Theo chồng đi lừa kiểu “thôi miên”
Huy và Minh từng có tiền án về tội lừa đảo, còn Hiền vợ Huy là “theo chồng vào cuộc chơi” đã hình thành một nhóm lừa đảo chuyên nghiệp, sử dụng kiểu bán hàng “ thôi miên” để chiếm đoạt của những người nhẹ dạ ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Hai đối tượng bị bắt là Lê Thị Bích Hiền và Đoàn Thị Minh.
Ngày 14/4, Thượng tá Vũ Trường Giang, Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an tỉnh Hà Giang cho biết đang củng cố hồ sơ để ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Chí Huy, 42 tuổi, trú tại phường Cát Bi (Hải An, Hải Phòng) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Đoàn Thị Minh, 48 tuổi, trú tại Khu công nghiệp Quán Toan (An Dương, Hải Phòng) và Lê Thị Bích Hiền, 30 tuổi, vợ của Huy cùng với tội danh trên. Các đối tượng này đã hình thành một nhóm lừa đảo chuyên nghiệp, sử dụng kiểu bán hàng “thôi miên” để chiếm đoạt của những người nhẹ dạ ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
9h30″ ngày 23/2, tại cửa hàng bán phụ kiện điện nước của gia đình chị Nguyễn Thị Lan, 36 tuổi, ở thị trấn Yên Phú (Bắc Mê, Hà Giang) có một phụ nữ trẻ đi xe đạp đến hỏi mua vòi hoa sen. Đó là đối tượng Lê Thị Bích Hiền. 5 phút sau, Nguyễn Chí Huy đạp xe đến, vào cửa hàng hỏi chị Lan: “Chị ơi, chị có mua nước hoa không?”. Khi chị Lan trả lời không mua, Huy quay ra sân đứng. Lúc đó, Hiền liền hỏi chị Lan: “Chị ơi, nó bán cái gì đấy?” và nhờ chị Lan gọi hộ Huy vào cho mình mua nước hoa. Khi Huy mang một lọ nước hoa ra cho chị Lan, Hiền xem và bảo “cái này do chị gái tôi ở nước ngoài thường gửi về” thì Đoàn Thị Minh xuất hiện, đi vào cửa hàng và cùng xem nước hoa.
Minh giả vờ suýt xoa kể: “Loại nước hoa này tốt lắm, hôm nọ tôi vừa mua giá 1,8 triệu đồng đấy”. Hiền trả giá 800 ngàn đồng và mua lọ nước hoa của Huy. Huy nói về nhà lấy thêm hàng…”chị gái gửi từ nước ngoài về” đến bán tiếp cho Hiền.
Video đang HOT
Một lúc sau, Hiền, Huy lần lượt quay lại. Huy mang một ba lô vào mở, nói mang nhầm ba lô đựng toàn nước hoa giống loại vừa bán. Hiền vẫn nhận mua luôn tất cả 60 lọ với giá 48 triệu đồng. Minh nói rằng, Hiền mua lãi được nhiều thì phải chi màu cho chủ nhà vì “lộc đến nhà người ta”. Hiền đồng ý, lấy tiền của mình chi cho chị Lan 3 triệu đồng tiền phần trăm. Sau đó, Hiền nói không mang tiền, bảo Huy đi cùng về nhà lấy. Huy không chịu đi nên Hiền đành nhờ chị Lan cho vay tạm một số tiền (25 triệu đồng) để ứng cho Huy trước.
Chứng kiến việc đó, chị Nguyễn Thị Hương, em gái chị Lan, thấy bất thường liền chỉ tay vào nhóm đối tượng và hô: “bọn này là lừa đảo “thôi miên” đấy”. Như bừng tỉnh, chị Lan liền giật lại số tiền 25 triệu đồng của mình từ tay Huy. Thấy bị phát hiện, Hiền cũng đòi lại số tiền 3 triệu đồng đã chi cho chị Lan, rồi cả bọn phóng xe đạp về chỗ một chiếc xe ôtô nhãn hiệu Toyota loại 16 chỗ ngồi đang đỗ. Chúng cho xe đạp lên ôtô, chiếc ôtô chở nhóm lừa đảo nổ máy bỏ trốn thì bị lực lượng chức năng và quần chúng truy đuổi, bắt giữ. Đoàn Thị Minh và Lê Thị Bích Hiền bị bắt giữ tại trận, còn Nguyễn Chí Huy đã nhanh chân chạy trốn.
