Theo dấu buôn lậu vùng biên
Trong những ngày cận tết, hàng lậu vẫn ầm ầm đổ vào Việt Nam ở ngõ biên giới Campuchia. Phóng viên Tuổi Trẻ đã theo sát những cung đường buôn lậu.
Hàng lậu được cửu vạn chuyển từ ghe thuyền lên các kho đặt tại sát biên giới Campuchia để rồi tuồn qua Việt Nam – Ảnh: Quang Vinh
Hàng lậu vẫn được vận chuyển ngày đêm vào nội địa với số lượng lớn. Ban ngày, hàng hóa nhiều chủng loại được tập kết ở bên kia biên giới Việt Nam – Campuchia như một thương cảng. Ban đêm, từng tốp xuồng ghe quét đèn pin nối nhau đưa hàng trăm bao đường cát Thái, thuốc lá vào khu dân cư.
Một bãi lên xuống hàng hóa nông sản tại khu vực bên kia biên giới Campuchia, giáp ranh thị trấn Long Bình (An Phú, An Giang), để chuyển vào Việt Nam
Chở xe đạp lậu từ chợ gò Tà Mâu ( xã Pund Xang, huyện Praychusa, tỉnh Tà Keo, Campuchia) qua biên giới vào xã Vĩnh Nguơn (TP Châu Đốc)
Video đang HOT
Một nữ xe thồ chở hàng lậu băng ven đồng lúa qua ấp Vĩnh Chánh 1, Châu Đốc
Khoảng 23g ngày 15-1-2014, từng tốp xuồng chở hàng từ bờ kênh biên giới đưa vào khu dân cư ven kênh Vĩnh Tế và từ đây trong nháy mắt, lượng hàng lậu được đội quân cửu vạn chở đi tẩu tán. Để tìm hiểu về đường đi của hàng lậu, chúng tôi đã qua chợ gò Tà Mâu, giáp biên giới xã Vĩnh Nguơn, TP Châu Đốc. Đây là điểm trung chuyển hàng hóa thuộc loại lớn nhất miền Tây.
Lực lượng biên phòng An Giang chặn một chiếc xuồng chở thuốc lá lậu trên kênh Đê Biên Giới, xã Vĩnh Nguơn, Châu Đốc
Một chiếc xuồng chở đường cát lậu chạy hết tốc độ trên kênh Vĩnh Tế (huyện Tịnh Biên, An Giang)
Ghe chở thuốc lá ngoại vào kênh Ma Nhon, sau đó được tập kết ở chợ gò Tà Mâu đợi thời cơ tuồn vào Việt Nam
Trên dòng kênh Ma Nhon xuyên qua chợ gò thường xuyên có nhiều ghe trọng tải lớn chở đầy đường cát, thuốc lá ngoại, xe đạp cũ… Khi có ghe cập bến, chợ gò Tà Mâu lại sôi động khác thường. Hàng trăm lao động bốc vác vận chuyển hàng hóa lên kho ém hàng hay chất đống phủ bạt để chờ cơ hội. Đặc biệt, chuyện buôn lậu còn tinh vi hơn khi dùng bao bì đường cát trắng của Minh Long để chứa đường ngoại có giá rẻ hơn. Chuyện “hồn Trương Ba, da hàng thịt” này đã được hải quan phát hiện nhưng xem ra kiểm tra không xuể.
Thủ thuật của dân buôn lậu ở chợ gò Tà Mâu là đổ đường Thái Lan vào những bao mang nhãn hiệu Việt Nam rồi mang qua biên giới. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, lượng đường lậu vào nội địa chiếm 30-40% thị phần trong nước
Đường lậu được ‘khoác áo’ mới mang nhãn hiệu Việt Nam và đưa lên xe tải tại một điểm trên đường Cử Trị, TP Châu Đốc. Một bao đường lậu bên kia biên giới giá 575.000 đồng, khi về Việt Nam bán lời khoảng 18.000 đồng
Theo Tuổi Trẻ
Thương bé trai sinh ra không có chân tay
Sau khi sinh 1 bé trai không có hai chân hai tay, sản phụ ở ấp Phú Hiệp, xã An Phú, huyện Tịnh Biên (An Giang) cho biết không mong cháu làm được gì kỳ tích như Nick Vujicic và sẽ làm hết mọi việc để bù đắp cho cháu.
