojan Uupay.D từ khi chưa mở hộp. N9500 có kiểu dáng giống Galaxy S4 của Samsung. Tuy nhiên, chuyên gia bảo mật của Kaspersky cho hay "thiết bị được cài chương trình gián điệp ngay từ khi sản xuất". Trojan này vờ hoạt động như là kho ứng dụng Google...