Thực ra, chỉ có Lê Thị Bích Hiền mới “theo chồng vào cuộc chơi”, chứ cả Đoàn Thị Minh và Nguyễn Chí Huy từng có nhiều tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bọn chúng cùng Lê Thị Minh, cũng là một siêu lừa ở đất Cảng đi dọc nhiều tỉnh ở miền Bắc gây án theo kiểu “bán hàng thôi miên” trên. Chúng đã từng gây án tại Thái Bình, Yên Bái.
Mới đây, vào tháng 4/2008, Đoàn Thị Minh, Nguyễn Chí Huy và Lê Thị Minh, đối tượng có đến 4 tiền án, tiền sự gây ra phi vụ lừa đảo theo kiểu trên tại huyện Mai Sơn (Sơn La)…
Theo CAND
Bị lừa mất hơn 30 triệu mà không hiểu vì sao
Động tác ăn cắp tiền chỉ diễn ra trong gang tấc, khi chị Lan mở ví ra rồi u mê, không biết gì nữa.
Theo lời chị Lan, khi chị vừa lấy ví tiền ra thì nhóm người ngoại quốc bỗng đứng phắt lên. Sau đó, chị thấy người lâng lâng rồi hoàn toàn không biết gì nữa. "Hoàn hồn" lại chị phát hiện mình bị mất hơn 30 triệu mà "không hiểu vì sao".
Sự việc xảy ra vào khoảng 18h ngày 19/12, tại Trung tâm ngoại ngữ khu vực Bách Khoa (Hà Nội). Khi chị Vũ Tuyết Lan đang trực tại trung tâm, có 3 người nước ngoài gồm một đàn ông khoảng 30 tuổi, một phụ nữ ngoài 20 tuổi dắt theo cháu nhỏ chừng 2 tuổi đến xin dạy tiếng Anh mà trung tâm đang đăng tuyển. Họ giới thiệu đến từ nước Ý, nhưng theo chị Lan đoán rằng: Nghe chất giọng giống người Ấn Độ hơn.
Trao đổi với PV, chị Lan vẫn nhớ như in: Cô gái khá xinh, xỏ khuyên ở cánh mũi. Chị Lan đặc biệt ấn tượng với cô gái bởi phong cách ăn mặc cầu kỳ. Còn người đàn ông hơi thấp, tóc xoăn, mặt mũi khá sáng sủa. "Sau thời gian nói chuyện thân tình, tôi cảm thấy quý mến và tin tưởng họ. Tôi đề nghị nếu họ muốn xin việc thì phải gửi cho tôi CV. Họ xin địa chỉ công ty, tên của tôi và xin namecard. Sau đó, họ rút tiền ra và nhờ tôi đổi tiền lẻ".
Không một chút nghi ngại, chị Lan mở ngăn kéo bàn, lấy ra chiếc ví đựng tiền mà trước đó ít phút chị vừa thu học phí của học sinh. Chiếc ví có ba ngăn, mỗi ngăn đựng một khoản tiền riêng bao gồm ngăn tiền Việt, tiền USD và tiền lẻ. Theo lời chị Lan: Khi chị vừa rút ví tiền ra thì bỗng nhiên người đàn ông và cô gái đứng phắt lên. Chị chưa kịp phản ứng gì bỗng thấy người lâng lâng rồi hoàn toàn không biết gì nữa. Trong khi trong văn phòng lúc đó không có ai.
"Cũng may, người đồng nghiệp của tôi lúc đó ra về. Thấy có người, cả 3 người nhanh chóng bước ra cửa", chị Lan kể. Sau khi họ đi, chị Lan còn ngẩn ngơ đi theo họ ra tới cửa rồi như người mất hồn rồi mới quay vào bàn làm việc và thấy chiếc ví mở hớ hênh để trên mặt bàn. Vài phút sau đó, chị vẫn chưa hoàn toàn tỉnh lại. Vẫn không hề biết mình mất tiền cho tới khi người đồng nghiệp giục chị kiểm tra túi tiền, chị mới "ngã ngửa" khi thấy số tiền ở 1 ngăn "không cánh mà bay", tổng thiệt hại khoảng 30 triệu đồng.