Theo đó, ngày 8/11, chị Trần Thị Kim Tây ở ấp Phú Hiệp, xã An Phú, huyện Tịnh Biên (An Giang) sinh mổ bắt đứa con đầu lòng tại BV Đa khoa khu vực An Giang (TP Châu Đốc). Ca phẫu thuật thành công, bé trai - đứa con đầu lòng của chị Tây nặng 2,5 kg rất bụ bẫm, tuy nhiên bé không có hai tay và hai chân.
Bà Nguyễn Thị Rẩy, mẹ chồng chị Tây, buồn bã cho biết: "Vợ chồng thằng Ton (Lê Văn Ton - chồng chị Tây) cưới nhau cách đây ba năm. Lần có thai đầu tiên, con dâu tui bị té sẩy thai. Bởi vậy, đến lần có thai này giữ được cháu, gia đình tui mừng lắm, chỉ tiếc là cháu nó lại không có chân tay".
Ngoài ra, bà Rẩy cho biết, vì sợ chị Tây sốc khi nhìn thấy đứa con đầu lòng không chân tay nên ngay sau khi sức khoẻ bé ổn định, bà Rẫy đã đưa cháu nội về nhà chăm sóc. Riêng chị Tây vẫn còn nằm lại ở bệnh viện để các bác sĩ chăm sóc do sức khoẻ chị chưa hồi phục hẳn.
Đến giờ này, chị Tây vẫn chưa được nhìn thấy mặt bé
Trao đổi với PV Dân trí, chị Tây cho biết: "Khi mang thai đến tháng thứ 5 chị có đến bệnh viện thị trấn Nhà Bàng (huyện Tịnh Biên) và cả bác sĩ tư (bác sĩ Liên) khám nhưng không phát hiện gì. Đến tháng thứ 8 tui đến bác sĩ Liên khám, bác sĩ cho biết bé bị dị tật, không có 2 chân và 2 tay và bảo tui đến bệnh viện Đa khoa khu vực An Giang khám lại lần nữa. Tui cũng đến đây khám và kết quả cũng y như bác sĩ Liên nói. Lúc đó có nhiều người bàn tán, bảo tui bỏ cháu nhưng tui không nỡ nên quyết định sinh bé!".
Ngoài ra chị Tây còn cho biết, đến giờ này chị vẫn chưa thấy được mặt bé và cũng chưa đặt tên cho bé do chồng chị đi làm chưa về. Theo chị Tây trong mấy ngày qua các bác sĩ, y tá ở bệnh viện nhiệt tình hướng dẫn chị trong việc nuôi dưỡng bé, nhất là chú ý các vật dụng như quần áo, chăn màn,... không đè lên mũi bé. Ngoài ra ở giai đoạn bé biết lật, trườn,...do bé thiếu hai tay, hai chân nên gia đình cần chú ý đến bé để hỗ trợ bé khi cần thiết.
Khi đưa bé về nhà có nhiều người hiếu kỳ đến xem. Riêng chị Tây thì đang lo không biết vay hỏi ai để có số tiền 4 triệu đồng đóng viện phí khi xuất viện.
"Vợ chồng tui chưa nghĩ tới việc cháu nó làm được việc gì kỳ tích như anh người Úc gì đó (Nick Vujicic - PV), chỉ mong con nó khoẻ mạnh. Tuy nhiên, vợ chồng tui cố gắng làm hết mọi việc để bù đắp sự "thiếu hụt" cho cháu, nhất là làm thế nào để cho cháu ý chí sống mạnh mẽ khi cơ thể cháu khiếm khuyết cả tay và chân", chị Tây chia sẻ.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí gia đình chị Tây và anh Ton thuộc hộ nghèo, quanh năm hai vợ chồng chị Tây sống bằng nghề đặt dớn bắt cá sinh sống. Hiện tại, ngoài nỗi buồn khi biết đứa con trai đầu lòng không có tay chân, chị Tây còn đau đáu nổi lo tiền viện phí (hơn 4 triệu đồng - PV) và tiền sữa, tã,... sắp tới cho bé, chẳng biết liệu thế nào.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Miền Bắc tăng nhiệt, triều cường còn "hoành hành" ở miền Nam Không khí lạnh tác động đến miền Bắc suy yếu dần khiến nền nhiệt toàn miền tăng dần những ngày tới. Lũ trên các sông Nam Bộ còn diễn biến phức tạp. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hôm nay (22/10) các địa phương miền Bắc bắt đầu tăng nhiệt nhẹ, do không khí lạnh tác...