Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ và vận hành hồ chứa an toàn
Ngày 1/11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố Bắc Bộ, Trung Bộ theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất để chủ động các biện pháp ứng phó.
Hàng trăm mét khối đất, đá bị sạt lở chiếm trọn con đường tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Sỹ Thắng/TTXVN
Các tỉnh, thành phố Trung Bộ và Tây Nguyên vận hành, điều tiết hồ chứa đảm bảo an toàn hạ du, dành dung tích đón lũ và đảm bảo an toàn công trình.
Các đơn vị nêu trên tổ chức trực ban phòng chống thiên tai 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
Video đang HOT
* Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng 21h30 ngày 1/11 đến 2h30 ngày 2/11, khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa, có nơi mưa vừa, lượng mưa tích lũy phổ biến từ 10-20mm, có nơi trên 40mm.
Cảnh báo: Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.
Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi. Lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá. Người dân cần cảnh giác trước các dấu hiệu xuất hiện lũ quét như mưa lớn nhiều ngày ở vùng thượng lưu, nước sông hoặc suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất… Khi thấy các dấu hiệu trên, người dân cần nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có thể xảy ra lũ quét để đến nơi có vị trí cao hơn; sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền.
Chủ động ứng phó với áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới
Ngày 24/10, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Văn phòng Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành Công điện số 16/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Bà Rịa - Vũng Tàu; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ:
Tin về vùng áp thấp trên Biển Đông. Ảnh: KTTV
Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Ngoại giao; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, và các cơ quan thông tấn, báo chí.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 24/10, vùng áp thấp trên khu vực miền nam Philippines đã đi vào biển Đông. Hồi 9 giờ ngày 24/10, vị trí tâm áp thấp ở cách đảo Song Tử Tây khoảng 330 km về phía Đông Nam. Dự báo đến 9 giờ ngày 25/10, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15 km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Để chủ động ứng phó với áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành thực hiện nghiêm Công điện số 1420/CĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ để ứng phó, khắc phục tình hình mưa lũ và vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên biển Đông; theo dõi chặt chẽ diễn biến của vùng áp thấp, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 12-24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật từ cấp 8) được xác định từ vĩ tuyến 8,5 đến 12,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 113,5 đến 118,0 độ Kinh Đông; trong 24-48 giờ tiếp theo từ vĩ tuyến 9,5 đến 14,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông kinh tuyến 115,5 độ Kinh Đông (khu vực nguy hiểm được điều chỉnh theo diễn biến của áp thấp nhiệt đới tại các bản tin của cơ quan dự báo).
Các bộ, ngành, địa phương tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của áp thấp; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời tình huống xấu có thể xảy ra; kiểm tra hướng dẫn, gia cố lồng bè nuôi trồng thủy sản và neo đậu tầu thuyền tại bến; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hệ thống Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương tăng cường thông tin về diễn biến của áp thấp đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.
Các đơn vị nêu trên tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Các tỉnh, thành từ Quảng Bình đến Bình Định chủ động đối phó diễn biến mưa, lũ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành Công điện số 15/CĐ VPTT gửi các tỉnh, thành phố. Một tuyến đường trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum bị ngập, ngăn cách giao thông ngày 10/9/2021....