Chị cho biết, trừ thời gian nói chuyện với họ, thời gian chị bị thôi miên khoảng 10 phút, thời gian lấy tiền có lẽ chỉ trong tích tắc.
Khoảng 2 tuần sau đó, "ngựa quen đường cũ", 3 người lạ mặt này vẫn quay lại trung tâm, nhìn qua lớp kính của cửa ra vào không thấy chị Lan ở đó, họ mạnh dạn xô cửa và đặt vấn đề đổi tiền lẻ mà không cần vòng vo hỏi xin việc như lần đầu tiên. Rất may, người đồng nghiệp của chị Lan hôm trước đã nghi ngờ và từ chối "không đổi" rồi nhanh chóng lấy điện thoại gọi cho chị Lan. Thấy động tĩnh, cả ba nhanh chóng ra ngoài, lên xe Nouvo đen chạy đi.
Nhiều ngày sau, những người trong trung tâm của chị Lan vẫn không ngớt xôn xao về chuyện này. Mặc dù không biết nguyên do từ đâu và cách thức thôi miên như thế nào, nhưng sau vụ lừa đảo này, chị Lan nhắn nhủ mọi người: Trong những trường hợp nhờ đổi tiền như thế nên từ chối ngay từ đầu.
"Còn để kháng cự việc bị thôi miên, tôi nghĩ là rất khó vì nếu tình huống đó xảy ra 1 lần nữa, tôi cũng không biết phải làm thế nào. Vì vậy, tốt nhất nhân viên thu ngân hay nhân viên tính tiền ở các cửa hàng, siêu thị không nên ở một mình, vì theo tôi được biết, họ chỉ tập trung thôi miên được 1 người", chị Lan nói.
Chị cũng đã trình báo sự việc cho Công an phường Đồng Tâm và Công an phường Bách Khoa. Tuy vậy, chị biết: Rất khó tìm ra thủ phạm và lấy lại số tiền đã mất nhưng "tôi chỉ hi vọng có thể cảnh báo và nêu cao cảnh giác", chị Lan nhắc nhở.
TS. Vũ Thế Khanh, Tổng GĐ Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu về các khả năng đặc biệt cùng với Viện Khoa học Hình sự Bộ Công An, trung tâm bảo trợ văn hóa kĩ thuật truyền thống, cho biết: Việc bị lừa tiền do thôi miên chỉ là giả thiết rất có thể xảy ra, bởi trên thực tế, nhiều người có khả năng thôi miên. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng: Trường hợp của chị Lan chưa đủ căn cứ khoa học để khẳng định do thôi miên hay xảo thuật. "Bản thân tôi cũng đã từng nghe một số "nạn nhân" gặp tình huống lừa đảo tương tự nhưng chưa tận mắt chứng kiến việc làm sai trái này, mặc dù, là một nhà nghiên cứu, tôi hiểu rất rõ về thuật pháp của thôi miên", TS. Vũ Thế Khanh nói.
TS.Khanh cũng nhấn mạnh: Nếu đây là một vụ lừa đảo đã được lên kế hoạch, có kịch bản trước thì dắt theo cả con nhỏ 2 tuổi để thực hiện phi vụ là việc làm táo. Hơn nữa, dù không phải ruột thịt, việc đưa một đứa trẻ từ nước ngoài sang Việt Nam cũng không dễ dàng bởi riêng khâu xuất nhập cảnh, quản lý về pháp luật của người ngoại quốc rất chặt chẽ và khó khăn. Vì vậy, theo TS.Khanh, không ngoại trừ khả năng chị Lan trong một phút lơ đễnh đã bị lấy tiền bằng thủ pháp bình thường nhất chứ không phải do thôi miên.
Theo VTC
Vụ lừa đảo theo kiểu "thôi miên" Nhân viên cửa hàng Minh Men đang kể lại sự việc. Với chiêu thức vào các cửa hàng lớn tiếp cận nhân viên bán hàng và hỏi mua một cách dồn dập nhằm "che mắt" người bán, tội phạm lừa đảo đã lấy đi nhiều tài sản có giá trị. Tuy nhiên, thay vào việc đề cao cảnh giác nhiều người lại đổ...