Theo dõi các triệu chứng F0 tại nhà
F0 tại nhà cần theo dõi nhịp thở, mạch, nhiệt độ, độ bão hòa oxy… nếu có bất thường cần gọi cho nhân viên y tế để xử trí kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Thành Quân, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành, cho biết trong thời gian cách ly và điều trị Covid-19 tại nhà, người nhiễm và người chăm sóc cần theo dõi các dấu hiệu và diễn biến, kể cả khi bệnh nhân không có triệu chứng.
Để theo dõi hàng ngày, bạn cần chuẩn bị cuốn sổ tay để ghi chép đầy đủ các triệu chứng 2 lần/ngày như nhịp thở, mạch, nhiệt độ, độ bão hòa oxy trong máu – SpO2 (nếu có thể đo), huyết áp (nếu có thể đo) cùng một số triệu chứng khác. Các triệu chứng mệt mỏi, ho, ớn lạnh, gai rét, viêm kết mạch, mất vị giác, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng số lần mỗi ngày, ho ra máu, thở dốc, khó thở, tức ngực kéo dài… Một số người bị đau họng, nhức đầu, buồn nôn, chán ăn…
“Chúng ta ghi chép thời điểm triệu chứng xuất hiện, tự đánh giá, so sánh với các ngày nặng hay đỡ hơn so với ngày trước”, bác sĩ nói.
Nếu có các biểu hiện nặng sau thì cần gọi ngay cho bác sĩ để hỗ trợ:
- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, khò khè, thở rít khi hít vào.
- Nhịp thở tăng. Ở người lớn là từ 21 lần/ phút. Trẻ từ một đến dưới 5 tuổi là từ 40 lần/ phút; Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là từ 30 lần/ phútphút. Lưu ý, khi đếm nhịp thở trẻ em cần đếm đủ trong một phút khi trẻ nằm yên, không khóc. Mỗi một chu kỳ nhịp thở được tính là một lần hít vào thở rara.
- SpO2 dưới 95 % (nếu có máy đo và đo chính xác). Khi phát hiện bất thường cần đo lại lần hai sau lần một từ 30s đến một phút. Khi đó, giữ nguyên vị trí đo, tẩy sơn móng tau trước khi đo.
- Mạch nhanh trên 120 lần/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
- Huyết áp tối đa dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tối thiếu trên 60 mmHg, nếu có thể đo.
- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
- Thay đổi nhận thức, bệnh nhân cảm thấy lú lẫn, ủ rũ, lơ mơ, rất mệt, mệt lả, không ra khỏi giường hoặc trẻ em quấy khóc, lì bì khó đánh thức, co giật.
- Tím môi, tím đầu ngón tay, móng chân, da xanh, nhợt nhạt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
- Không thể uống, trẻ em bú kém hoặc giảm, ăn kém hoặc có thể nôn.
- Trẻ có thể sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngon tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết.
Cuối cùng, khi bạn có bất kỳ lo lắng nào cũng báo ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ và xử trí kịp thời.
Trong video Hướng dẫn cách theo dõi triệu chứng Covid-19 tại nhà , bác sĩ Nguyễn Thành Quân hướng dẫn xử trí với một số dấu hiệu cụ thể như sốt, ho và khi bệnh có biểu hiện diễn tiến nặng.
Garmin nâng cấp tính năng theo dõi sức khỏe trên Venu 2 Series
Garmin nâng cấp tính năng theo dõi sức khỏe, chế độ hỗ trợ tập luyện thể thao trên đồng hồ Venu 2, giúp người dùng duy trì vận động tại nhà.
Garmin ra mắt Venu 2 Series trong thời điểm hầu hết các hoạt động luyện tập tại phòng gym, thể thao ngoài trời bị hạn chế để phòng chống Covid-19. Venu 2 Series bao gồm hai phiên bản Venu 2 với mặt đồng hồ 45 mm và Venu 2S với mặt đồng hồ 40 mm, cùng nhiều tính năng cải tiến.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát mỗi ngày
Việc theo dõi sức khỏe không chỉ phụ thuộc vào cảm giác của cơ thể, mà cần được theo dõi, thống kê với số liệu đầy đủ, khoa học. Theo Garmin, để đảm bảo chất lượng sức khỏe, bên cạnh luyện tập, mỗi người cần chú ý đến thân nhiệt cùng 5 chỉ số quan trọng như nhịp tim, nhịp thở, độ bão hòa oxy trong máu, giấc ngủ và mức độ stress.
Người dùng có thể theo dõi, thống kê các số liệu thể chất đầy đủ bằng đồng hồ Garmin Venu 2 Series.
Nhằm hỗ trợ người dùng, Garmin cải tiến các chức năng này trên dòng sản phẩm mới. Cụ thể, để đo nhịp tim bằng đồng hồ Venu 2 Series, hãng tích hợp công nghệ Garmin Elevate cảm biến nhịp tim quang học với đèn LED chiếu vào da, chiếu sáng mao mạch để phát hiện sự thay đổi của lượng máu, cung cấp dữ liệu tức thời để giám sát sức khỏe.
