Theo chuyên gia tâm lý, trong nhà đứa con nào hay làm cha mẹ bực mình và hay bị mắng chính là đứa giống bố mẹ nhất
Có đôi khi đứa con bướng bỉnh khiến bạn muốn điên đầu và bạn kêu trời rằng sao tôi lại sinh ra một đứa không giống ai như thế này. Thực tế thì chuyên gia chỉ ra rằng chính đứa trẻ đấy lại giống bố mẹ nhất.
Không ít bậc cha mẹ thường nổi nóng khi con mắc sai lầm và không chịu nghe lời khuyên. Nhiều người kêu ca, nếu con giống mình thì đã ngoan ngoãn hơn nhưng sự thật thì ngược lại. Nghiên cứu chỉ ra, chính những đứa trẻ hay làm cha mẹ bực mình là những đứa trẻ giống bố mẹ nhất. Điều này thường xuyên bị bố mẹ phủ nhận bởi hiện tượng “ tâm lý phóng chiếu” trong tâm lý học.
“Tâm lý phóng chiếu” là gì?
“Tâm lý phóng chiếu” (Psychological projection) là một cơ chế bảo vệ mà con người sử dụng trong tiềm thức để đối phó với những tâm trạng, cảm xúc khó khăn. Tâm lý phóng chiếu được hiểu đơn giản là việc “phóng chiếu” những cảm xúc không mong muốn lên người khác, thay vì thừa nhận hoặc xử lý chúng.
Điều này là bởi sự chấp nhận cảm xúc đôi khi khiến con người lo lắng, căng thẳng. Việc không tự chịu trách nhiệm về các khía cạnh tiêu cực có thể khiến chúng ta khó cải thiện và khắc phục bản thân. Với một số người, họ quyết định chuyển, “đổ” cảm xúc của mình sang người khác để cảm thấy dễ chịu hơn và không phải đối mặt với thực tế.
Trẻ em thường bắt chước hành vi của cha mẹ
Theo nhà tâm lý học, Chuyên gia về tuổi thơ, tuổi trẻ và gia đình người Tây Ban Nha, Marta Segrelles, thái độ của con thừa hưởng nhiều từ cha mẹ. Từ giai đoạn thơ ấu, con đã quan sát các hành động của người lớn trong nhiều tình huống khác nhau. Trong giai đoạn niên thiếu, tính cách của con bắt đầu được thiết lập và dần “noi theo” mọi hành vi của bố mẹ từ cách nói chuyện, cách phản ứng, thậm chí là cảm xúc cá nhân…
Thực tế, nhiều người thường nhìn lại quá khứ và không hài lòng với các quyết định của bản thân. Vậy nên khi làm cha mẹ, họ muốn thay đổi những tiếc nuối của mình thông qua con cái.
Từ giai đoạn thơ ấu, trẻ rất chú ý quan sát các hành động của người lớn.
Khi con mắc lỗi tương tự, bố mẹ sẽ tự động muốn sửa để con không “đi vào vết xe đổ” của mình. Đôi khi sự can thiệp quá thô bạo khiến con khó chịu, dẫn đến cãi vã. Con thì hậm hực vì bị tổn thương. Bố mẹ thì bực bội vì con không chịu nghe lời, “không giống mình”.
Video đang HOT
Trong khi thực chất, chính vì giống bố mẹ nên con mới có những sai lầm, phản kháng đó. Đứa trẻ càng hay cãi lời và làm bố mẹ bực mình lại càng là đứa trẻ giống bố mẹ nhất!
Bố mẹ cần làm gì để giải quyết xung đột với con?
Theo nhà tâm lý học Segrelles, bố mẹ cần tự giải quyết những cảm xúc tiêu cực của mình trước, sau đó mới có thể giúp đỡ, sửa lỗi cho con. Tuy nhiên ngay cả khi làm được việc này thì bố mẹ cũng cần nhớ rằng, con là một cá thể độc lập. Con cần được trải nghiệm, tự đưa ra quyết định và mắc lỗi để có thể học tập từ chính những sai lầm. Nếu con lặp lại sai lầm của mình, bố mẹ cần làm những điều sau:
- Cố gắng nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và đặt mình vào vị trí của con trước khi phán xét.
- Chú ý từ ngữ và giọng điệu khi nói chuyện với con. Không nên lên giọng hay dùng những từ quá gay gắt.
- Nếu con không nghe lời khuyên, hãy thật bình tĩnh. Hãy nhớ lại bản thân bạn cũng từng có những giây phút “cứng đầu” như thế.
- Nếu cuộc tranh luận với con quá gay gắt và làm tổn thương đến cảm xúc hai bên thì hãy dừng lại.
- Hãy kiểm soát thật tốt cảm xúc của bạn. Bố mẹ càng bình tĩnh thì cuộc nói chuyện sẽ càng êm đẹp hơn.
- Hãy dành thật nhiều thời gian để tâm sự và lắng nghe con. Bên cạnh đó, cùng con xây dựng những kỷ niệm đẹp, ấm áp tình cảm gia đình.
Theo Trí Thức Trẻ
Những biểu hiện cho thấy ông bà đang nuông chiều và dạy hư cháu, bố mẹ cần có biện pháp can thiệp ngay lập tức
Vì nghĩ mình có nhiều kinh nghiệm nên nhiều ông bà đôi khi can thiệp quá mức vào việc dạy dỗ con của các bố mẹ.
Được ở bên ông bà là điều tuyệt vời trong ký ức tuổi thơ của mỗi người. Bởi ông bà luôn yêu thương, chiều chuộng và bao bọc cháu nhiều nhất có thể.
Tuy nhiên, có một điều chúng ta phải thừa nhận. Đó là đôi khi sự nuông chiều của ông bà chính là nguyên nhân khiến trẻ trở nên hư. Bên cạnh đó, nhiều ông bà không tôn trọng cách dạy nuôi con của bố mẹ, luôn cố gắng dành cháu về phía mình và phản đối ý kiến nuôi dạy của bố mẹ.
Dưới đây là những biểu hiện cho thấy ông bà đang can thiệp quá sâu vào cách nuôi dạy con mà các bậc cha mẹ cần nắm rõ, từ đó sớm có biện pháp can thiệp:
1. Tìm cách làm suy yếu vai trò của bố mẹ trong mắt con cái
Với tư cách là những người đi trước, ông bà thường hạ thấp vai trò của bố mẹ xuống để nâng cao mình lên trong mắt cháu. Do đó, ông bà sẽ không bao giờ tuân theo các quy tắc và ranh giới mà bố mẹ đã đặt ra cho con, cũng như biến những thói quen mà bạn đã dày công rèn luyện cho con thành một mớ hỗn độn.
2. Can thiệp vào cách nuôi dạy con của bạn
Nếu thỉnh thoảng ông bà góp ý kiến vào việc nuôi dạy con của bạn thì sẽ chẳng có vấn đề gì. Nhưng nếu sự việc này xảy ra thường xuyên khiến mọi quy tắc bạn đưa ra liên tục bị phá vỡ thì đây chính là kiểu "ông bà độc hại". Họ luôn nghi ngờ các quyết định của bạn đều không tốt cho cháu và họ sẵn sàng tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình.
3. Làm cho con cháu cảm thấy có lỗi với ông bà
Ông bà độc hại thường sử dụng chiến thuật giận dỗi để con cháu làm theo ý mình. Chẳng hạn như: "Cháu không thơm là bà buồn, bà khóc đấy", hay " Thôi được rồi, anh/chị không cần phải lo cho tôi nữa, tôi sẽ tự lo cho mình"... Đây là một phương thức gây áp lực khiến con cháu cảm thấy có lỗi khi không thực hiện điều ông bà muốn. Từ đó, bạn hoặc con bạn phải suy nghĩ lại.
4. Ông bà thường kể công
Một cách khác để "ông bà độc hại" có thể thao túng con cháu của mình. Đó là thường xuyên kể công. Chẳng hạn như: "Ngày xưa họ bố mẹ nuôi con vất vả như thế nào, chăm sóc ra làm sao, hy sinh mọi thứ chỉ mong con nên người...".
Hay: "Bà đã chăm cháu ngay từ thuở mới lọt lòng. Bố mẹ cháu đi làm, một tay bà bế bồng lo cho cháu từng miếng ăn giấc ngủ...". Mục đích của việc kể lể này là mong con cháu tự thấy bản thân mình là người ích kỷ, vong ơn bội nghĩa mà chiều chuộng theo ý của họ.
5. Cố gắng "mua" tình yêu và sự chú ý của cháu
Tặng quà thường xuyên cho cháu là phương thức được "ông bà độc hại" sử dụng triệt để nhằm thu hút sự chú ý cũng như tình yêu của cháu mình. Ông bà không quan tâm bạn có đồng ý với việc làm này hay không, bởi mối bận tâm của họ là cố gắng thao túng bạn và con bạn bằng quà tặng.
6 . Ông bà thích so sánh những đứa cháu với nhau
Nếu ông bà thường xuyên mang một đứa cháu ra làm tiêu chuẩn để "cân đong đo đếm" những người cháu còn lại thì đây là dấu hiệu của "ông bà độc hại". Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể riêng biệt và mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Sẽ thật không công bằng khi ông bà nói: "Cháu không thông minh bằng chị rồi", hay "Thế thằng em học giỏi hơn thằng anh à?".
7. Tự cho mình quyền quyết định thời gian của cháu
Trong suy nghĩ của "ông bà độc hại", họ luôn muốn mình chiếm ở vị trí số 1 trong lòng cháu, Họ không muốn chia sẻ thời gian của cháu với bất kỳ ai. Họ cũng tự cho mình quyền quyết định về thời gian biểu của trẻ mà không cần hỏi ý kiến của bố mẹ hoặc cháu.
Ông bà có như thế nào thì cũng vẫn là ông bà. Tuy nhiên, nếu sống mãi trong những hành động áp đặt, thao túng thì cả bố mẹ và con cái đều sẽ cảm thấy khó chịu. Để tốt cho con, bố mẹ cần có những biện pháp can thiệp như sau:
- Nói chuyện với ông bà về cảm xúc của bạn khi ông bà thường xuyên có cách cư xử không đúng. Đồng thời bố mẹ chỉ cho ông bà thấy những ảnh hưởng xấu mà mình và cháu phải chịu
- Thông báo cho ông bà biết về chế độ ăn kiêng, thời gian biểu trong ngày của con và những món đồ con không được phép mua hay nhận để ông bà không phạm vào những điều này.
- Chân thành lắng nghe ý kiến của ông bà, sau đó giải thích cho họ hiểu vì sao bạn phải phản đối. Đừng quên cảm ơn ông bà vì tình yêu và sự quan tâm của họ đối với con cháu.
Theo toquoc
Con nghỉ học vì dịch corona, cha mẹ phải làm gì nếu trẻ ở nhà một mình Giúp trẻ hiểu về dịch, biến việc nhà thành trò chơi, sắp xếp lịch học tập vui chơi hợp lý là những điều các bậc phụ huynh cần lưu ý. Giúp cho trẻ hiểu về dịch, tránh hoảng sợ: Trước hết, cha mẹ cần cùng trẻ tìm hiểu về virus, cơ chế lây bệnh và phương pháp phòng tránh. Ngoài dạy cho trẻ...