Venu 2 ghi nhận nhịp thở trung bình theo mỗi phút (brpm) để cảnh báo vấn đề sức khỏe cho người dùng. Theo đó, nhịp thở trung bình của người trưởng thành là 12-20 nhịp mỗi phút (brpm), nếu tốc độ hô hấp của người dùng khi nghỉ ngơi cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình, có thể cho thấy vấn đề về sức khỏe.
Còn độ bão hòa oxy trong máu là chỉ số chính để đo sức khỏe con người, bao gồm cả độ khỏe mạnh của phổi. Tính năng Pulse Ox của đồng hồ thông minh Garmin có thể giúp người dùng theo dõi lượng oxy trong máu suốt 24 giờ.
Với giấc ngủ, Venu 2 có thể tính toán điểm số giấc ngủ, đưa ra lời khuyên cải thiện chất lượng giấc ngủ thông qua ghi nhận sự thay đổi trong nhịp tim, độ bão hòa oxy trong máu, chuyển động cơ thể, phân tích các giai đoạn ngủ (REM, nông, sâu).
Đồng hồ còn phân tích mức độ căng thẳng từ dữ liệu HRV (biến đổi nhịp tim). Khi mức HRV càng thấp, chứng tỏ cơ thể đang căng thẳng cao. Khi đó, đồng hồ sẽ cảnh báo giúp người dùng kiểm soát stress để đảm bảo tinh thần và thể chất đều mạnh khỏe.
Tính năng Health Snapshot cho phép người dùng kiểm tra tổng quát chỉ số sức khỏe trong hai phút.
Bên cạnh khả năng theo dõi chỉ số sức khỏe thông thường, phiên bản Venu 2 còn cập nhật tính năng Health Snapshot mới, giúp người dùng kiểm tra sức khỏe tổng quát sau hai phút đo lường. Đồng hồ có thể đo các chỉ số này không chỉ trong lúc vận động mà cả trong trại thái cơ thể cần phục hồi.
Tổng hợp các thông tin trên, chức năng Body Battery độc quyền của Garmin sẽ cung cấp chỉ số năng lượng hiện tại của cơ thể, trong từng thời điểm, với độ chính xác cao. Nhờ đó, người dùng có thể lên kế hoạch tập luyện hoặc nghỉ ngơi hiệu quả.
Hỗ trợ luyện tập tại nhà
Gamin Venu 2 Series được nâng cấp chức năng hỗ trợ chế độ luyện tập chuyên biệt với hơn 25 môn thể thao tập trong nhà lẫn ngoài trời thông dụng như chạy bộ, HIIT, yoga, cadio, tập tạ, bơi, pilates... Thiết bị giúp người dùng chủ động lựa chọn môn thể thao, mức tập luyện phù hợp với điều kiện sức khỏe.
Đồng hồ thông minh AMOLED GPS Garmin Venu 2 - PT cá nhân có hình ảnh hướng dẫn động tác sống động trên màn hình.
Để người dùng tiếp cận luyện tập, thực hiện chính xác động tác bài tập, đặc biệt với những người lần đầu luyện tập, Venu 2 hỗ trợ bài tập Workout Animation với huấn luyện viên ảo, minh hoạ kỹ thuật, tư thế ngay trên màn hình. Người dùng sẽ tập theo từng động tác mà huấn luyện viên ảo hướng dẫn một cách cụ thể, từng bước một. Người dùng tải ứng dụng Garmin Connect, tự tạo chương trình tập luyện riêng với hơn 1.400 bài tập có sẵn mọi lúc mọi nơi.
Venu 2 còn cung cấp số liệu thống kê hiệu suất tập luyện gồm lượng calories đốt cháy, nhịp tim, vùng cơ bắp chịu tác động khi tập... Thiết bị cũng đưa thông tin hoàn chỉnh để người dùng cải thiện kế hoạch tập luyện, nâng cao sức khỏe.
Venu 2 trang bị tính năng xác định vùng cơ bắp mục tiêu đối với bài tập.
Cùng với thiết kế thời trang, màu sắc đa dạng, Garmin còn nâng cấp thời lượng pin, lên đến 11 ngày đối với phiên bản Venu 2 và 10 ngày với phiên bản Venu 2S ở chế độ smartwatch. Garmin kỳ vọng, đây sẽ là thiết bị đồng hành trong mọi chuyển động của người dùng, giúp người dùng theo dõi chỉ số sức khỏe, luyện tập hàng ngày mà không lo âu về thời lượng pin.
5 điều bạn chớ bao giờ nên làm sau buổi chạy bộ Có 5 thói quen phổ biến sau khi chạy bộ mà bạn phải tránh để không phá hỏng nỗ lực tập luyện của bạn, theo Times of India. Nghỉ ngơi sau một buổi chạy dài là điều quan trọng để đưa nhịp tim và nhịp thở trở lại bình thường - SHUTTERSTOCK 1. Không ăn, uống sau buổi chạy Quy tắc cơ bản...